Ảnh hiếm về những “ngày tàn” của Đức Quốc xã trong Thế chiến II

VOV.VN-1 tuần sau khi Adolf Hitler tự tử, ngày 7/5/1945, Đức đầu hàng vô điều kiện. Dưới đây là chùm ảnh về những ngày tàn của Đức Quốc xã trong Thế chiến II.

Những người lính Đức đang đứng trên một con đường đổ nát ở Bastogne, Bỉ ngày 9/1/1945 sau khi bị quân đội Mỹ bắt giữ.
Những chiếc máy bay B-24 của quân đội Mỹ trên bầu trời Salzburg, Áo ngày 27/12/1944. Phía dưới là những đám khói bốc lên từ các căn cứ của kẻ thù sau khi bị dội bom.
Một người lính Đức đeo một dây đạn trên cổ trong cuộc phản công của quân đội Đức ở Bỉ và Luxembourg ngày 2/1/1945.
Những chiếc máy bay vận tải C-47 bay ở tầm thấp tới chi viện cho quân đội Mỹ trong trận chiến với Đức ở Bastogne, Bỉ ngày 6/1/1945. Phía xa là khói bốc lên từ kho vũ khí bị phá hủy của Đức trong khi phía trước là những chiếc xe tăng của Mỹ đang được điều động để hỗ trợ lực lượng bộ binh chiến đấu.
Những người tị nạn đứng chờ trên đường ở La Gleize, Bỉ ngày 2/1/1945 để đi sơ tán sau khi quân đội Mỹ giành lại quyền kiểm soát khu vực này từ tay Đức.
Một người lính Đức bị bắn chết nằm ở góc đường tại Stavelot, Bỉ ngày 2/1/1945 trong trận Bulge.
Từ trái qua, Thủ tướng Anh Winston Churchill, Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt và nhà lãnh đạo Liên Xô  Josef Stalin trong bức ảnh chụp ở điện Livadia, Yalta, Crimea ngày 4/2/1945. Ba nhà lãnh đạo này đã gặp nhau để thảo luận về việc sắp xếp lại trật tự châu Âu cũng như vận mệnh của nước Đức sau Thế chiến thứ 2.
Khi cuộc chiến dần đi đến hồi kết cũng là lúc nó ngày càng ác liệt. Trong bối cảnh ngày càng nhiều thành viên thuộc Volkssturm (Lực lượng dân quân quốc gia của Đức Quốc xã) bị điều ra tiền tuyến, chính phủ Đức Quốc xã đối mặt với sức ép từ việc thiếu quân tư trang. Để khắc phục sự thiếu thốn này, những điểm thu gom quần áo, giày dép và các trang thiết bị được lập ra để kêu gọi sự hỗ trợ từ người dân Đức cho cuộc chiến.
Ba bức ảnh liên tiếp ghi lại phản ứng của một người lính Đức 16 tuổi sau khi bị quân đội Mỹ bắt giữ năm 1945.
Hình ảnh từ trên cao cho thấy cảnh tượng khu Phố Cổ thuộc thành phố Dresden, Đức bị tàn phá nặng nền sau các cuộc ném bom của quân đồng mình từ ngày 13/2 - 15/2/1945. Khoảng 3.600 máy bay đã thả hơn 3.900 tấn bom và các thiết bị nổ xuống thành phố này khiến gần 40 km vuông trung tâm thành phố bị phá hủy và 22.000 người thiệt mạng.
Những người lính Mỹ đổ bộ vào Coblenz, Đức trong khi một người lính khác đã chết nằm gục trên đường ngày 18/3/1945.

Thánh đường Cologne giữa quang cảnh bờ tây sông Rhine ở Cologne, Đức bị tàn phá nặng nề ngày 24/4/1945. Đường sắt và cầu Hohenzollern hoàn hoàn bị phá hủy sau 3 năm không kích của quân Đồng minh.

Một người lính Mỹ đứng canh gác một nhóm quân Đức sau khi bắt giữ những người này vào tháng 4/1945 tại một khu rừng ở Đức.
Adolf Hitler và một thành viên thuộc tổ chức thanh niên "Hitler Jugend" của Đức Quốc xã tại Berline ngày 25/4/1945, chỉ 4 ngày trước khi trùm phát xít tự tử.

Các sĩ quan Liên Xô và lính Mỹ trong cuộc gặp gỡ thân mật ở sông Elbe tháng 4/1945.

