Máy bay Nga “làm mưa làm gió” trên thị trường vũ khí trong năm 2016?

VOV.VN - Các loại máy bay của Sukhoi, Nga đang nhận được sự quan tâm đặc biệt trên thị trường vũ khí toàn cầu.

TASS dẫn lời một quan chức quân sự cấp cao của Nga phát biểu tại triển lãm Hàng không Singapore cho biết, Nga có thể cung cấp máy bay chiến đấu Su-35S (theo cách gọi của NATO là Flanker-E+) cho Trung Quốc vào cuối năm nay.

Máy bay chiến đấu Su-35S. (Ảnh: TASS)

Nguồn tin giấu tên nói: “Việc bàn giao Su-35S cho Trung Quốc có thể bắt đầu vào cuối năm 2016, đầu năm 2017. Đây là loại máy bay rất phức tạp. Chúng tôi và đối tác Trung Quốc đã cùng nhau điều chỉnh lại một số chi tiết cho phù hợp với yêu cầu của họ”.

Trước đó, có thông tin cho rằng, trong tháng 11/2015, Moscow và Bắc Kinh đã nhất trí về việc mua bán 24 máy bay chiến đấu Su-35S, cùng các trang thiết bị, phụ tùng phụ trợ. Hợp đồng mua bán này có trị giá không ít hơn 2 tỷ USD.

Trung Quốc đã trở thành đối tác quốc tế đầu tiên mua chiến đấu cơ Su-35S – loại máy bay chiến đấu đa năng đang được trang bị cho Không quân Nga.

Trong khi đó, Ấn Độ cũng có thể mua thêm 40 chiếc Su-30MKI (tên gọi của NATO là Flanker-H). Nguồn tin giấu tên nói trên cho biết: “Không quân Ấn Độ phải đối mặt với một số vấn đề. Việc mua máy bay chiến đấu Rafale của Pháp vẫn còn chưa chắc chắn và hiện Pháp vẫn chưa đưa ra thiết kế mẫu nào của loại máy bay trên dành cho Không quân Ấn Độ".

“Việc hiện đại hóa, cải thiện năng lực tác chiến của lực lượng Không quân với các máy bay chiến đấu hiện đại là rất quan trọng. Bổ sung 40 máy bay chiến đấu Su-30MKI sẽ giúp cho Ấn Độ giải quyết được yêu cầu đặt ra”, nguồn tin nói thêm.

Ấn Độ đã đặt hàng 272 máy bay chiến đấu Su-30MKI của Nga. Hợp đồng đầu tiên mua 230 máy bay Su-30MKI và cấp giấy phép sản xuất loại máy bay này đã được công ty Sukhoi ký kết với đối tác Ấn Độ Hindustan Aeronautics Limited Corporation (HAL) vào giữa những năm 1990 của thế kỷ trước.

Trong tháng 12/2012, HAL cũng đã ký một hợp đồng trị giá 1,66 tỷ USD để lắp ráp thêm 42 máy bay Su-30MKI ở trong nước.

Máy bay chiến đấu Su-30MKI. (Ảnh: TASS)

Lực lượng không quân Ấn Độ đang có kế hoạch triển khai 14 phi đội máy bay chiến đấu Su-30MKI vào năm 2018. Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, để đạt được mục tiêu, không quân Ấn Độ sẽ cần ít nhất 272 máy bay chiến đấu loại này.

Nguồn tin giấu tên cũng cho biết, một hợp đồng bán máy bay Su-34 (tên gọi của NATO là: Fullback) cho Algeria cũng có thể được ký kết trong năm nay.

“Các cuộc đàm phán liên quan đang được tiến hành và đã đi đến giai đoạn nước rút. Hợp đồng cho đến nay vẫn chưa được ký kết. Trước đây, dòng máy bay này không phải để xuất khẩu nhưng giờ thì mọi chuyện đã khác. Tôi tin rằng hợp đồng sẽ được ký kế vào giữa hoặc cuối năm nay”, nguồn tin giấu tên tiết lộ.

Trước đó, thông tin từ công ty United Aircraft Corporation nói rằng, các cuộc đàm phán về hợp đồng bán 12 máy bay chiến đấu đa nhiệm Su-32 (phiên bản xuất khẩu của Su-34) cho Algeria đã đạt được tiến triển đáng kể. Tổng cộng, hợp đồng mua các máy bay chiến đấu loại này Algeria có thể lên đến 40 chiếc.

Đó là còn chưa kể đến việc Nga cũng đang thương thảo hợp đồng cung cấp Su-35S cho Indonesia.

“Đàm phán với Indonesia đang tiến triển. Có một vấn đề kỹ thuật nhỏ. Tôi tin rằng nó sẽ sớm được giải quyết và hợp đồng có thể được ký kết tại Hội nghị thượng đỉnh Nga - ASEAN sẽ diễn ra vào tháng 5/2016 tại Sochi”.

