Không bao giờ là quá muộn để điều trị loãng xương

VOV.VN - Bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D cùng cách sống lành mạnh thì mới có thể giảm thiểu khả năng gãy xương.

Loãng xương là tình trạng xương trong cơ thể chúng ta bị giảm khối lượng, bị mất chất khoáng như canxi trong thành phần cấu tạo. Khi bị bệnh này, xương sẽ bị giòn, xốp, dễ gãy và xẹp. Hầu hết mọi người không nhận ra mình bị loãng xương cho đến khi xương bị gãy hoặc các đốt sống bị đau, biến dạng. 

Các dấu hiện và triệu chứng của bệnh này rất ít nên khó nhận ra. Đây là lý do tại sao loãng xương thường được gọi là “căn bệnh thầm lặng”. Những người phụ nữ thường dễ bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này hơn đàn ông, khi phát hiện bệnh cần thay đổi lối sống và điều trị để ngăn ngừa việc mất xương và nguy cơ gãy xương.

Xương được hình thành bởi các tế bào chuyên biệt. Giống như phần còn lại của cơ thể, xương liên tục được tổng hợp và phân chia làm mới. Nó cũng giống như các cơ bắt, cần tập thể dục để tăng cường sức mạnh. Những năm đầu của cuộc đời, xương phát triển rất mạnh, đến cuối những năm thiếu niên, sự phát triển xương hoàn thành và khối lượng xương đạt đến giới hạn.

Trong xương tồn tại hai kích tố tình dục estrogen và testosterone đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức mạnh của xương ở nam giới và phụ nữ. Sự sụt giảm estrogen xảy ra trong thời kì mãn kinh làm cho xương bị thiếu hụt nhanh. Trong 5 năm đầu tiên sau khi mãn kinh, người phụ nữ trung bình mất lên đến 10% tổng số khối lượng xương trong cơ thể. Gãy xương cột sống do loãng xương có thể dẫn đến mất chiều cao và biến dạng cột sống.

Loãng xương không gây đau hoặc có các triệu chứng cụ thể. Tuy nhiên, nó làm tăng nguy cơ gãy xương và suy nhược cơ thể. Khi bệnh đến giai đoạn nặng, thường xuất hiện triệu chứng như đau cột sống, biến dạng cột sống và gãy xương. Biến dạng cột sống thường thấy lưng còng, sụt cột sống, vẹo cột sống. Chiều cao giảm dần theo tuổi. Trường hợp bị xẹp cột sống sẽ thấy đau lưng âm ỉ, cảm thấy nhói khi đứng lên hoặc vận động. Ở người cao tuổi va chạm nhẹ rất dễ gãy xương.

Có nhiều yếu tố gây nguy cơ loãng xương như chế độ ăn uống thiếu canxi và vitamin D, hút thuốc lá, uống rượu nhiều, uống nhiều cà phê, không hoạt động thể chất, mãn kinh sớm (trước tuổi 45), sử dụng lâu dài các loại thuốc như corticosteroids cho bệnh viêm khớp dạng thấp và bệnh hen suyễn.

Để đảm bảo cho xương chắc khỏe, cần có chế độ ăn uống lành mạnh, ăn các thực phẩm giàu canxi, hấp thụ đủ vitamin D, tránh hút thuốc, hạn chế rượu và caffeine, vận động thường xuyên và tập thể dục. Điều quan trọng là có một chế độ ăn uống cân bằng, nhiều loại thức ăn và đủ lượng canxi, đây là biện pháp quan trọng để xây dựng và duy trì xương khỏe mạnh. Bởi bếu cơ thể không đủ canxi trong máu thì sẽ lấy canxi từ xương, việc đảm bảo đủ canxi trong chế độ ăn uống là cách quan trọng để bảo vệ canxi trong xương.

Ở Úc, một người lớn tiêu thụ trung bình 1.000mg canxi mỗi ngày. Phụ nữ và nam giới độ tuổi trên 70 sau mãn kinh được khuyến khích dùng 1.300mg canxi mỗi ngày. Trẻ em phụ thuộc vào độ tuổi sẽ cần tới 1.300mg canxi mỗi ngày. Thực phẩm từ sữa có hàm lượng canxi cao nhất, nhưng có nhiều nguồn cung cấp khác như cá mòi, hạnh nhân.

