Phát hiện sớm ung thư cổ tử cung: xét nghiệm PAP chưa đủ!

VOV.VN - 33% ung thư CTC xảy ra ở những phụ nữ có kết quả xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung bình thường

Các hội thảo khoa học về “Sàng lọc ung thư cổ tử cung và vai trò của xét nghiệm HPV” diễn ra trong 2 ngày 22/4 và 23/4 lần lượt tại TP.HCM và Hà Nội, với sự tham dự của TS Philip E.Castle - Giám đốc điều hành Sáng kiến ung thư toàn cầu và Hiệp hội phòng chống ung thư cổ tử cung toàn cầu.

Các chuyên gia chia sẻ với báo chí thông tin mới trong lĩnh vực phòng chống UT CTC


Đông đảo các thày thuốc chuyên khoa từ các bệnh viện ở 2 thành phố đã tới hội thảo, trao đổi và cập nhật các thông tin khoa học mới trong lĩnh vực tầm soát và điều trị ung thư cổ tử cung (CTC).

ThS BS Lê Quang Thanh, Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) dẫn số liệu từ báo cáo của Tổ chức ung thư thế giới GLOBOCAN 2012 (IARC) cho biết: hàng năm ở Việt Nam có khoảng 5.100 trường hợp mới mắc ung thư CTC, trong đó tại BV Từ Dũ phát hiện khoảng 600 trường hợp mắc mới, mỗi năm có 2.400 phụ nữ tử vong vì ung thư CTC (khoảng 7 ca/ngày).

Những nghiên cứu lâm sàng đã kết luận: Ung thư CTC là ung thư phổ biến đứng hàng thứ hai trong các loại ung thư ở phụ nữ. Hơn 99% ung thư CTC là do HPV. Trong đó HPV 16 và HPV 18 chiếm 70% các trường hợp ung thư CTC. Tuy nhiên ung thư CTC có thể phòng ngừa, chữa khỏi nếu được phát hiện sớm.

Mối liên quan giữa HPV và ung thư CTC
Ung thư CTC là  tổn thương ác tính tại cổ tử cung , có những biểu hiện như chồi, sùi, loét, dễ chảy máu, tiết dịch hôi, ra máu bất thường… Ung thư xuất hiện khi các tế bào cổ tử cung biến đổi và phát triển bất thường một cách không kiểm soát.

Về nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây nên ung thư CTC có thể kể tới virus gây u nhú ở người (Human Papilloma- gọi tắt là HPV). Một số chủng HPV gây ra bệnh mụn cóc và bệnh sùi mào gà.
Các nghiên cứu cho thấy tuổi bị ung thư cổ tử cung chiếm tỷ lệ cao nhất ở phụ nữ từ 45-70 tuổi. (xem biểu đồ).

Theo nghiên cứu khoa học, 80% phụ nữ nhiễm HPV trong cuộc đời của họ và hầu hết đều tự khỏi bệnh. Hơn 99 % ung thư cổ tử cung là do HPV, trong đó HPV 18 và 16 chiếm 70% các trường hợp. Thời gian trung bình từ khi nhiễm HPV đến khi xuất hiện tổn thương ung thư cổ tử cung là 10-15 năm.
HPV lây truyền chủ yếu qua đường tình dục không an toàn: quan hệ sớm hoặc có nhiều bạn tình.

Theo TS Philip E Castle, “Nhiễm dai dẳng một hoặc nhiều hơn một trong 14 chủng HPV là nguy cơ cao gây nên hầu hết các trường hợp tiền ung thư và ung thư cổ tử cung. HPV là nguyên nhân chính gây nên ung thư cổ tử cung nhưng không phải là nguyên nhân thường xuyên. Điểm chính yếu là sự nhiễm HPV dai dẳng.

