Các cuộc đàm phán hòa bình cho Ukraine lâm vào bế tắc

VOV.VN - Theo Thủ tướng Đức Merkel, thật khó tưởng tượng tình hình sẽ trở nên như thế nào nếu quân đội Ukraine được trang bị vũ khí sát thương.

Hơn 5.300 người thiệt mạng kể từ khi xung đột tại miền Đông Ukraine bùng phát hồi đầu năm ngoái, trong khi các cuộc đàm phán đều không mang lại kết quả cụ thể nào. Và một điều nguy hiểm là một số nước đã bắt đầu tính tới việc hỗ trợ vũ khí sát thương cho quân đội Ukraine, một sáng kiến mà theo Tổng thống Pháp Francois Hollande có thể dẫn tới “một cuộc chiến tranh toàn diện”.

Đống đổ nát ở Donetsk (ảnh: mashable)
Trong 2 ngày qua đã diễn ra một loạt cuộc gặp song phương và đa phương giữa Nga, Mỹ và phương Tây, song đều không đi tới kết quả cụ thể nào. Ngày 6/2, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã tới thủ đô Moscow gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin, mang theo một kế hoạch hòa bình nhằm tránh nguy cơ “một cuộc chiến tranh toàn diện”. Tuy nhiên, sau 5 giờ thảo luận,  hai nhà lãnh đạo Pháp-Đức đã lặng lẽ rời khỏi điện Kremlin với kết quả duy nhất là một thỏa thuận nhằm “chuẩn bị” cho một kế hoạch hòa bình trong tương lai bao gồm cả đề xuất của Pháp-Đức, cũng như của  Nga và Ucraine.

Trong một phát biểu trên truyền hình tối qua, Ngoại trưởng Đức Franhk-Walter Steinmeier cho biết, thành công của sáng kiến này sẽ được quyết định trong 2 hoặc 3 ngày tới, song ông lại tỏ ra khá bi quan khi bày tỏ hy vọng các bên chí ít cũng đạt được bước tiến.

Cùng ngày, Tổng thống Pháp Francois Hollande một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của các cuộc đàm phán này. Theo ông, đây là “một trong những cơ hội cuối cùng”. Nếu các bên không thể đi tới một thỏa thuận hòa bình bền vững thì kịch bản tồi tệ nhất sẽ xảy ra: “một cuộc chiến tranh toàn diện”. Dự kiến trong ngày hôm nay, ông Hollande, cùng với các nhà lãnh đạo Đức, Nga và Ukraine sẽ có cuộc điện đàm để đánh giá những bước tiến đạt được.

Trong khi đó, hãng tin Interfax dẫn lời Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Nga là một quốc gia yêu hòa bình, không muốn chiến tranh và muốn hợp tác với tất cả các bên.

Theo ông, chiến tranh đã không xảy ra, song lại đang tồn tại một âm mưu nhằm kìm hãm sự phát triển của nước Nga thông qua nhiều biện pháp: "Một thực tế không thể phủ nhận là hiện có một âm mưu nhằm kiềm chế sự phát triển của Nga thông qua nhiều biện pháp. Đây là một âm mưu nhằm gây rối loạn trật tự thế giới hiện nay. Song Nga là quốc gia yêu chuông hòa bình, chúng tôi không thích chiến tranh và muốn hợp tác với tất cả các nước, kể cả những nước đang nỗ lực thực hiện cái gọi là trừng phạt. Tôi nghĩ rằng họ sẽ không làm cho bất cứ ai hạnh phúc, và các lệnh trừng phạt đó cũng không có tác dụng nhiều mặc dù chúng có thể gây ra cho chúng ta một số tác hại”.

Trong khi cuộc xung đột tại Ukraine vẫn không có dấu hiệu lắng dịu và các nỗ lực ngoại giao vẫn đang được thúc đẩy nhằm đi tới một kết quả hữu ích cho tất cả các bên liên quan, thì chính quyền Mỹ lại đang cân nhắc khả năng cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine. Đây là một vấn đề đang gây bất đồng lớn giữa Mỹ và các đồng minh phương Tây.

Các nước châu Âu, trong đó có Đức và Pháp phản đối một sáng kiến như thế.

Theo bà Merkel, thật khó tưởng tượng tình hình sẽ trở nên như thế nào nếu quân đội Ukraine được trang bị vũ khí sát thương. Về mặt quân sự, điều này sẽ không thể giúp chấm dứt cuộc xung đột. Vì thế, giải pháp ngoại giao vẫn là ưu tiên hàng đầu: "Chúng tôi không muốn châu Âu bị chia rẽ. Không ai trong chúng ta muốn chứng kiến khủng hoảng  leo thang. Chúng tôi muốn kiến tạo hòa bình cùng với Ukraine, chứ không phải là chống lại Ukraine. Điều này liên quan tới an ninh và ổn định châu Âu và khu vực xuyên Đại Tây Dương. Chúng ta cần cùng nhau đối mặt với các vấn đề và thách thức quốc tế.”

Theo các nhà phân tích, hai vướng mắc chính khiến các các cuộc đàm phán về Ukraine không thể đạt được bước đột pháp, đó chính là lập trường vững vàng của Nga bất chấp mọi sức ép từ bên ngoài và sự ngoan cố của Mỹ. Vì thế, có lẽ vai trò của Liên minh châu Âu sẽ mang tính quyết định.

