UAV sát thủ của Thổ Nhĩ Kỳ chứng minh sự lợi hại trên chiến trường Ukraine

VOV.VN - Lại thêm một cuộc chiến tranh nữa mà ở đó, máy bay không người lái (UAV) Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ chế tạo tỏ ra hiệu quả cao độ, từ đó nâng cao được mức độ hấp dẫn trên thị trường vũ khí trước các phiên bản của Mỹ và Trung Quốc.

Hiệu quả thực chiến

Các video clip quay từ trên không cho thấy các mục tiêu ở Syria, Nagorno-Karabakh, và Ukraine đã bị nổ tung do trúng phải các quả bom dẫn đường bằng laser. Các clip đã chứng minh hiệu quả chết người của Bayraktar TB2 – loại máy bay không người lái (tức UAV hay drone) do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.

UAV Bayraktar TB2 lần đầu thu hút sự chú ý quốc tế trong xung đột Nagorno-Karabakh năm 2020, khi đội bay TB2 của Azerbaijan đóng vai trò quyết định đối với kết quả của cuộc chiến. Khi đó, lực lượng vũ trang Azerbaijan hiện đại hóa đã sử dụng TB2 với hiệu quả rất cao để chống lại quân Armenia đóng tại Nagorno-Karabakh. Trong khi đó, quân đội Armenia vẫn sử dụng lại các chiến thuật, kỹ thuật, và quy trình cũ từng giúp họ giành thắng lợi trong xung đột với Azerbaijan hồi năm 1994.

Mới đây TB2 đã một lần nữa tỏ ra hiệu quả cao khi được Ukraine sử dụng để ngăn chặn đà tiến quân của Nga, gây những tổn thất nhất định cho đối phương.

Những thành công của TB2 ở Syria, Karabakh, và Ukraine gần đây đã thu hút sự chú ý của quốc tế vào loại UAV này và ngành công nghiệp drone của Thổ Nhĩ Kỳ, xác lập một vị trí xứng đáng cho quốc gia Tây Á này trên thị trường UAV chiến đấu đang ngày càng phát triển hiện nay. Giờ thì Thổ Nhĩ Kỳ đã là một đối thủ mạnh cạnh tranh với các nhà sản xuất UAV hàng đầu thế giới như Mỹ và Trung Quốc.

TB2 được phân loại là UAV tầm xa độ cao trung bình (MALE). MALE thường bay ở độ cao từ hơn 3km đến hơn 9km trong thời gian từ 24 tiếng đến 48 tiếng đồng hồ.

Theo hãng Baykar (nhà sản xuất TB2), UAV này có độ cao hoạt động là 5,4km, trần bay là 8,2km, với khả năng bay liên tục trong 27 tiếng đồng hồ, và tốc độ hành trình từ 129-222km/h.

Máy bay có thể mang 4 quả tên lửa có laser gần đường, và thực hiện chỉ thị mục tiêu bằng hệ thống laser ngay trên khoang máy bay.

Ưu thế cạnh tranh của UAV Thổ Nhĩ Kỳ

Các UAV cùng nhóm bao gồm MQ-9 Reaper do Mỹ sản xuất và CH-4B Cai Hong do Trung Quốc sản xuất. TB-2 không hiện đại bằng UAV của Mỹ và của Trung Quốc, nhưng bù lại, nó rất có lợi thế về giá cả, tầm bay, vũ khí, lượng đạn dược mang theo, và sự hỗ trợ hậu mãi.

Về mặt hiệu quả chi phí, TB2 nổi bật hơn hẳn so với MQ-9 và CH-4B. Một chiếc TB2 có giá 5 triệu USD, so với tận 32 triệu USD của MQ-9 và 4 triệu USD của CH-4B.

Về mức giá, TB2 rẻ hơn hẳn MQ-9. Về vận hành và thực chiến, TB2 tỏ ra hiệu đáng tin cậy hơn CH-4B. Thực tế cho thấy CH-4B thường gặp nhiều sự cố và các vấn đề về bảo dưỡng. Jordan đã lựa chọn bán toàn bộ đội máy bay CH-4B sau khi mới sử dụng các máy bay này có 3 năm.

Tầm bay là một sự khác biệt lớn khác.TB2 có tầm bay chỉ khoảng 300km, tương phản với tầm bay 1.850km của MQ-9 và 2.750km của CH-4B.

