Hải quân Mỹ có chùn bước trước Hải quân Trung Quốc?

VOV.VN -Hải quân Mỹ hiện nay có ít tàu hơn so với những năm 90 của thế kỷ trước, trong khi Hải quân Trung Quốc đang ráo riết phát triển.

Khi Mỹ muốn thể hiện rằng nước này không công nhận đòi hỏi chủ quyền “quá đáng” của Trung Quốc trên Biển Đông, Mỹ đã điều máy bay chiến đấu tiếp cận các rạn san hô mà Trung Quốc đã cải tạo phi pháp thành các đảo nhân tạo. 
Trung Quốc đã cải tạo phi pháp khoảng 3.000 mẫu Anh các đảo nhân tạo trên Biển Đông (Ảnh AP).
Theo AP, động thái này đã làm dấy lên một cuộc tranh luận về việc liệu Mỹ có đủ tàu để đối phó với thách thức đang gia tăng hay không, khi mà Hải quân Trung Quốc đang ráo riết phát triển mạnh mẽ, gây quan ngại trong khu vực. 

Mới đây, ngày 31/12/2015, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân thừa nhận rằng, Trung Quốc đang đóng chiếc tàu sân bay thứ 2 để tăng cường năng lực Hải quân của nước này ở biển Hoa Đông và Biển Đông. Tàu sẽ được đóng ở Đại Liên, một thành phố cảng ở Đông Bắc nước này, với thiết kế và công nghệ hoàn toàn trong nước. 

Hải quân Mỹ giảm về số lượng

Hải quân Mỹ nói chung và Hạm đội Thái Bình Dương nói riêng hiện nay đều có ít tàu hơn so với những năm 90 của thế kỷ trước. Các sĩ quan Hải quân thường xuyên khẳng định rằng, các con tàu với công nghệ hiện đại sẽ có giá trị hơn là có số lượng nhiều, “quý hồ tinh bất quý hồ đa”. 

Gia đình vẫy tay chào thủy thủ đoàn của tàu USS Ronald Reagan (Ảnh AP).

Các câu hỏi về việc liệu Hạm đội Thái Bình Dương có đủ nguồn lực hay không thể hiện sự quan ngại trong khu vực về số lượng hơn về năng lực thực tế của Hải quân Mỹ, Đô đốc Hải quân Mỹ Scott Swift cho biết. 

Thậm chí nếu toàn bộ Hạm đội Thái Bình Dương đang hiện diện tại Biển Đông, ông vẫn được đặt câu hỏi rằng, liệu Mỹ có tiếp tục đưa lực lượng đến không. AP dẫn lời Đô đốc Hải quân Mỹ Scott Swift cho biết. 
"Đó là cảm giác e sợ mà tôi cảm nhận được từ những đối tượng trong khu vực, họ e ngại do cảm thấy không thật sự tin tưởng chắc chắn và cả những thách thức mà khu vực đang phải đối mặt hiện nay", Đô đốc Swift nói. "Nhưng tôi thấy rất thoải mái với nguồn lực mà tôi có". 
Một chuyên gia tại Viện Chính sách Chiến lược Australia nói rằng vấn đề là liệu trong thời bình Mỹ có đủ tàu để trấn an các chiến hữu, đồng minh và chứng minh năng lực của Mỹ khi cần đến hay không. 
Chuyên gia Peter Jennings nói: "Tôi nghĩ rằng đây là một vấn đề có tính lâu dài và nghiêm trọng”. 
Hạm đội Thái Bình Dương hiện có 182 tàu, trong đó có các tàu sân bay, tàu hỗ trợ và hậu cần, phát ngôn viên của Hạm đội Thái Bình Dương, Trung tá. Clay Doss nói, khi so sánh với số lượng 192 tàu ở gần hai thập kỷ trước đây. 
Trên thế giới, Hải quân Mỹ hiện có 272 tàu chiến hoặc hỗ trợ chiến đấu, ít hơn gần 20% so với năm 1998. Tổng số có 10 tàu sân bay. Đô đốc Swift tuyên bố ông thà có Hải quân tinh nhuệ như hôm nay hơn là lực lượng Hải quân hai thập kỷ trước đây. 

Ông lấy ví dụ như tàu USS Benfold, một tàu khu trục tên lửa dẫn đường được nâng cấp với hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo mới, và ba tàu khu trục tàng hình mới DDG-1000 là những tàu với công nghệ tiên tiến. 

Trung Quốc ráo riết tăng cường sức mạnh hải quân

Lực lượng Hải quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) hiện có hơn 300 tàu mặt đất, tàu ngầm, tàu đổ bộ và tàu tuần tra, theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu Chiến lược An ninh Hàng hải châu Á-Thái Bình Dương thuộc Lầu Năm Góc công bố vào tháng 8/2015. 

