An toàn điện hạt nhân với công nghệ lò phản ứng nước nhẹ

(VOV) - Sau những sự cố Chernobyl, Fukushima... nhiều quốc gia quan tâm đặc biệt đến vấn đề này.

Trong các ngày từ 28 - 31/5/2013 tại thành phố Potdonsker, tỉnh lỵ Moscow, diễn ra cuộc hội thảo khoa học - kỹ thuật quốc tế lần thứ 8 mang tên “Bảo đảm an toàn nhà máy điện hạt nhân với công nghệ lò phản ứng nước nhẹ”.

Cuộc hội thảo do Công ty cổ phần Gidropress của Nga đăng cai với sự tài trợ của hàng chục công ty, tập đoàn năng lượng lớn, nhỏ của Nga... Hơn 300 nhà khoa học và chuyên gia của lĩnh vực năng lượng nguyên tử của Nga, của các nước thuộc Liên Xô (trước đây) và các nước châu Âu như Đức, Phần Lan, Czech, Slovakia v.v... đã tham dự cuộc hội thảo kéo dài 4 ngày này.

Sau những sự cố nhà máy điện hạt nhân như Chernobyl, Fukushima... an toàn nhà máy điện hạt nhân trở thành vấn đề lớn thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đã, đang và sắp tiến hành xây dựng các nhà máy điện hạt nhân. Chính bởi thế, phần lớn trong số các tham luận đọc tại hội thảo đều xoay quanh chủ đề làm thế nào và xây dựng kế hoạch, chiến lược ra sao trong giai đoạn ngắn hạn, dài hạn để bảo đảm an toàn hạt nhân ở mỗi quốc gia.

Quang cảnh hội thảo về an toàn nhà máy điện hạt nhâ (ảnh: VOV-Moscow)


Ông Sergey Sorokin, Trưởng ban Khoa học – Kỹ thuật của Công ty Cổ phần Gidropress, Phó trưởng ban Tổ chức Hội thảo cho biết: “Cuộc hội thảo được tổ chức 2 năm một lần này nhằm trao đổi kinh nghiệm giữa các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhân viên của các nhà máy điện hạt nhân, các nhà quản lý dự án... về an toàn và bảo đảm tiêu chuẩn an toàn cho các nhà máy điện nguyên tử. Lần này, cuộc hội thảo diễn ra sau những sự cố về điện hạt nhân trên thế giới nên chúng tôi tập trung sự chú ý vào những nội dung vận hành an toàn nhà máy điện hạt nhân sử dụng công nghệ lò phản ứng nước nhẹ”.

Tại phiên hội thảo toàn thể ngày khai mạc, các đại biểu đã nghe tham luận và trao đổi ý kiến xung quanh các chủ đề như “Năng lượng nguyên tử Nga sau thảm họa Fukushima: thực tế và kỳ vọng”; “Chiến lược phát triển năng lượng hạt nhân Nga trong 50 năm đầu của Thế kỷ 21”; “Nhà máy điện nguyên tử sử dụng công nghệ lò phản ứng nước nhẹ - triển vọng cải thiện việc sử dụng năng lượng hạt nhân”; “Kéo dài thời hạn sử dụng của các lò phản ứng nước nhẹ trên cơ sở hoàn thiện các vật liệu kết cấu” v.v...

Trả lời phỏng vấn của phóng viên Việt Nam quan tâm đến việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam và sự an toàn hạt nhân, ông Mikhail Nikitenko, Tiến sỹ khoa học, phó Ban Thiết kế Công ty Gidropress cho biết: “Trước tiên, các chuyên gia Việt Nam cần phải suy nghĩ đến việc lựa chọn phương án đúng trong xây dựng nhà máy điện hạt nhân được Nga giới thiệu. Bởi vì các đề án này đều được sử dụng cho một giai đoạn khá dài đó là tới 60 năm.”

Ông Nikitenko cũng cho biết một số hạng mục của công trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân trong hợp đồng của Nga với Việt Nam đã được bắt đầu và nhiều sinh viên Việt Nam đã được đào tạo để khi hoàn thành nhà máy điện hạt nhân họ có thể trở thành những người vận hành an toàn.

Trong 3 ngày tiếp theo, các đại biểu sẽ tham gia thảo luận chuyên sâu ở các tiểu ban với những chủ đề trao đổi cụ thể, chuyên biệt./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trận động đất mới đe dọa an toàn hạt nhân Nhật Bản
Trận động đất mới đe dọa an toàn hạt nhân Nhật Bản

Nhà máy điện hạt nhân Onagawa thuộc tỉnh Miyagi đang gặp nguy hiểm và làm dấy lên lo ngại về tình hình hạt nhân tại Nhật Bản.