Các UAV của Mỹ và Trung Quốc chủ yếu sử dụng trong trinh sát tầm chiến lược trên các vùng lãnh thổ rộng lớn như ở Afghanistan, Iraq, Tân Cương… Trong khi đó, UAV TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ được sử dụng ở cấp chiến thuật trên chiến trường, với các vai trò như chỉ thị mục tiêu và tấn công chính xác.

Tầm bay ngắn hơn cũng giảm chi phí vận hành và bảo dưỡng – đây là tiêu chí quan trọng mà các quân đội gặp khó khăn về tài chính rất quan tâm.

TB2 cũng có tải trọng đạn dược nhỏ, chỉ 150kg. Máy bay thường được trang bị 4 trái bom MAM-L và MAM-C dẫn đường bằng laser và do Thổ Nhĩ Kỳ chế tạo. MAM-L là loại đạn nhỏ, nặng 22kg, có tầm bay 15km, còn MAM-C có trọng lượng 6,5kg với tầm bay 8km.

Các phiên bản trước đó của TB2 sử dụng khay bom Hornet do Anh chế tạo để tương thích với vũ khí phương Tây. Khay bom do Thổ Nhĩ Kỳ chế tạo sau đó duy trì sự tương thích đó.

Tải trọng vũ khí nhỏ làm tăng hiệu quả của UAV TB2 trước các mục tiêu di động. Tuy nhiên, tải trọng nhỏ cũng khiến TB2 chỉ có thể tấn công các mục tiêu nhỏ, như là xe tăng, xe thiết giáp hạng nhẹ, các xe vỏ mỏng, và binh lính không được che chắn. Hiện nay, vẫn chưa chứng minh được năng lực của UAV này trong tấn công các mục tiêu lớn hơn như tàu mặt nước loại lớn và boong-ke kiên cố.

Trong khi ấy, MQ-9 và CH-4B có thể mang khối lượng đạn dược lớn hơn và nhiều phương án mang đạn đa dạng hơn. MQ-9 chở được 1.701kg đạn dược, có thể triển khai 8 tên lửa không đối đất hoặc kết hợp với bom dẫn đường bằng laser Paveway II nặng 227kg.

CH-4B chở được lượng đạn nhỏ hơn, nặng khoảng 250-345kg và có thể mang nhiều loại tên lửa không đối đất và bom dẫn đường bằng laser do Trung Quốc sản xuất.

Ngoại giao UAV

TB2 là một trọng tâm trong “ngoại giao UAV” của Thổ Nhĩ Kỳ không gắn với điều kiện nào. Chính sách ngoại giao này cho phép Thổ Nhĩ Kỳ tránh được tẩy chay và cô lập từ châu Âu và Mỹ trong khi xây dựng mối quan hệ đối tác mới với các nước khách hàng.

Ngoại giao UAV còn mang lại cho Thổ Nhĩ Kỳ quan hệ đối tác dài hạn có lợi liên quan đến bán các linh kiện, đạn dược, huấn luyện, bảo dưỡng và trợ giúp kỹ thuật khác.

Tuy nhiên, ngành sản xuất UAV của Thổ Nhĩ Kỳ có thể không hoàn toàn độc lập, vì TB2 sử dụng rất nhiều các thành phần do nước ngoài chế tạo nhập từ Canada, Anh, Pháp, Đức, Áo, và Mỹ. Thổ Nhĩ Kỳ phải xin phép các nước này để xuất khẩu TB2, khiến các nỗ lực ngoại giao UAV ở một số vùng nhất định có thể chậm lại.

Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ đã phấn đấu giảm phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài, họ vẫn đối mặt với khó khăn trong chế tạo các bộ phận cốt lõi như động cơ, microchip và cảm biến.

Trái lại, Mỹ đã giương cao chính sách hạn chế xuất khẩu UAV – họ chỉ phê chuẩn bán công nghệ này cho các đồng minh gần gũi nhất như Anh, Australia, Nhật Bản, và Pháp.

Thời chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama, Mỹ bán UAV trên cơ sở từng trường hợp một và khách hàng được yêu cầu đồng ý các điều kiện về sử dụng trước khi mua. Chính sách này giúp Israel và Thổ Nhĩ Kỳ chiếm lĩnh đáng kể thị trường UAV của Mỹ.

Giống Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc không ra điều kiện khi bán UAV. Tuy nhiên, các khách hàng UAV của Trung Quốc than phiền về tình trạng thiếu bảo dưỡng và phục vụ, khan hiếm linh kiện và hay bị rơi. Do vậy một số khách hàng đã chuyển sang sử dụng máy bay có người lái cho các nhiệm vụ mà trước đây do CH-4B đảm nhiệm hoặc chuyển sang mua TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ.