Hình ảnh các tù nhân Đức trên đường tới Heidelberg ngày 4/4/1945.
Một người lính Mỹ đứng giữa đống đổ nát trong Đài tưởng niệm Trận chiến giữa các quốc gia ở Leipzig sau khi quân Đồng minh tấn công thành phố này ngày 18/4/1945. Đài tưởng niệm khổng lồ này là một trong những thành trì cuối cùng mà quân đội Đức Quốc xã cố thủ trong thành phố này.
Một sĩ quan Đức ngồi ăn trưa giữa đống đổ nát ở Saarbrücken, Đức vào đầu mùa xuân năm 1945.
Cảm xúc dâng trào, một người mẹ ở Cộng hòa Séc đã ôm hôn một người lính Nga ngày 5/5/1945 ở thủ đô Prague để cảm ơn những người đã đem tới tự do cho ngôi nhà yêu quý của bà.
Cảnh tượng ở một ga tàu điện ngầm tại thành phố New York ngày 1/5/1945 sau khi nhận được tin Hitler đã chết. Trùm phát xít này đã tự bắn vào đầu trong một boong-ke ở Berlin ngày 30/4/1945.
Cảnh tượng ở Whitehall trung tâm thủ đô London ngày 8/5/1945, hay còn gọi là ngày Chiến thắng sau khi nghe thông báo chính thức Đức đã đầu hàng vô điều kiện. Hơn 1 triệu người đã tham gia sự kiện này trên mọi ngả đường ở London.
Quảng trưởng Thời đại ở thành phố New York ngày 7/5/1945 cũng chật cứng người sau khi thông báo quân Đức đầu hàng vô điều kiện trong Thế chiến thứ 2 được phát đi.
Hình ảnh ăn mừng chiến thẳng ở Quảng trường Đỏ, Moscow ngày 9/5/1945.
Tòa nhà Quốc hội Đức (Reichstag) ở Berline bị phá hủy nặng nề sau khi Thế chiến thứ 2 kết thúc.
Bức ảnh màu ở thành phố lịch sử Nuremberg, Đức bị chiến tranh tàn phá được chụp vào tháng 6/1945. Nuremberg là nơi khởi sinh phong trào Đức Quốc xã và cũng là nơi Đức Quốc xã tổ chức nhiều sự kiện lớn. Đây cũng là địa điẻm diễn ra phiên tòa xét xử tội phạm chiến tranh gồm các lãnh đạo Đức Quốc xã sống sót với tội ác chống lại nhân loại khi khiến hơn 10 triệu người chết, trong đó có khoảng 6 triệu người Do Thái./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tiết lộ trận không chiến duy nhất giữa Liên Xô và Mỹ trong Thế chiến 2
Tiết lộ trận không chiến duy nhất giữa Liên Xô và Mỹ trong Thế chiến 2

VOV.VN - Cả Mỹ và Liên Xô đều cố giữ bình tĩnh và im lặng về vụ không chiến kỳ lạ này để tránh làm ảnh hưởng tới cuộc chiến chống phát xít Đức khi đó.

Tiết lộ trận không chiến duy nhất giữa Liên Xô và Mỹ trong Thế chiến 2

Tiết lộ trận không chiến duy nhất giữa Liên Xô và Mỹ trong Thế chiến 2

VOV.VN - Cả Mỹ và Liên Xô đều cố giữ bình tĩnh và im lặng về vụ không chiến kỳ lạ này để tránh làm ảnh hưởng tới cuộc chiến chống phát xít Đức khi đó.

Cận cảnh boong-ke bí mật của lãnh tụ Liên Xô Stalin thời Thế chiến 2
Cận cảnh boong-ke bí mật của lãnh tụ Liên Xô Stalin thời Thế chiến 2

VOV.VN - Stalin là lãnh đạo tối cao của Liên Xô trong cuộc chiến tranh chống phát xít Đức. Thời kỳ đó, ông có một boong-ke kiên cố bí mật nằm ở Samara.

Cận cảnh boong-ke bí mật của lãnh tụ Liên Xô Stalin thời Thế chiến 2

Cận cảnh boong-ke bí mật của lãnh tụ Liên Xô Stalin thời Thế chiến 2

VOV.VN - Stalin là lãnh đạo tối cao của Liên Xô trong cuộc chiến tranh chống phát xít Đức. Thời kỳ đó, ông có một boong-ke kiên cố bí mật nằm ở Samara.