Các công ty chip Mỹ gây sức ép buộc chính phủ giảm lệnh cấm với Huawei

VOV.VN - Các nhà sản xuất chip của Mỹ đang âm thầm gây sức ép buộc chính phủ Mỹ nới lỏng lệnh cấm bán hàng cho tập đoàn Huawei của Trung Quốc.

Reuters dẫn một số nguồn thạo tin cho biết, các nhà sản xuất chip của Mỹ chuyên cung cấp sản phẩm cho Huawei, trong đó có Qualcomm và Intel, đang âm thầm gây sức ép buộc chính phủ Mỹ nới lỏng lệnh cấm bán hàng hóa cho tập đoàn công nghệ khổng lồ của Trung Quốc này, ngay cả khi Huawei tránh vận động hành lang tại Mỹ.

Một chiếc điện thoại P30 của Huawei. Ảnh: Bloomberg.

Các quan chức điều hành những tập đoàn sản xuất chip hàng đầu của Mỹ như Intel và Xilinx đã tham dự một cuộc họp vào cuối tháng 5/2019 với Bộ Thương mại Mỹ để thảo luận về những tác động khi Huawei bị đưa vào danh sách đen.

Lệnh cấm các nhà cung cấp Mỹ bán linh kiện cho Huawei được đưa ra mà không hề có sự phê chuẩn đặc biệt bởi vì chính phủ Mỹ liệt đó thuộc về vấn đề an ninh quốc gia.

Các nhà sản xuất chip tranh luận rằng các bộ phận bán hàng của Huawei bán những sản phẩm như điện thoại thông minh hay máy chủ, thường sử dụng các phụ kiện sẵn có và điều này khó có thể gây ra mối lo ngại về bảo mật tương tự như thiết bị mạng 5G của công ty công nghệ Trung Quốc.

“Đây không phải là giúp Huawei, mà là giúp ngăn chặn các tác hại đối với các công ty Mỹ”, một nguồn tin cho biết.

Huawei đã chi 70 tỷ USD để mua linh kiện trong năm 2018. Trong số này có khoảng 11 tỷ  được chuyển cho các công ty Mỹ gồm Qualcomm, Intel và Công ty công nghệ Micron. Qualcomm, muốn được tiếp tục chuyển giao chip cho Huawei sử dụng trong những thiết bị thông thường như điện thoại, đồng hồ thông minh. Trong khi đó, Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn của Mỹ (SIA) thừa nhận đã tiến hành tham vấn với chính phủ Mỹ, thay mặt cho các công ty, để giúp họ tuân thủ lệnh cấm cũng như thông báo cho các quan chức Mỹ về ảnh hưởng của lệnh cấm với các công ty.

Ông Keith Goodrich, Phó chủ tịch chính sách toàn cầu của SIA cho biết: “Các công ty công nghệ không liên quan đến an ninh quốc gia thì không nên bị đưa trong phạm vi của lệnh cấm. Chúng tôi đã truyền đạt quan điểm này đến chính phủ”, ông Goodrich nói.

Lệnh cấm các công ty Mỹ bán linh kiện cho Huawei được đưa ra ngay sau khi cuộc đàm phán giữa Mỹ và Trung Quôc nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại kéo dài nhiều tháng qua đã kết thúc và không đạt được thỏa thuận.

Google – tập đoàn chuyên bán phần cứng, phần mềm, dịch vụ kỹ thuật cho Huawei đã ủng hộ động thái nêu trên và hy vọng có thể thể tiếp tục bán sản phẩm cho Huawei. Trong khi đó, công ty con của Tập đoàn Alphabet Inc thông báo công ty này sẽ làm việc với Bộ Thương mại để tuân thủ các quy định mới.

Intel, Xilinx và Qualcomm từ chối đưa ra bình luận. Còn phía Huawei cũng chưa có phản hồi gì.

Giới phân tích Trung Quốc cho rằng, các nhà cung cấp của Mỹ đang bị rơi vào tình thế khó, một mặt không muốn bị coi là trợ giúp cho một công ty bị cáo buộc “gián điệp, vi phạm các biện pháp trừng phạt”, mặt khác họ sợ bị mất một khách hàng lớn.

Không vận động hành lang

Trong một cuộc phỏng vấn ở Mexico, Andrew Williamson, Phó chủ tịch phụ trách quan hệ công chúng của Huawei, cho biết công ty đã không yêu cầu ai vận động hành lang cho mình. “Họ đã thực hiện những điều đó vì lợi ích của riêng họ, bởi lẽ Huawei là một trong những khách hàng lớn của họ”, ông Andrew Williamson nói, đồng thời cho biết thêm, lệnh cấm đối với Huawei có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với các công ty Mỹ.

Reuters dẫn một số nguồn tin khác cho biết, Huawei, với vai trò là một trong những nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu thế giới, đã thực hiện rất ít việc vận động hành lang tại Washington để hạn chế lệnh cấm của Mỹ. Tuy nhiên, công ty đã xem xét gửi thư đến Bộ Thương mại Mỹ.

“Đơn giản vì chúng tôi không có kênh liên lạc nào”, ông Liang Hua nói với báo chí hồi đầu tháng 6.