Hiện nay có một số nước vẫn mua UAV của Trung Quốc do thấy UAV của Mỹ quá đắt, không đủ tiền chi trả.

Như vậy, UAV TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ đạt được một sự cân bằng ưu thế giữa giá và năng lực, rẻ hơn UAV của Mỹ nhưng lại có độ tin cậy và hiệu quả cao hơn các mẫu của Trung Quốc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ukraine phản công, Nga tuyên bố bắn hạ UAV của Ukraine ở Kharkiv
Ukraine phản công, Nga tuyên bố bắn hạ UAV của Ukraine ở Kharkiv

VOV.VN - Ukraine cho biết nước này tiếp tục tiến hành các cuộc phản công nhằm làm gián đoạn chuỗi hậu cần của Nga trong khi Moscow tuyên bố nước này vừa bắn hạ 1 UAV của Ukraine ngày 13/5.

Ukraine phản công, Nga tuyên bố bắn hạ UAV của Ukraine ở Kharkiv

Ukraine phản công, Nga tuyên bố bắn hạ UAV của Ukraine ở Kharkiv

VOV.VN - Ukraine cho biết nước này tiếp tục tiến hành các cuộc phản công nhằm làm gián đoạn chuỗi hậu cần của Nga trong khi Moscow tuyên bố nước này vừa bắn hạ 1 UAV của Ukraine ngày 13/5.

Dòng sông Siversky Donets cản bước cả quân Nga và Ukraine ở khu vực Donbass
Dòng sông Siversky Donets cản bước cả quân Nga và Ukraine ở khu vực Donbass

VOV.VN - Chiến sự giữa Nga và Ukraine đang tập trung vào khu vực miền Đông Ukraine. Tại đây, con sông tự nhiên Siversky Donets đã cản trở bước tiến của cả 2 phe, ảnh hưởng đến chiến thuật của họ.

Dòng sông Siversky Donets cản bước cả quân Nga và Ukraine ở khu vực Donbass

Dòng sông Siversky Donets cản bước cả quân Nga và Ukraine ở khu vực Donbass

VOV.VN - Chiến sự giữa Nga và Ukraine đang tập trung vào khu vực miền Đông Ukraine. Tại đây, con sông tự nhiên Siversky Donets đã cản trở bước tiến của cả 2 phe, ảnh hưởng đến chiến thuật của họ.

Trung Quốc ngừng bán UAV cho Nga và Ukraine trong bối cảnh xung đột hiện nay
Trung Quốc ngừng bán UAV cho Nga và Ukraine trong bối cảnh xung đột hiện nay

VOV.VN - Trung Quốc vừa quyết định ngừng xuất khẩu các lô máy bay không người lái (UAV) lưỡng dụng sang cả Nga và Ukraine. Đây là động thái mới nhất của Bắc Kinh hướng tới việc cân bằng giữa mối quan hệ đồng minh chiến lược với Nga và các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Trung Quốc ngừng bán UAV cho Nga và Ukraine trong bối cảnh xung đột hiện nay

Trung Quốc ngừng bán UAV cho Nga và Ukraine trong bối cảnh xung đột hiện nay

VOV.VN - Trung Quốc vừa quyết định ngừng xuất khẩu các lô máy bay không người lái (UAV) lưỡng dụng sang cả Nga và Ukraine. Đây là động thái mới nhất của Bắc Kinh hướng tới việc cân bằng giữa mối quan hệ đồng minh chiến lược với Nga và các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Triều Tiên muốn sớm sở hữu các UAV tàng hình lợi hại, có thể với trợ giúp của Iran
Triều Tiên muốn sớm sở hữu các UAV tàng hình lợi hại, có thể với trợ giúp của Iran

VOV.VN - Đảng cầm quyền tại Triều Tiên muốn nước này có được các máy bay không người lái (UAV) quân sự phục vụ mục đích tấn công và trinh sát. Một đối tác quốc phòng thân cận có thể giúp Triều Tiên đạt được mục tiêu này.

Triều Tiên muốn sớm sở hữu các UAV tàng hình lợi hại, có thể với trợ giúp của Iran

Triều Tiên muốn sớm sở hữu các UAV tàng hình lợi hại, có thể với trợ giúp của Iran

VOV.VN - Đảng cầm quyền tại Triều Tiên muốn nước này có được các máy bay không người lái (UAV) quân sự phục vụ mục đích tấn công và trinh sát. Một đối tác quốc phòng thân cận có thể giúp Triều Tiên đạt được mục tiêu này.

