4 triệu trẻ sơ sinh được cứu sống bằng “Cái ôm đầu tiên”

VOV.VN - "Cái ôm đầu tiên" là bước thực hành đơn giản có khả năng cứu sống trẻ, giúp tăng cường tiếp xúc da kề da giữa mẹ và trẻ ngay sau khi sinh.

Cứ 2 phút có 1 trẻ sơ sinh tử vong, hãy cứu sống trẻ bằng Cái ôm đầu tiên. Đây là thông điệp được các chuyên gia ý tế trong nước và quốc tế đưa ra tại Hội nghị lần thứ 2 về Đẩy mạnh chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) tổ chức mới đây tại thành phố Đà Nẵng với chủ đề “Cái ôm đầu tiên: Hướng tới 4 triệu trẻ sơ sinh tiếp theo”.

Hội nghị lần thứ 2 về Đẩy mạnh chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, cứ 2 phút có một trẻ sơ sinh tử vong. Nguyên nhân chính là trẻ bị tách khỏi mẹ quá sớm sau khi lọt lòng, không được bú sữa mẹ; Trẻ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn, suy dinh dưỡng và tử vong tăng gấp bội.

Năm 2013, các quốc gia Khu vục Châu Á - Thái Bình Dương đã thông qua kế hoạch hành động vì trẻ sơ sinh khỏe mạnh giai đoạn 2014-2020. Theo đó, mỗi năm, có 4 triệu trẻ sơ sinh được chăm sóc tốt, khỏi nguy cơ tử vong sau sinh. "Cái ôm đầu tiên" là bước thực hành đơn giản có khả năng cứu sống trẻ, giúp tăng cường tiếp xúc da kề da giữa mẹ và trẻ ngay sau khi sinh.

Tại Việt Nam, phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh thiết yếu sớm được áp dụng tại các cơ sở y tế của 63 tỉnh, thành phố. Hơn 78% trẻ sinh đủ tháng ở Việt Nam được tiếp xúc da kề da với mẹ và được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ trong giai đoạn sau sinh.

Phương pháp chăm sóc Kangaroo - da kề da đối với trẻ sơ sinh thiếu tháng 
(Ảnh của Tổ chức Y tế Thế giới).
Các chuyên gia y tế cho rằng, chương trình chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh thiết yếu sớm ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã có chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên vẫn còn hàng triệu trẻ sơ sinh có thể gặp rủi ro. Tổ chức Y tế thế giới kêu gọi các nước nỗ lực cứu sống trẻ sơ sinh có nguy cơ tử vong bằng Cái ôm đầu tiên. 

Ông Anthony Mark Costell, Giám đốc Chương trình Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ em Tổ chức Y tế thế giới cho biết: "Hiện nay, tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ ở các nước ngày càng giảm do áp lực công việc của mẹ phải rời con sớm. Tình trạng phụ nữ lúc sinh con phải ở một mình, cách ly trẻ sau sinh diễn ra phổ biến. Trẻ không được tiếp xúc hơi ấm da của mẹ, không được bú sữa mẹ có nguy cơ hạ thân nhiệt, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Chúc tôi hoàn toàn ủng hộ nỗ lực các nước hướng tới chăm sóc trẻ sau sinh tốt hơn bằng phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh thiết yếu sớm, thông qua cái ôm đầu tiên"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đừng chủ quan khi trẻ bị đau nhức đầu
Đừng chủ quan khi trẻ bị đau nhức đầu

VOV.VN - Hầu hết chúng ta chỉ thấy người lớn bị đau đầu nhưng ngay cả trẻ em cũng đôi khi phải chịu đau đớn ở đầu. Vậy đâu là nguyên nhân đằng sau nó?

Đừng chủ quan khi trẻ bị đau nhức đầu

Đừng chủ quan khi trẻ bị đau nhức đầu

VOV.VN - Hầu hết chúng ta chỉ thấy người lớn bị đau đầu nhưng ngay cả trẻ em cũng đôi khi phải chịu đau đớn ở đầu. Vậy đâu là nguyên nhân đằng sau nó?

7 cách làm trẻ sơ sinh nín khóc và vui vẻ trở lại
7 cách làm trẻ sơ sinh nín khóc và vui vẻ trở lại

VOV.VN - Khóc là một trong những phản ứng tự nhiên ở trẻ sơ sinh khi đói, lạnh, nóng hay làm nũng. Đây là những cách giúp trẻ nín khóc và vui vẻ trở lại.

7 cách làm trẻ sơ sinh nín khóc và vui vẻ trở lại

7 cách làm trẻ sơ sinh nín khóc và vui vẻ trở lại

VOV.VN - Khóc là một trong những phản ứng tự nhiên ở trẻ sơ sinh khi đói, lạnh, nóng hay làm nũng. Đây là những cách giúp trẻ nín khóc và vui vẻ trở lại.

Phát hiện sớm thai nhi bị dị tật bẩm sinh để có hướng điều trị sớm
Phát hiện sớm thai nhi bị dị tật bẩm sinh để có hướng điều trị sớm

VOV.VN - Việc phát hiện sớm dị tật bẩm sinh có ý nghĩa rất lớn trong công tác điều trị nhằm đem lại một cuộc sống tốt đẹp hơn cho chính các bé và bố mẹ.

Phát hiện sớm thai nhi bị dị tật bẩm sinh để có hướng điều trị sớm

Phát hiện sớm thai nhi bị dị tật bẩm sinh để có hướng điều trị sớm

VOV.VN - Việc phát hiện sớm dị tật bẩm sinh có ý nghĩa rất lớn trong công tác điều trị nhằm đem lại một cuộc sống tốt đẹp hơn cho chính các bé và bố mẹ.