Một tháng sau khi bị đưa vào danh sách đen, Huawei đã không nói chuyện với chính phủ Mỹ về vấn đề này. Thậm chí ngay cả trước khi lệnh cấm được ban hành, Huawei đã cắt giảm các nỗ lực vận động hành lang vào năm 2018 với việc sa thả 5 nhân viên tại văn phòng ở Washington, trong đó có phó Chủ tịch phụ trách đối ngoại và cắt giảm chi phí vận động hành lang. Đến thời điểm hiện tại, Huawei đã phát động một cuộc chiến pháp lý mạnh mẽ và thúc đẩy chiến dịch quan hệ công chúng để tự bảo vệ mình trước các cáo buộc của Mỹ.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng phản ứng của Huawei chứng tỏ họ có tầm ảnh hưởng mờ nhạt đối với chính quyền của Tổng thống Trump và chính điều này đã tạo ra một chiến dịch toàn cầu chống lại tập đoàn này. Jim Huawei, một chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Washington, cho biết: “Huawei chưa xác định được những gì họ nên làm tiếp theo. Họ đang rơi vào tình thế rất tồi tệ tại Mỹ. Không ai ưu ái họ”. /.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Facebook sẽ “cấm cửa” Huawei
Facebook sẽ “cấm cửa” Huawei

VOV.VN - Facebook thông báo sẽ không cho các thiết bị của Huawei được cài sẵn những ứng dụng của hãng, cụ thể là Facebook, Instagram, WhatsApp.

Facebook sẽ “cấm cửa” Huawei

Facebook sẽ “cấm cửa” Huawei

VOV.VN - Facebook thông báo sẽ không cho các thiết bị của Huawei được cài sẵn những ứng dụng của hãng, cụ thể là Facebook, Instagram, WhatsApp.

Huawei yêu cầu nhà mạng Mỹ trả 1 tỷ USD cho bằng sáng chế
Huawei yêu cầu nhà mạng Mỹ trả 1 tỷ USD cho bằng sáng chế

Huawei cho hay Verizon đã sử dụng 238 bằng sáng chế của họ và yêu cầu nhà mạng Mỹ trả khoản tiền 1 tỷ USD cho việc này.

Huawei yêu cầu nhà mạng Mỹ trả 1 tỷ USD cho bằng sáng chế

Huawei yêu cầu nhà mạng Mỹ trả 1 tỷ USD cho bằng sáng chế

Huawei cho hay Verizon đã sử dụng 238 bằng sáng chế của họ và yêu cầu nhà mạng Mỹ trả khoản tiền 1 tỷ USD cho việc này.

Vivo, Xiaomi đang thử nghiệm hệ điều hành của Huawei
Vivo, Xiaomi đang thử nghiệm hệ điều hành của Huawei

Huawei được cho là đã thuyết phục thành công các đối tác công nghệ lớn của Trung Quốc cùng thử nghiệm nền tảng "cây nhà lá vườn" HongMeng.

Vivo, Xiaomi đang thử nghiệm hệ điều hành của Huawei

Vivo, Xiaomi đang thử nghiệm hệ điều hành của Huawei

Huawei được cho là đã thuyết phục thành công các đối tác công nghệ lớn của Trung Quốc cùng thử nghiệm nền tảng "cây nhà lá vườn" HongMeng.

Lệnh cấm của Mỹ với Huawei sẽ bị hoãn lại?
Lệnh cấm của Mỹ với Huawei sẽ bị hoãn lại?

VOV.VN - Để các cơ quan liên bang có thêm thời gian dừng làm ăn với Huawei, lệnh cấm của Mỹ với tập đoàn này có thể sẽ bị hoãn lại.

Lệnh cấm của Mỹ với Huawei sẽ bị hoãn lại?

Lệnh cấm của Mỹ với Huawei sẽ bị hoãn lại?

VOV.VN - Để các cơ quan liên bang có thêm thời gian dừng làm ăn với Huawei, lệnh cấm của Mỹ với tập đoàn này có thể sẽ bị hoãn lại.

Broadcom hụt 2 tỷ USD vì lệnh cấm vận Huawei
Broadcom hụt 2 tỷ USD vì lệnh cấm vận Huawei

Broadcom hạ dự báo doanh thu 2019 từ 24,5 tỷ USD xuống 22,5 tỷ USD. Các nhà sản xuất chip khác của Mỹ gặp khó khăn sau lệnh cấm giao dịch với Huawei.

Broadcom hụt 2 tỷ USD vì lệnh cấm vận Huawei

Broadcom hụt 2 tỷ USD vì lệnh cấm vận Huawei

Broadcom hạ dự báo doanh thu 2019 từ 24,5 tỷ USD xuống 22,5 tỷ USD. Các nhà sản xuất chip khác của Mỹ gặp khó khăn sau lệnh cấm giao dịch với Huawei.

Huawei cung cấp mạng 5G thương mại đầu tiên của Tây Ban Nha
Huawei cung cấp mạng 5G thương mại đầu tiên của Tây Ban Nha

VOV.VN - Hợp tác thành công giữa Huawei và công ty thông tin di động châu Âu diễn ra trong bối cảnh Mỹ đưa ra lệnh cấm giao dịch với Huawei.

Huawei cung cấp mạng 5G thương mại đầu tiên của Tây Ban Nha

Huawei cung cấp mạng 5G thương mại đầu tiên của Tây Ban Nha

VOV.VN - Hợp tác thành công giữa Huawei và công ty thông tin di động châu Âu diễn ra trong bối cảnh Mỹ đưa ra lệnh cấm giao dịch với Huawei.