UAV được dùng hiệu quả ở Nagorno-Karabakh, châu Âu buộc phải tìm cách phòng thủ
UAV được dùng hiệu quả ở Nagorno-Karabakh, châu Âu buộc phải tìm cách phòng thủ

VOV.VN - Cuộc chiến tranh Nagorno-Karabakh 2020, với sự hiệu quả đáng sợ của UAV, đã vạch ra nhiều bài học cho vấn đề phòng thủ quân sự ở châu Âu cũng như trên thế giới.

UAV được dùng hiệu quả ở Nagorno-Karabakh, châu Âu buộc phải tìm cách phòng thủ

UAV được dùng hiệu quả ở Nagorno-Karabakh, châu Âu buộc phải tìm cách phòng thủ

VOV.VN - Cuộc chiến tranh Nagorno-Karabakh 2020, với sự hiệu quả đáng sợ của UAV, đã vạch ra nhiều bài học cho vấn đề phòng thủ quân sự ở châu Âu cũng như trên thế giới.

Sự lợi hại ghê gớm của UAV trong cuộc chiến lãnh thổ và địa chính trị hiện nay
Sự lợi hại ghê gớm của UAV trong cuộc chiến lãnh thổ và địa chính trị hiện nay

VOV.VN - UAV quân sự đã tỏ rõ sự lợi hại và đã thay đổi bộ mặt chiến tranh hiện đại. Thiếu chú ý đúng mức đến vấn đề này sẽ khiến an ninh quốc gia của nhiều nước bị đe dọa.

Sự lợi hại ghê gớm của UAV trong cuộc chiến lãnh thổ và địa chính trị hiện nay

Sự lợi hại ghê gớm của UAV trong cuộc chiến lãnh thổ và địa chính trị hiện nay

VOV.VN - UAV quân sự đã tỏ rõ sự lợi hại và đã thay đổi bộ mặt chiến tranh hiện đại. Thiếu chú ý đúng mức đến vấn đề này sẽ khiến an ninh quốc gia của nhiều nước bị đe dọa.

Azerbaijan chiếm ưu thế trong xung đột ở Karabakh nhờ UAV
Azerbaijan chiếm ưu thế trong xung đột ở Karabakh nhờ UAV

VOV.VN - Armenia và Azerbaijan đã ký một thỏa thuận đình chiến có hiệu lực từ ngày 10/11 với nhiều điều khoản có lợi cho Azerbaijan. Đây là kết quả từ ưu thế vượt trội của Azerbaijan trên chiến trường nhờ vào UAV (phi cơ không người lái).

Azerbaijan chiếm ưu thế trong xung đột ở Karabakh nhờ UAV

Azerbaijan chiếm ưu thế trong xung đột ở Karabakh nhờ UAV

VOV.VN - Armenia và Azerbaijan đã ký một thỏa thuận đình chiến có hiệu lực từ ngày 10/11 với nhiều điều khoản có lợi cho Azerbaijan. Đây là kết quả từ ưu thế vượt trội của Azerbaijan trên chiến trường nhờ vào UAV (phi cơ không người lái).

Tên lửa phòng không vác vai Stinger bay vút lên trời và làm nổ tung UAV
Tên lửa phòng không vác vai Stinger bay vút lên trời và làm nổ tung UAV

VOV.VN - Trong clip sau, thủy quân lục chiến Mỹ thực hành phóng tên lửa vác vai phòng không FIM-92 Stinger. Ống phóng hơi chếch lên, tên lửa lao vọt đi nhanh chóng và đánh trúng mục tiêu là một UAV được phóng lên trong cuộc thử nghiệm. Tên lửa được dẫn đường bằng hồng ngoại.

Tên lửa phòng không vác vai Stinger bay vút lên trời và làm nổ tung UAV

Tên lửa phòng không vác vai Stinger bay vút lên trời và làm nổ tung UAV

VOV.VN - Trong clip sau, thủy quân lục chiến Mỹ thực hành phóng tên lửa vác vai phòng không FIM-92 Stinger. Ống phóng hơi chếch lên, tên lửa lao vọt đi nhanh chóng và đánh trúng mục tiêu là một UAV được phóng lên trong cuộc thử nghiệm. Tên lửa được dẫn đường bằng hồng ngoại.