Trận động đất mới đe dọa an toàn hạt nhân Nhật Bản

Trận động đất mới đe dọa an toàn hạt nhân Nhật Bản

Nhà máy điện hạt nhân Onagawa thuộc tỉnh Miyagi đang gặp nguy hiểm và làm dấy lên lo ngại về tình hình hạt nhân tại Nhật Bản.

Nhật Bản thành lập Cục an toàn hạt nhân mới
Nhật Bản thành lập Cục an toàn hạt nhân mới

(VOV) - Cục này ra đời sau khi có nhiều ý kiến nghi ngờ giới quản lý và giới chủ nhà máy hạt nhân thông đồng.

Nhật Bản thành lập Cục an toàn hạt nhân mới

Nhật Bản thành lập Cục an toàn hạt nhân mới

(VOV) - Cục này ra đời sau khi có nhiều ý kiến nghi ngờ giới quản lý và giới chủ nhà máy hạt nhân thông đồng.

Pháp lo ngại an toàn hạt nhân
Pháp lo ngại an toàn hạt nhân

Hiện Pháp là nước có nhiều lò phản ứng nhà máy điện hạt nhân nhất châu Âu với 58 nhà máy điện hạt nhân.

Pháp lo ngại an toàn hạt nhân

Pháp lo ngại an toàn hạt nhân

Hiện Pháp là nước có nhiều lò phản ứng nhà máy điện hạt nhân nhất châu Âu với 58 nhà máy điện hạt nhân.

Trung Quốc chi gần 13 tỷ USD đảm bảo an toàn hạt nhân
Trung Quốc chi gần 13 tỷ USD đảm bảo an toàn hạt nhân

(VOV) - Trung Quốc cũng vạch ra một lộ trình về an toàn hạt nhân của Trung Quốc đạt chuẩn quốc tế vào năm 2020.

Trung Quốc chi gần 13 tỷ USD đảm bảo an toàn hạt nhân

Trung Quốc chi gần 13 tỷ USD đảm bảo an toàn hạt nhân

(VOV) - Trung Quốc cũng vạch ra một lộ trình về an toàn hạt nhân của Trung Quốc đạt chuẩn quốc tế vào năm 2020.

Hội đồng An toàn hạt nhân Quốc gia họp phiên thứ hai
Hội đồng An toàn hạt nhân Quốc gia họp phiên thứ hai

(VOV) - Hội đồng đã nghe và cho ý kiến vào công tác chuẩn bị cho chương trình điện hạt nhân tại Việt Nam.

Hội đồng An toàn hạt nhân Quốc gia họp phiên thứ hai

Hội đồng An toàn hạt nhân Quốc gia họp phiên thứ hai

(VOV) - Hội đồng đã nghe và cho ý kiến vào công tác chuẩn bị cho chương trình điện hạt nhân tại Việt Nam.

Thủ tướng Nhật Bản cam kết giải quyết an toàn hạt nhân
Thủ tướng Nhật Bản cam kết giải quyết an toàn hạt nhân

Chính phủ Nhật Bản cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực hết sức mình để giải quyết dứt điểm thảm họa hạt nhân, sau sự cố tại nhà máy Fukushima.  

Thủ tướng Nhật Bản cam kết giải quyết an toàn hạt nhân

Thủ tướng Nhật Bản cam kết giải quyết an toàn hạt nhân

Chính phủ Nhật Bản cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực hết sức mình để giải quyết dứt điểm thảm họa hạt nhân, sau sự cố tại nhà máy Fukushima.  

IAEA đến Nhật Bản kiểm tra an toàn hạt nhân
IAEA đến Nhật Bản kiểm tra an toàn hạt nhân

10 chuyên gia của IAEA sẽ đến và ở lại nước này trong 9 ngày, nhằm thanh tra mức độ an toàn của hai lò phản ứng ở nhà máy điện hạt nhân Ohi

IAEA đến Nhật Bản kiểm tra an toàn hạt nhân

IAEA đến Nhật Bản kiểm tra an toàn hạt nhân

10 chuyên gia của IAEA sẽ đến và ở lại nước này trong 9 ngày, nhằm thanh tra mức độ an toàn của hai lò phản ứng ở nhà máy điện hạt nhân Ohi