Vũ khí hạt nhân Mỹ để ở Thổ Nhĩ Kỳ có nguy cơ rơi vào tay khủng bố

VOV.VN - Sau đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ, tranh cãi rộ lên về mức độ an toàn của khoảng 50 quả bom hạt nhân Mỹ nằm ở Thổ và sát với biên giới Syria.

Một tổ chức nghiên cứu ở Washington vừa nhận định: hàng chục vũ khí hạt nhân của Mỹ được cất trữ tại một căn cứ không quân Thổ Nhĩ Kỳ gần Syria đang có nguy cơ bị “các phần tử khủng bố và các lực lượng thù địch khác” thu giữ.

Máy bay Mỹ tại căn cứ Incirlik, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AFP.

Giới phê bình đã từ lâu cảnh báo về kho vũ khí của Mỹ gồm khoảng 50 quả bom hạt nhân ở căn cứ Incirlik ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ cách biên giới với Syria khoảng 110km.

Vấn đề này đã được xới xáo trở lại sau nỗ lực đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ vào giữa tháng 7. Trong sự kiện này, viên tư lệnh của căn cứ đã bị bắt do bị nghi là đồng lõa trong vụ đảo chính.

Báo cáo vào hôm 15/8 của Trung tâm Stimson có đoạn: “Một câu hỏi lớn chưa trả lời được là liệu Mỹ có thể duy trì việc kiểm soát đối với vũ khí trong trường hợp xảy ra xung đột nội bộ kéo dài ở Thổ Nhĩ Kỳ.”

Incirlik là một căn cứ thiết yếu đối với liên minh của Mỹ chống IS ở Iraq và Syria. Cơ sở này nằm ở vị trí chiến lược cho phép UAV và chiến đấu cơ bay nhanh tới các mục tiêu IS.

Thế nhưng vào tháng 3/2016 Lầu Năm Góc đã lệnh cho các gia đình binh sĩ và nhân viên dân sự đóng ở nam Thổ Nhĩ Kỳ rời khỏi khu vực đó do các lo ngại về an ninh.

Đồng tác giả của bản báo cáo trên, Laicie Heeley, nói: “Từ góc độ an ninh, việc tiếp tục duy trì xấp xỉ 50 vũ khí hạt nhân của Mỹ ở căn cứ không quân Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ là điều đầy bất trắc”.

Bà Heeley nói với AFP: “Người ta áp dụng khá nhiều lớp bảo vệ. Nhưng dù có bảo vệ thì cũng không loại trừ được nguy cơ. Trong trường hợp xảy ra đảo chính, chúng ta không thể đảm bảo rằng chúng ta có thể duy trì sự kiểm soát [đối với kho hạt nhân].”

Bản thân Lầu Năm Góc không nói rõ họ để vũ khí hạt nhân ở đâu nhưng người ta tin rằng các trái bom được cất giữ tại căn cứ Incirlik để răn đe Nga và thể hiện cam kết của Mỹ đối với NATO – liên minh quân sự gồm 28 nước thành viên, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ.

Vấn đề hạt nhân Incirlik đã rộ lên ở Mỹ sau khi nổ ra cuộc đảo chính quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Steve Andreasen, giám đốc phụ trách về chính sách quốc phòng và kiểm soát vũ khí thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng từ năm 1993 đến 2001, viết trên tờ Los Angeles Times vào cuối tuần qua: “Cho đến nay chúng ta đã tránh được thảm họa, chúng ta có nhiều bằng chứng cho thấy an ninh vũ khí hạt nhân Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể thay đổi hoàn toàn trong chốc lát”.

Mặc dù vậy nghiên cứu viên Kori Schake ở viện nghiên cứu Hoover (trụ sở ở California) lưu ý rằng các vũ khí hạt nhân không thể dễ dàng cho nổ do có mã bảo vệ.

