Ngày sức khỏe tâm thần thế giới 10/10:

Bệnh sa sút trí tuệ và những điều cần tránh

VOV.VN - Sa sút trí tuệ là gánh nặng trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng ở mọi quốc gia. Nó đứng hàng thứ 4 trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Mỹ.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sức khỏe không chỉ là trạng thái không bệnh hay không tật mà còn là trạng thái hoàn toàn thoải mái về các mặt cơ thể, tâm thần và xã hội. Sức khỏe tâm thần là một phần của cuộc sống chúng ta, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần lên mọi mặt của đời sống là rõ ràng. Trong tâm thần học người già sa sút trí tuệ là bệnh phổ biến thứ 2 sau bệnh trầm cảm. Sa sút trí tuệ (Alzheimer) là gánh nặng trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng ở mọi quốc gia. Sa sút trí tuệ đứng hàng thứ 4 trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Mỹ hiện nay.

WHO cũng nhận định: sức khỏe tâm thần hiện nay có tầm quan trọng thứ tư sau các bệnh tim mạch, ung thư và đái tháo đường. Đến năm 2020, sức khỏe tâm thần có tầm quan trọng thứ 2 chỉ sau bệnh tim mạch. Hiện nay trên thế giới có khoảng trên 400 triệu người bị mắc một trong các rối loạn tâm thần.

Bác sĩ cao cấp Lý Trần Tình, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Sa sút trí tuệ thường xuất hiện ở người trên 65 tuổi

Bác sĩ cao cấp Lý Trần Tình, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội nhấn mạnh: “Hiện nay, Việt Nam bắt đầu bước vào ngưỡng cửa của một nước có dân số già, tức là có hơn 10% người cao tuổi trên 65 tuổi. Theo thống kê trung bình cứ mỗi người già là mắc 2,5 bệnh. Sa sút trí tuệ, thoái hóa não (Alzeimer) là trong những bệnh thường gặp và để lại hậu quả xấu đối với người cao tuổi”.

Bác sĩ Tình cũng dẫn chứng, thỉnh thoảng ở Bệnh viện Tâm thần Hà Nội có một cụ già được công an đưa tới vì đi lang thang ngoài đường. Công an cho biết, họ chẳng biết đưa đi đâu ngoài bệnh viện tâm thần để vào điều trị ít ngày cho sức khỏe ổn định, giúp họ nhớ tên số điện thoại của người thân để đến đón các cụ về. Tuy nhiên, vụ việc này chỉ xảy ra ở thành phố còn ở nông thôn khi các cụ ra khỏi nhà là dân làng có thể nhận biết dễ dàng hơn.

Chính vì vậy, bác sĩ Tình kiến nghị, ở Thành phố, người già, người bị lẩm cẩm nên đeo thẻ khi ra ngoài đường. 

Theo bác sĩ, bệnh sa sút trí tuệ là một chứng mất trí phổ biến nhất. Vào năm 1906, lần đầu tiên bác sĩ tâm thần và thần kinh học người Đức Alois Alzheimer đã chỉ ra căn bệnh này không thể chữa được, mang tính thoái hóa và gây tử vong. Căn bệnh này được đặt theo tên ông và nó thường xuất hiện ở người trên 65 tuổi.

Theo một nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ người bị sa sút trí tuệ tăng dần theo độ tuổi: trên 65 tuổi khoảng từ 5- 10%; trên 80 tuổi khoảng 20% và 85 tuổi là 47%. Năm 2006, có 26,6 triệu người mắc bệnh sa sút trí tuệ trên toàn thế giới. Dự đoán đến năm 2050, tỷ lệ mắc căn bệnh này sẽ là 1/85 người. Tuổi thọ con người càng cao, quần thể người già càng chiếm tỷ lệ cao trong dân số và số người bị sa sút trí tuệ sẽ càng tăng.

Sa sút trí tuệ ở phụ nữ nhiều hơn nam giới

BS Tình cho biết: Trong giai đoạn đầu, triệu chứng phổ biến nhất là không có khả năng để nhớ được việc vừa xảy ra. Khi nghi ngờ mắc bệnh sa sút trí tuệ, chẩn đoán thường được thực hiện bằng các đánh giá hành vi và kiểm tra nhận thức, có thể chụp cắt lớp hoặc chụp cộng hưởng từ não. Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng bao gồm sự nhầm lẫn, khó chịu, thay đổi tâm trạng, mất khả năng phân tích ngôn ngữ, mất trí nhớ dài hạn, suy giảm các giác quan. Dần dần, cơ thể sẽ mất đi một số chức năng, cuối cùng dẫn đến cái chết. Bệnh sa sút trí tuệ có thể phát triển tiềm tàng trong một thời gian dài trước khi xuất hiện các triệu chứng có thể phát hiện được. Thông thường khi các triệu chứng này bộc lộ, người bệnh chỉ có thể sống được khoảng 7 năm, dưới 3% bệnh nhân sống thọ thêm 14 năm sau khi phát bệnh.

Theo các chuyên gia tâm thần học, 30 – 40% các bệnh nhân sa sút trí tuệ có hoang tưởng. Thường thấy nhất là hoang tưởng bị thiệt hại, bị theo dõi hoặc hoang tưởng ghen tuông. Các hoang tưởng thường không hệ thống mà là các hoang tưởng lẻ tẻ, nhất thời. Các thay đổi về nhân cách ở bệnh nhân sa sút trí tuệ là những triệu chứng gây khó khăn cho gia đình trong việc chăm sóc và chịu đựng đối với người bệnh, trong đó bao gồm cả các nét nhân cách tiền bệnh lý. Bệnh nhân trở nên thu mình, ít quan tâm đến hậu quả các hành vi mà họ gây ra, mất dần các ham thích hứng thú cũ, trở nên cáu kỉnh độc đoán…

“Hiện nay khoa học vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân và tiến triển của bệnh sa sút trí tuệ. Các phương pháp điều trị hiện tại chỉ giúp giảm một phần nhỏ triệu chứng, chưa có phương pháp trị liệu nào có thể ngăn hoặc làm chậm tiến triển của bệnh. Người ta nhận thấy, bệnh sa sút trí tuệ ở phụ nữ bị nhiều hơn nam giới, người lao động chân tay bị nhiều hơn người lao động trí óc”, bác sĩ Tình cho biết.