Máy bay trực thăng của Hải quân Mỹ (Ảnh AP).
Lực lượng Bảo vệ bờ biển và tuần duyên khác của Trung Quốc có đến 200 tàu – còn nhiều hơn so với liên quân các đội tàu của các nước láng giềng có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông với Trung Quốc. 
Lực lượng Tuần duyên Mỹ (US Coast Guard) có khoảng 280 xuồng ca nô hoặc tàu với chiều dài 65 feet, mặc dù những tàu này chủ yếu vận hành ở trong nước. 
Trung Quốc cũng đã ráo riết các hoạt động nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền đối với vùng biển tranh chấp. Kể từ tháng 12/2013, nước này đã cải tạo và xây dựng khoảng 3.000 mẫu Anh các đảo nhân tạo ở Biển Đông bằng cát nạo vét từ đáy đại dương. 
Trung Quốc nói rằng nước này cải tạo các đảo nhằm trợ giúp các tàu thuyền, ngư dân và cứu trợ thiên tai. Nhưng Mỹ lại cho rằng, Trung Quốc xây đảo nhằm mở rộng diện tích hàng hải và sự hiện diện hải quân. 
Mỹ cũng quan ngại rằng, Trung Quốc có thể sử dụng các đảo này nhằm giám sát giao thông đường biển ở Biển Đông, khu vực chiếm tới 30% giao dịch thương mại hàng hải toàn cầu. 
Các tàu chiến của Trung Quốc hầu hết là còn thô sơ, cùng giống như tàu sân bay hiện có của nước này. 
Nhưng ông Narushige Michishita, một học giả Nhật Bản tại Trung tâm Quốc tế Woodrow Wilson ở Washington cho rằng, người dân thường sẽ không biết điều này, và dễ chịu tác động tâm lý lo ngại các tàu chiến này. 
Hơn nữa, ông cho biết, lực lượng hải quân của Mỹ đang triển khai rộng khắp trên toàn thế giới, trong khi Trung Quốc chỉ tập trung ở khu vực cục bộ. "Vì vậy, ngay cả khi Mỹ đã chi phí tốn hơn Trung Quốc rất nhiều, điều đó không có nghĩa là sự cân bằng tại khu vực là như nhau. Cán cân tại châu Á đang thay đổi nhanh chóng," ông Michishita nói./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bom hạt nhân của Mỹ vẫn lấy dân thường làm mục tiêu hủy diệt?
Bom hạt nhân của Mỹ vẫn lấy dân thường làm mục tiêu hủy diệt?

VOV.VN - Cựu quan chức quốc phòng Mỹ phân tích sức hủy diệt kinh khủng của bom hạt nhân nhiệt hạch đối với dân thường và nêu ý đồ của Mỹ dùng bom này hiện nay.

Bom hạt nhân của Mỹ vẫn lấy dân thường làm mục tiêu hủy diệt?

Bom hạt nhân của Mỹ vẫn lấy dân thường làm mục tiêu hủy diệt?

VOV.VN - Cựu quan chức quốc phòng Mỹ phân tích sức hủy diệt kinh khủng của bom hạt nhân nhiệt hạch đối với dân thường và nêu ý đồ của Mỹ dùng bom này hiện nay.

Trung Quốc đóng tàu sân bay thứ 2, lộ rõ tham vọng lớn
Trung Quốc đóng tàu sân bay thứ 2, lộ rõ tham vọng lớn

VOV.VN- Trung Quốc ngày 31/12 tuyên bố đang đóng chiếc tàu sân bay thứ 2 để tăng cường năng lực Hải quân của nước này ở biển Hoa Đông và Biển Đông.

Trung Quốc đóng tàu sân bay thứ 2, lộ rõ tham vọng lớn

Trung Quốc đóng tàu sân bay thứ 2, lộ rõ tham vọng lớn

VOV.VN- Trung Quốc ngày 31/12 tuyên bố đang đóng chiếc tàu sân bay thứ 2 để tăng cường năng lực Hải quân của nước này ở biển Hoa Đông và Biển Đông.

Những tàu chiến thay đổi lịch sử hải quân
Những tàu chiến thay đổi lịch sử hải quân

Thế giới từng chứng kiến sự ra đời của những chiếc tàu chiến thử nghiệm tạo được dấu ấn trong lịch sử vì tính chất đột phá và tiên phong của chúng. 

Những tàu chiến thay đổi lịch sử hải quân

Những tàu chiến thay đổi lịch sử hải quân

Thế giới từng chứng kiến sự ra đời của những chiếc tàu chiến thử nghiệm tạo được dấu ấn trong lịch sử vì tính chất đột phá và tiên phong của chúng. 

Đằng sau những hợp đồng chuyển giao vũ khí toàn cầu
Đằng sau những hợp đồng chuyển giao vũ khí toàn cầu

Các mối đe dọa bên ngoài là động lực thúc đẩy đối với những quốc gia mua nhiều vũ khí nhất

Đằng sau những hợp đồng chuyển giao vũ khí toàn cầu

Đằng sau những hợp đồng chuyển giao vũ khí toàn cầu

Các mối đe dọa bên ngoài là động lực thúc đẩy đối với những quốc gia mua nhiều vũ khí nhất