Trong khi đó Bộ Quốc phòng Mỹ ra thông cáo khẳng định họ đã thực thi các biện pháp thích hợp để duy trì an toàn và an ninh cho nhân viên quốc phòng, gia đình họ, và các cơ sở quốc phòng.

Các tác giả bản báo cáo của Trung tâm Stimson cho biết một loại bom cụ thể là bom hạt nhân trọng trường B61 cần phải được loại bỏ khỏi châu Âu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hồ sơ mật: Liên Xô suýt đáp trả Mỹ bằng một cuộc chiến tranh hạt nhân
Hồ sơ mật: Liên Xô suýt đáp trả Mỹ bằng một cuộc chiến tranh hạt nhân

VOV.VN - Cuộc tập trận hạt nhân rầm rộ của Mỹ năm 1983 khiến tình báo và lãnh đạo Liên Xô xác định Mỹ chuẩn bị mở chiến tranh phủ đầu nhằm vào Liên Xô.

Hồ sơ mật: Liên Xô suýt đáp trả Mỹ bằng một cuộc chiến tranh hạt nhân

Hồ sơ mật: Liên Xô suýt đáp trả Mỹ bằng một cuộc chiến tranh hạt nhân

VOV.VN - Cuộc tập trận hạt nhân rầm rộ của Mỹ năm 1983 khiến tình báo và lãnh đạo Liên Xô xác định Mỹ chuẩn bị mở chiến tranh phủ đầu nhằm vào Liên Xô.

Thổ Nhĩ Kỳ khám xét căn cứ quân sự Incirlik
Thổ Nhĩ Kỳ khám xét căn cứ quân sự Incirlik

VOV.VN - Phía Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, chiến đấu cơ F-16 do những kẻ âm mưu đảo chính sử dụng đã cất cánh từ căn cứ Incirlik.

Thổ Nhĩ Kỳ khám xét căn cứ quân sự Incirlik

Thổ Nhĩ Kỳ khám xét căn cứ quân sự Incirlik

VOV.VN - Phía Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, chiến đấu cơ F-16 do những kẻ âm mưu đảo chính sử dụng đã cất cánh từ căn cứ Incirlik.

Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?
Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?

VOV.VN - Năm 2015 căng thẳng vì các hoạt động khủng bố của Hồi giáo cực đoan. Cuộc chiến chống lại các nhóm tàn độc này vì sao lại dai dẳng đến như vậy?

Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?

Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?

VOV.VN - Năm 2015 căng thẳng vì các hoạt động khủng bố của Hồi giáo cực đoan. Cuộc chiến chống lại các nhóm tàn độc này vì sao lại dai dẳng đến như vậy?

An ninh hạt nhân toàn cầu: Câu chuyện dài về đối đầu Nga-Mỹ
An ninh hạt nhân toàn cầu: Câu chuyện dài về đối đầu Nga-Mỹ

VOV.VN - Nga không tham gia Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân 2016 do lo ngại Mỹ tìm cách hạn chế quyền sở hữu hạt nhân hợp pháp của các quốc gia.

An ninh hạt nhân toàn cầu: Câu chuyện dài về đối đầu Nga-Mỹ

An ninh hạt nhân toàn cầu: Câu chuyện dài về đối đầu Nga-Mỹ

VOV.VN - Nga không tham gia Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân 2016 do lo ngại Mỹ tìm cách hạn chế quyền sở hữu hạt nhân hợp pháp của các quốc gia.

Mỹ tạm dừng không kích IS từ căn cứ Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ
Mỹ tạm dừng không kích IS từ căn cứ Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 16/7 cho biết, lực lượng liên quân quốc tế vừa tạm dừng các cuộc không kích chống IS ở Syria và Iraq, từ căn cứ Incirlik.

Mỹ tạm dừng không kích IS từ căn cứ Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ

Mỹ tạm dừng không kích IS từ căn cứ Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 16/7 cho biết, lực lượng liên quân quốc tế vừa tạm dừng các cuộc không kích chống IS ở Syria và Iraq, từ căn cứ Incirlik.