Vì vậy, bác sĩ Tình khuyến cáo những người cao tuổi nên tích cực đọc sách hoặc học ít nhất một ngoại ngữ thì càng tốt mặc dù học cũng chẳng để làm gì nhưng rất tốt cho vận động não. Theo thế giới tổng kết, cách học ngoại ngữ tốt nhất là chọn tiếng Nga. Ngoài ra, người già nên có chế độ luyện tập thể dục cũng như ăn uống điều độ và hợp lý. Uống nhiều vitamin (đặc biệt vitamin E), ăn nhiều rau xanh, ít dầu mỡ, muối và đường. Hãy để cho tinh thần thật thoải mái đặc biệt là chơi với cháu nhỏ thì càng tốt. Nếu chỉ có 2 người già sống với nhau rất dễ cãi nhau suốt ngày./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người tâm thần 3 lần gây án giết người lĩnh 6 năm tù giam
Người tâm thần 3 lần gây án giết người lĩnh 6 năm tù giam

VOV.VN - Người tâm thần 3 lần gây án giết người, trong đó có 1 nhân viên bếp ăn của trung tâm điều dưỡng tâm thần và bố đẻ của chính anh ta.

Người tâm thần 3 lần gây án giết người lĩnh 6 năm tù giam

Người tâm thần 3 lần gây án giết người lĩnh 6 năm tù giam

VOV.VN - Người tâm thần 3 lần gây án giết người, trong đó có 1 nhân viên bếp ăn của trung tâm điều dưỡng tâm thần và bố đẻ của chính anh ta.

Con trai tâm thần cầm rựa chém liên tiếp khiến cha tử vong
Con trai tâm thần cầm rựa chém liên tiếp khiến cha tử vong

Bị tâm thần, gia đình đưa Nhì vào viện chữa trị. Trốn viện về nhà, Nhì cầm rựa lao vào chém cha đẻ, khiến nạn nhân tử vong tại chỗ

Con trai tâm thần cầm rựa chém liên tiếp khiến cha tử vong

Con trai tâm thần cầm rựa chém liên tiếp khiến cha tử vong

Bị tâm thần, gia đình đưa Nhì vào viện chữa trị. Trốn viện về nhà, Nhì cầm rựa lao vào chém cha đẻ, khiến nạn nhân tử vong tại chỗ

Bệnh sa sút trí tuệ đang gia tăng ở Việt Nam
Bệnh sa sút trí tuệ đang gia tăng ở Việt Nam

VOV.VN - Theo Viện Lão khoa, tỷ lệ người già mắc bệnh sa sút trí tuệ ở cộng đồng chiếm gần 5%. Sau 5 năm, tỷ lệ này tăng lên gần gấp đôi

Bệnh sa sút trí tuệ đang gia tăng ở Việt Nam

Bệnh sa sút trí tuệ đang gia tăng ở Việt Nam

VOV.VN - Theo Viện Lão khoa, tỷ lệ người già mắc bệnh sa sút trí tuệ ở cộng đồng chiếm gần 5%. Sau 5 năm, tỷ lệ này tăng lên gần gấp đôi

Vì sao người bị tâm thần gây án giết người ngày càng tăng?
Vì sao người bị tâm thần gây án giết người ngày càng tăng?

VOV.VN - Theo luật sư, hiện nay đang có sự lơ là trong việc quản lý người tâm thần, dẫn đến những vụ giết người thương tâm do người bị tâm thần gây án.

Vì sao người bị tâm thần gây án giết người ngày càng tăng?

Vì sao người bị tâm thần gây án giết người ngày càng tăng?

VOV.VN - Theo luật sư, hiện nay đang có sự lơ là trong việc quản lý người tâm thần, dẫn đến những vụ giết người thương tâm do người bị tâm thần gây án.

Cô gái tâm thần sinh bé trai, lộ mặt "tác giả" là gã hàng xóm
Cô gái tâm thần sinh bé trai, lộ mặt "tác giả" là gã hàng xóm

Khi người phụ nữ tâm thần hạ sinh bé trai và qua giám định, Cơ quan Công an xác định, tác giả chính là gã hàng xóm 53 tuổi.

Cô gái tâm thần sinh bé trai, lộ mặt "tác giả" là gã hàng xóm

Cô gái tâm thần sinh bé trai, lộ mặt "tác giả" là gã hàng xóm

Khi người phụ nữ tâm thần hạ sinh bé trai và qua giám định, Cơ quan Công an xác định, tác giả chính là gã hàng xóm 53 tuổi.

7 thực phẩm giảm triệu chứng tâm thần
7 thực phẩm giảm triệu chứng tâm thần

Nên uống trà hoa cúc, bổ sung thêm omega 3, ăn cà rốt... nếu bạn có những dấu hiệu dễ quên, trầm cảm - triệu chứng bệnh tâm thần phân liệt. 

7 thực phẩm giảm triệu chứng tâm thần

7 thực phẩm giảm triệu chứng tâm thần

Nên uống trà hoa cúc, bổ sung thêm omega 3, ăn cà rốt... nếu bạn có những dấu hiệu dễ quên, trầm cảm - triệu chứng bệnh tâm thần phân liệt.