Bị cắt nguồn cung khí đốt, châu Âu quay trở lại với điện than

VOV.VN - Sau Đức và Áo, hôm qua (21/6) Hà Lan là quốc gia tiếp theo quyết định nâng mức sử dụng điện than sau cuộc khủng hoảng năng lượng do căng thẳng Nga-Ukraine.

Động thái này diễn ra sau khi lượng khí đốt từ Nga đến một số quốc gia chủ chốt tại Châu Âu bị sụt giảm, đe doạ châu Âu có thể lâm vào tình trạng thiếu khí đốt vào mùa Đông tới nếu các kho dự trữ khí đốt không thể được lấp đầy trong mùa Hè này.

Trong thông báo, chính phủ Hà Lan xác nhận sẽ dỡ bỏ tất cả hạn chế đối với các nhà máy điện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch, vốn chỉ giới hạn ở mức hơn 1/3 công suất. Theo Bộ Khí hậu và Năng lượng Hà Lan, động thái này để tiết kiệm khí đốt nhằm đối phó với một cuộc khủng hoảng năng lượng trước những động thái cắt giảm nguồn cung cấp cho châu Âu của Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga.        

Trước đó, Đức cho biết sẽ “hồi sinh” các nhà máy nhiệt điện than. Italia và Áo tuyên bố sẽ dỡ bỏ các hạn chế đối với việc đốt than để bù đắp nguồn năng lượng cần thiết để sản xuất điện.

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck, người từng thúc đẩy việc ngưng sử dụng than đá cho biết, đây là quyết định rất đau lòng nhưng là điều vô cùng cần thiết trong tình hình hiện tại. Ông nhấn mạnh, nước Đức cần giảm tiêu thụ khí đốt để tránh nguy cơ các cơ sở lưu trữ sẽ không được lấp đầy vào mùa Đông cuối năm. Nếu điều đó xảy ra, chính phủ sẽ không còn khả năng chính trị để hành động.

"An ninh năng lượng rất quan trọng. Như mọi người đều thấy, nguồn cung khí đốt từ Nga một lần nữa đã giảm vào hôm qua. Tuy nhiên, mức cắt giảm này có thể vẫn chưa kết thúc. Chính vì vậy, chúng ta cần phải đẩy nhanh tốc độ độc lập về năng lượng nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga”, ông Robert Habeck nói.

Động thái của các nước châu Âu diễn ra khi tuần trước, tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đã cắt giảm công suất bơm qua đường ống Dòng chảy Phương Bắc 1 (Nord Stream 1), đường ống dẫn khí đốt chính cho châu Âu với lý do Công ty Siemens Energy của Đức chậm trả lại thiết bị do họ sửa chữa tại Canada.

Người phát ngôn Điện Kremlin Peskov nói: "Đây là một cuộc khủng hoảng nhân tạo do EU tạo ra. Chúng tôi có khí đốt, nó đã sẵn sàng để được giao, nhưng người châu Âu phải trả lại máy móc và sửa chữa máy móc theo đúng cam kết của họ."

Việc một số nước châu Âu cho hoạt động trở lại nhà máy nhiệt than vốn đã bị ngừng hoạt động từ lâu vì gây ô nhiễm môi trường được cho là giải pháp tình thế khi dùng cái đã bị bỏ đi từ lâu để bù đắp cho cái bị thiếu hụt bây giờ. Điều này cho thấy, an ninh khí đốt của châu Âu đang trong tình trạng rất mong manh. Thời gian qua, EU nói chung và nhiều thành viên EU nói riêng đã rất nỗ lực tìm kiếm nguồn cung ứng khí đốt khác để không còn hoặc giảm mức độ lệ thuộc vào cung ứng khí đốt của Nga.

Tuy nhiên, điều này cần phải có thời gian dài chứ không thể mau chóng có được kết quả như mong muốn. Chính vì vậy, nếu không thể lấp đầy kho dự trữ khí đốt trong mùa hè này thì rất có thể châu Âu tiếp tục lâm vào cảnh thiếu khí đốt trong mùa Đông tới, khi nhu cầu sưởi ấm tăng lên. Điều này rất có thể sẽ khiến châu Âu rơi vào một cuộc khủng hoảng kinh tế khi mùa Đông đến /.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Châu Âu trải qua đợt nắng nóng kỷ lục đầu mùa Hè
Châu Âu trải qua đợt nắng nóng kỷ lục đầu mùa Hè

VOV.VN - Đợt nắng nóng lịch sử đầu mùa Hè năm nay đã khiến nhiệt độ tăng cao lên mức kỷ lục tại nhiều nước châu Âu.

Châu Âu trải qua đợt nắng nóng kỷ lục đầu mùa Hè

Châu Âu trải qua đợt nắng nóng kỷ lục đầu mùa Hè

VOV.VN - Đợt nắng nóng lịch sử đầu mùa Hè năm nay đã khiến nhiệt độ tăng cao lên mức kỷ lục tại nhiều nước châu Âu.

Châu Âu tìm cách trở lại với than đá
Châu Âu tìm cách trở lại với than đá

VOV.VN - Các khách hàng mua khí đốt của Nga nhiều nhất ở châu Âu có thể sẽ quay trở lại với than đá để sản xuất điện do Nga giảm lượng khí đốt cung cấp cho lục địa này.

Châu Âu tìm cách trở lại với than đá

Châu Âu tìm cách trở lại với than đá

VOV.VN - Các khách hàng mua khí đốt của Nga nhiều nhất ở châu Âu có thể sẽ quay trở lại với than đá để sản xuất điện do Nga giảm lượng khí đốt cung cấp cho lục địa này.

Cuộc chiến năng lượng và “đòn phủ đầu” của Tổng thống Putin với châu Âu
Cuộc chiến năng lượng và “đòn phủ đầu” của Tổng thống Putin với châu Âu

VOV.VN - Ngoài khả năng hạt nhân, năng lượng là một trong những vũ khí mạnh nhất trong tầm tay của Tổng thống Putin. Và ông đang sử dụng “con át chủ bài này”.

Cuộc chiến năng lượng và “đòn phủ đầu” của Tổng thống Putin với châu Âu

Cuộc chiến năng lượng và “đòn phủ đầu” của Tổng thống Putin với châu Âu

VOV.VN - Ngoài khả năng hạt nhân, năng lượng là một trong những vũ khí mạnh nhất trong tầm tay của Tổng thống Putin. Và ông đang sử dụng “con át chủ bài này”.