Xét nghiệm HPV nhạy hơn và ít đặc hiệu hơn so với xét nghiệm PAP. Việc sàng lọc ngay từ đầu với xét nghiệm HPV giảm nguy cơ bỏ sót và xác định nhóm phụ nữ có nguy cơ cao để tập trung về mặt lâm sàng, tăng hiệu quả trong công tác xử trí”.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa: phát hiện thông qua sàng lọc sớm
Ở Việt Nam, để đáp ứng nhu cầu kiến thức và kỹ năng đối với các cán bộ y tế trong việc cung cấp dịch vụ sàng lọc, dự phòng và điều trị ung thư cổ tử cung tại các tuyến y tế cơ sở, ngày 16/5/2011 Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 1476/QDD-BYT về việc phê duyệt tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn sàng lọc, điều trị tổn thương tiền ung thư để dự phòng thứ cấp ung thư cổ tử cung" được áp dụng trong tất cả các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước, tư nhân có cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Tại nhiều cơ sở y tế đã cung cấp cho bệnh nhân các dịch vụ khám sàng lọc, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả tổn thương tiền ung thư, nhằm phát hiện sớm và điều trị UT CTC. Việc chủng ngừa HPV cũng được đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân, giúp giảm số ca bệnh và giảm tổn hại tới người bệnh.

Chương trình sàng lọc ung thư CTC tại Việt Nam được bắt đầu từ những năm 1980. Việc khám sàng

______________________
33% ung thư cổ tử cung xảy ra ở những phụ nữ có kết quả xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (PAP) bình thường !
______________________
lọc đi kèm với xét nghiệm PAP (phết tế bào âm đạo). Còn hiện nay, theo Hướng dẫn Quốc gia về sàng lọc ung thư CTC năm 2011, khám sàng lọc bao gồm làm xét nghiệm PAP (PAP truyền thống, PAP dung dịch (LBC), HPV ADN. Trên thực tế, hiện có 3 phương pháp sàng lọc đang được triển khai thực hiện gồm: Kiểm tra những thay đổi về tế bào của cổ tử cung (PAP Smer), kiểm tra trực quan với axít axetic (VIA) và xét nghiệm HPV ADN.

Theo ThS BS Lê Quang Thanh, xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (PAP) đơn độc là không đủ, bởi lẽ hơn 33% ung thư cổ tử cung xảy ra ở những phụ nữ có kết quả xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung bình thường. Để tầm soát ung thư CTC, phụ nữ ở lứa tuổi nguy cơ cao cần được xét nghiệm cả HPV.

Theo TS Philip E Castle, xét nghiệm HPV có độ nhạy 90-95%, các quy trình ngày nay do máy móc tự động thực hiện, giảm được sai sót do yếu tố con người.

Phác đồ sàng lọc ung thư cổ tử cung bao gồm xét nghiệm HPV có thể được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam. Để làm tốt quy trình này, việc cần thiết là huấn luyện, đào tạo cán bộ y tế và giáo dục, tư vấn bệnh nhân.

“Dù ở nơi đâu trên thế giới thì “thủ phạm” gây ung thư CTC luôn giống nhau. Mọi phụ nữ đều có nguy cơ nhiễm HPV như nhau. Nếu họ tiếp cận được các dịch vụ y tế phù hợp, tầm soát và phát hiện sớm được ung thư CTC thì sẽ tránh được bệnh hoặc giảm hậu quả nếu mắc bệnh, cũng là giảm gánh nặng cho toàn xã hội”- TS Philip E Castle kết luận./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nước uống có đường có thể gây ung thư nội mạc tử cung
Nước uống có đường có thể gây ung thư nội mạc tử cung

Một nghiên cứu mới đây cho thấy nước uống có đường có thể làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.

Nước uống có đường có thể gây ung thư nội mạc tử cung

Nước uống có đường có thể gây ung thư nội mạc tử cung

Một nghiên cứu mới đây cho thấy nước uống có đường có thể làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.

Những thực phẩm chứa chất gây ung thư
Những thực phẩm chứa chất gây ung thư

VOV.VN - Những hóa chất có trong thực phẩm biến đổi gen, đường tinh luyện hay bắp rang bơ... đều có thể gây ra bệnh ung thư.

Những thực phẩm chứa chất gây ung thư

Những thực phẩm chứa chất gây ung thư

VOV.VN - Những hóa chất có trong thực phẩm biến đổi gen, đường tinh luyện hay bắp rang bơ... đều có thể gây ra bệnh ung thư.

Số các ca ung thư đang gia tăng trên thế giới
Số các ca ung thư đang gia tăng trên thế giới

VOV.VN - Theo IARC, cứ 1/8 nam giới và 1/12 phụ nữ sẽ chết vì căn bệnh ung thư này.

Số các ca ung thư đang gia tăng trên thế giới

Số các ca ung thư đang gia tăng trên thế giới

VOV.VN - Theo IARC, cứ 1/8 nam giới và 1/12 phụ nữ sẽ chết vì căn bệnh ung thư này.