Bên cạnh việc chú trọng bổ sung canxi, cần bổ sung thêm nhiều vitamin D để tăng độ chắc khỏe của xương. Vitamin D rất quan trọng trong việc giúp cơ thể hấp thụ canxi trong thức ăn. Chúng ta có thể hấp thụ vitamin D từ mặt trời nên cần tắm nắng vừa đủ để sản xuất vitamin D cho cơ thể. Loại vitamin này còn có thể tìm thấy trong một số loại thực phẩm như cá hồi, cá trích, cá thu, gan, trứng, thực phẩm tăng cường như sữa ít béo và bơ thực vật.

Nếu bạn bị loãng xương thì không bao giờ là quá muộn để tìm cách điều trị. Trên thực tế, tuổi tác là một trong những yếu tố tạo nên nguy cơ đối với bệnh loãng xương. Nếu có một phong cách sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, ăn uống điều độ đủ chất bạn có thể cải thiện đáng kể khả năng loãng xương trong cơ thể mình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bệnh loãng xương: kẻ giết người thầm lặng
Bệnh loãng xương: kẻ giết người thầm lặng

Khi khối lượng xương giảm đến 30% thì mới có các biểu hiện trên lâm sàng.

Bệnh loãng xương: kẻ giết người thầm lặng

Bệnh loãng xương: kẻ giết người thầm lặng

Khi khối lượng xương giảm đến 30% thì mới có các biểu hiện trên lâm sàng.

5 món ăn trị bệnh còi xương cho trẻ
5 món ăn trị bệnh còi xương cho trẻ

Ngoài các món ăn, việc cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào thời gian thích hợp là điều cần thiết.

5 món ăn trị bệnh còi xương cho trẻ

5 món ăn trị bệnh còi xương cho trẻ

Ngoài các món ăn, việc cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào thời gian thích hợp là điều cần thiết.

Đau xương khớp ở tuổi dậy thì
Đau xương khớp ở tuổi dậy thì

Trong giai đoạn xương phát triển nhanh của tuổi dậy thì, trẻ sẽ gặp những rối loạn về cơ xương khớp đáng lo ngại.

Đau xương khớp ở tuổi dậy thì

Đau xương khớp ở tuổi dậy thì

Trong giai đoạn xương phát triển nhanh của tuổi dậy thì, trẻ sẽ gặp những rối loạn về cơ xương khớp đáng lo ngại.

Béo phì lúc trẻ, loãng xương khi già
Béo phì lúc trẻ, loãng xương khi già

Mật độ xương của trẻ béo phì thấp hơn 5-6% do thiếu các khoáng chất

Béo phì lúc trẻ, loãng xương khi già

Béo phì lúc trẻ, loãng xương khi già

Mật độ xương của trẻ béo phì thấp hơn 5-6% do thiếu các khoáng chất

Thuốc xịt trị loãng xương có nguy cơ gây ung thư
Thuốc xịt trị loãng xương có nguy cơ gây ung thư

(VOV) -EMA  khuyến cáo liên quan đến giới hạn lại chỉ định trong điều trị bệnh loãng xương do việc sử dụng dài ngày

Thuốc xịt trị loãng xương có nguy cơ gây ung thư

Thuốc xịt trị loãng xương có nguy cơ gây ung thư

(VOV) -EMA  khuyến cáo liên quan đến giới hạn lại chỉ định trong điều trị bệnh loãng xương do việc sử dụng dài ngày

Tìm hiểu về bệnh viêm xương khớp
Tìm hiểu về bệnh viêm xương khớp

VOV.VN - Trực tiếp trên VOV2 từ 9h00 ngày 19/10.

Tìm hiểu về bệnh viêm xương khớp

Tìm hiểu về bệnh viêm xương khớp

VOV.VN - Trực tiếp trên VOV2 từ 9h00 ngày 19/10.