Trong khi đó, hãng tin Antara của Indonesia cho biết, Bộ Quốc phòng nước này quyết định lựa chọn Su-35S để thay thế các máy bay chiến đấu F-5E/F Tiger II vốn đã lỗi thời. Theo tiết lộ của Antara, số lượng máy bay trong hợp đồng mua bán này là 16 chiếc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga ra mắt mẫu máy bay chiến đấu Su-30SME cho xuất khẩu
Nga ra mắt mẫu máy bay chiến đấu Su-30SME cho xuất khẩu

VOV.VN - Một số quốc gia ở Đông Nam Á, Trung Đông và Bắc Phi đã bày tỏ sự quan tâm tới loại máy bay chiến đấu mới này.

Nga ra mắt mẫu máy bay chiến đấu Su-30SME cho xuất khẩu

Nga ra mắt mẫu máy bay chiến đấu Su-30SME cho xuất khẩu

VOV.VN - Một số quốc gia ở Đông Nam Á, Trung Đông và Bắc Phi đã bày tỏ sự quan tâm tới loại máy bay chiến đấu mới này.

Mỹ đưa 4 máy bay chiến đấu tàng hình F-22 tới Hàn Quốc
Mỹ đưa 4 máy bay chiến đấu tàng hình F-22 tới Hàn Quốc

Động thái này được đặc biệt chú ý bởi rất hiếm khi Mỹ đưa 4 máy bay chiến đấu tàng hình cùng một lúc tới Hàn Quốc.

Mỹ đưa 4 máy bay chiến đấu tàng hình F-22 tới Hàn Quốc

Mỹ đưa 4 máy bay chiến đấu tàng hình F-22 tới Hàn Quốc

Động thái này được đặc biệt chú ý bởi rất hiếm khi Mỹ đưa 4 máy bay chiến đấu tàng hình cùng một lúc tới Hàn Quốc.

Tiêm kích F-22- “ác mộng” của tên lửa HQ-9 Trung Quốc đưa ra Hoàng Sa
Tiêm kích F-22- “ác mộng” của tên lửa HQ-9 Trung Quốc đưa ra Hoàng Sa

VOV.VN- Nếu xảy ra xung đột, tiêm kích F-22 của Mỹ thừa sức khiến hệ thống phòng thủ tên lửa Hongqi-9 (HQ-9) của Trung Quốc “phải câm lặng”.

Tiêm kích F-22- “ác mộng” của tên lửa HQ-9 Trung Quốc đưa ra Hoàng Sa

Tiêm kích F-22- “ác mộng” của tên lửa HQ-9 Trung Quốc đưa ra Hoàng Sa

VOV.VN- Nếu xảy ra xung đột, tiêm kích F-22 của Mỹ thừa sức khiến hệ thống phòng thủ tên lửa Hongqi-9 (HQ-9) của Trung Quốc “phải câm lặng”.

Chiêm ngưỡng những chiến đấu cơ tốt nhất của Không quân Nga
Chiêm ngưỡng những chiến đấu cơ tốt nhất của Không quân Nga

VOV.VN- Trong danh sách này có những chiến đấu cơ “huyền thoại” mà lực lượng Không quân của bất kỳ quốc gia nào cũng đều mong muốn sở hữu.

Chiêm ngưỡng những chiến đấu cơ tốt nhất của Không quân Nga

Chiêm ngưỡng những chiến đấu cơ tốt nhất của Không quân Nga

VOV.VN- Trong danh sách này có những chiến đấu cơ “huyền thoại” mà lực lượng Không quân của bất kỳ quốc gia nào cũng đều mong muốn sở hữu.

Mỹ rút siêu máy bay ném bom B-1 Lancer khỏi cuộc chiến chống IS
Mỹ rút siêu máy bay ném bom B-1 Lancer khỏi cuộc chiến chống IS

VOV.VN- Siêu máy bay ném bom B-1 Lancer- vũ khí tối quan trọng của Mỹ trong cuộc chiến chống IS ở Iraq và Syria - đã kết thúc nhiệm vụ.

Mỹ rút siêu máy bay ném bom B-1 Lancer khỏi cuộc chiến chống IS

Mỹ rút siêu máy bay ném bom B-1 Lancer khỏi cuộc chiến chống IS

VOV.VN- Siêu máy bay ném bom B-1 Lancer- vũ khí tối quan trọng của Mỹ trong cuộc chiến chống IS ở Iraq và Syria - đã kết thúc nhiệm vụ.

Mỹ vẫn thống trị thị trường xuất khẩu vũ khí toàn cầu
Mỹ vẫn thống trị thị trường xuất khẩu vũ khí toàn cầu

VOV.VN- Mỹ vẫn thống trị thị trường xuất khẩu vũ khí toàn cầu do nhu cầu đang gia tăng chóng mặt tại châu Phi, châu Á và Trung Đông.

Mỹ vẫn thống trị thị trường xuất khẩu vũ khí toàn cầu

Mỹ vẫn thống trị thị trường xuất khẩu vũ khí toàn cầu

VOV.VN- Mỹ vẫn thống trị thị trường xuất khẩu vũ khí toàn cầu do nhu cầu đang gia tăng chóng mặt tại châu Phi, châu Á và Trung Đông.