Ảnh tư liệu: Đập tan âm mưu đảo chính giữa lòng Hà Nội

VOV.VN - Năm 1946 quân Tưởng rút đi, Quốc dân đảng nhanh chóng xúc tiến kế hoạch đảo chính lật đổ Chính phủ Hồ Chí Minh. An ninh Việt Nam đã đập tan âm mưu này.

Mô hình thu nhỏ của trụ sở Sở Công an Bắc Bộ (năm 1946), nay là Sở Công an Hà Nội nằm trên đường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Ngay sau Cách mạng tháng Tám, quân đội Tưởng Giới Thạch (Trung Hoa Dân quốc) ùa vào miền Bắc Việt Nam với mưu đồ “Diệt cộng, cầm Hồ”. Trong ảnh là băng đeo tay của lính Tưởng.
Quân Tưởng làm chỗ dựa cho nhiều tổ chức phản động người Việt. Quốc dân đảng Việt Nam (ở Trung Quốc) còn gọi là Đại Việt Quốc dân đảng (ở Việt Nam) là 1 thế lực như thế.
Các lãnh tụ khét tiếng của Việt Nam Quốc dân đảng: Vũ Hồng Khanh (trái) và Trương Tử Anh.
Thủ lĩnh đảng Việt Cách - Nguyễn Hải Thần (trái), và một thủ lĩnh khác của Quốc dân đảng (Việt Nam) - Nguyễn Tường Tam. Nguồn ảnh (được chụp lại) do ngành công an cung cấp.
Cờ của nhóm “Thần lôi đoàn”. Đây là một nhóm thuộc Quốc dân đảng (Việt Nam), chuyên bắt cóc tống tiền và ám sát cán bộ của ta. Hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng Công an Nhân dân.
Cờ của nhóm “Thiết huyết đoàn” - một nhóm bạo lực khác của Quốc dân đảng, tương tự “Thần lôi đoàn”.
Một số trụ sở của Quốc dân đảng tại Hà Nội trong năm 1946. Sau nước cờ 6/3, quân Tưởng buộc phải rút hết về nước vào tháng 6/1946. (Ảnh chụp lại ảnh tư liệu của ngành công an).
Quần chúng nhân dân đã thông báo cho cơ quan an ninh về hoạt động của lực lượng Quốc dân đảng Trung Quốc ở cơ sở Ngũ Xã, Hà Nội.
Các chiến sĩ trinh sát của lực lượng an ninh Việt Nam non trẻ trong buổi đầu thành lập. Qua công tác nắm tình hình, ta biết được Quốc dân đảng có âm mưu đảo chính. (Ảnh chụp lại ảnh tư liệu tại Bảo tàng Công an Hà Nội).
Sáng sớm ngày 12/7/1946, một đơn vị công an Việt Nam bí mật đột nhập trụ sở Quốc dân đảng ở 132 phố Duvigneau (nay là Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội). (Ảnh chụp lại ảnh tư liệu tại Bảo tàng Công an Hà Nội).
Trong đợt đột kích này, công an Việt Nam bắt nhiều tên phản động, thu toàn bộ vũ khí, truyền đơn, đặc biệt là kế hoạch đảo chính lật đổ chính phủ Hồ Chí Minh, do Trương Tử Anh soạn thảo.

Trên cơ sở tài liệu thu được, Sở Công an Bắc Bộ cử 1 đội trinh sát đặc biệt đến bắt giữ các đối tượng cầm đầu của Quốc dân đảng tại số 7 Ôn Như Hầu, gần hồ Thiền Quang, Hà Nội.
Sáng 12/7/1946, công an Việt Nam khám xét hàng loạt trụ sở công khai và bí mật của Quốc dân đảng, đặc biệt là tổng hành dinh của chúng ở phố Ôn Như Hầu (nay là phố Nguyễn Gia Thiều).
Chiến dịch tổng trấn áp ngay sau đó trên toàn quốc đã làm phá sản âm mưu đảo chính của Quốc dân đảng mà chúng định tiến hành vào ngày Quốc khánh Pháp (14/7/1946).
Việc làm tan rã Quốc dân đảng đã tạo nền tảng cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vững bước vào cuộc trường chinh sau đó. Trong ảnh là mô hình khu Nha Công an Trung ương ở căn cứ Tuyên Quang trong kháng chiến chống Pháp./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hiệp định sơ bộ 6/3/1946: Nước cờ sắc sảo của Hồ Chủ tịch và Đảng ta
Hiệp định sơ bộ 6/3/1946: Nước cờ sắc sảo của Hồ Chủ tịch và Đảng ta

VOV.VN - Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng và Chính phủ đã thực hiện một nước cờ chính trị sắc sảo khi ký Hiệp định sơ bộ với Pháp vào ngày 6/3/1946.

Hiệp định sơ bộ 6/3/1946: Nước cờ sắc sảo của Hồ Chủ tịch và Đảng ta

Hiệp định sơ bộ 6/3/1946: Nước cờ sắc sảo của Hồ Chủ tịch và Đảng ta

VOV.VN - Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng và Chính phủ đã thực hiện một nước cờ chính trị sắc sảo khi ký Hiệp định sơ bộ với Pháp vào ngày 6/3/1946.

Vũ khí của an ninh Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ
Vũ khí của an ninh Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ

VOV.VN - An ninh cách mạng ở miền Nam tích cực sử dụng các loại vũ khí sẵn có, kể cả thô sơ, để đối đầu với đối phương được trang bị nhiều vũ khí tối tân.

Vũ khí của an ninh Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ

Vũ khí của an ninh Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ

VOV.VN - An ninh cách mạng ở miền Nam tích cực sử dụng các loại vũ khí sẵn có, kể cả thô sơ, để đối đầu với đối phương được trang bị nhiều vũ khí tối tân.