Luôn bị mắc kẹt giữa Mỹ và Nga, Liên minh châu Âu sẽ cần những bước đi dũng cảm nhằm xoay chuyển tình hình, cũng như để cân bằng các lợi ích./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao Nga sẽ không can thiệp vào Ukraine nữa?
Vì sao Nga sẽ không can thiệp vào Ukraine nữa?

VOV.VN - Cây bút của New York Times bình phẩm về khả năng can thiệp của Nga và mối quan hệ giữa ông Putin và ông Yanukovych.

Vì sao Nga sẽ không can thiệp vào Ukraine nữa?

Vì sao Nga sẽ không can thiệp vào Ukraine nữa?

VOV.VN - Cây bút của New York Times bình phẩm về khả năng can thiệp của Nga và mối quan hệ giữa ông Putin và ông Yanukovych.

Toàn cảnh trận chiến đường phố đẫm máu tại Kiev, Ukraine
Toàn cảnh trận chiến đường phố đẫm máu tại Kiev, Ukraine

VOV.VN - Biểu tình kéo dài trong vài tháng đã tạo ra đột biến khi phe biểu tình kiểm soát được thủ đô, Quốc hội và văn phòng Tổng thống.

Toàn cảnh trận chiến đường phố đẫm máu tại Kiev, Ukraine

Toàn cảnh trận chiến đường phố đẫm máu tại Kiev, Ukraine

VOV.VN - Biểu tình kéo dài trong vài tháng đã tạo ra đột biến khi phe biểu tình kiểm soát được thủ đô, Quốc hội và văn phòng Tổng thống.

Tổng thống Ukraine không chấp nhận thay đổi trong thỏa thuận Minsk
Tổng thống Ukraine không chấp nhận thay đổi trong thỏa thuận Minsk

VOV.VN -Chiến sự căng thẳng ở miền Đông buộc nhà lãnh đạo Đức và Pháp phải tới Kiev và Moscow để bàn thảo về một kế hoạch hoà bình. Tuy nhiên, các cuộc gặp chưa mang lại kết quả.

Tổng thống Ukraine không chấp nhận thay đổi trong thỏa thuận Minsk

Tổng thống Ukraine không chấp nhận thay đổi trong thỏa thuận Minsk

VOV.VN -Chiến sự căng thẳng ở miền Đông buộc nhà lãnh đạo Đức và Pháp phải tới Kiev và Moscow để bàn thảo về một kế hoạch hoà bình. Tuy nhiên, các cuộc gặp chưa mang lại kết quả.

Ukraine trong thế giằng co Đông - Tây
Ukraine trong thế giằng co Đông - Tây

VOV.VN - Hỗn loạn diễn ra ở Ukraine phản ánh cả sự đấu đá giằng xé trong nội bộ nước này lẫn sự giằng co giữa Nga và phương Tây.

Ukraine trong thế giằng co Đông - Tây

Ukraine trong thế giằng co Đông - Tây

VOV.VN - Hỗn loạn diễn ra ở Ukraine phản ánh cả sự đấu đá giằng xé trong nội bộ nước này lẫn sự giằng co giữa Nga và phương Tây.

Tổng thống Pháp: miền Đông Ukraine cần có quyền tự trị cao hơn
Tổng thống Pháp: miền Đông Ukraine cần có quyền tự trị cao hơn

VOV.VN - Ông Hollande cho rằng, với tình hình hiện nay sẽ rất khó để khu vực miền Đông Ukraine tiếp tục chia sẻ “một cuộc sống chung” với Kiev.

Tổng thống Pháp: miền Đông Ukraine cần có quyền tự trị cao hơn

Tổng thống Pháp: miền Đông Ukraine cần có quyền tự trị cao hơn

VOV.VN - Ông Hollande cho rằng, với tình hình hiện nay sẽ rất khó để khu vực miền Đông Ukraine tiếp tục chia sẻ “một cuộc sống chung” với Kiev.

Nga lạc quan về thỏa thuận hòa bình cho Ukraine
Nga lạc quan về thỏa thuận hòa bình cho Ukraine

VOV.VN - Phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich, Đức, ông Lavrov cho biết, Nga sẵn sàng đảm bảo về một kế hoạch hòa bình mới dựa trên thỏa thuận Minsk đã ký.

Nga lạc quan về thỏa thuận hòa bình cho Ukraine

Nga lạc quan về thỏa thuận hòa bình cho Ukraine

VOV.VN - Phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich, Đức, ông Lavrov cho biết, Nga sẵn sàng đảm bảo về một kế hoạch hòa bình mới dựa trên thỏa thuận Minsk đã ký.

Ukraine trước nguy cơ một mặt trận xung đột mới
Ukraine trước nguy cơ một mặt trận xung đột mới

VOV.VN -Các vụ tấn công ở Mariupol, thành phố cuối cùng ở miền Đông còn dưới sự kiểm soát của chính phủ Ukraine, đã đẩy cuộc khủng hoảng ở nước này lên nấc thang nguy hiểm mới.

Ukraine trước nguy cơ một mặt trận xung đột mới

Ukraine trước nguy cơ một mặt trận xung đột mới

VOV.VN -Các vụ tấn công ở Mariupol, thành phố cuối cùng ở miền Đông còn dưới sự kiểm soát của chính phủ Ukraine, đã đẩy cuộc khủng hoảng ở nước này lên nấc thang nguy hiểm mới.

Thủ tướng Đức: Vũ khí không giải quyết được khủng hoảng tại Ukraine
Thủ tướng Đức: Vũ khí không giải quyết được khủng hoảng tại Ukraine

VOV.VN - Ngày 7/2, Thủ tướng Đức cho rằng, việc cung cấp vũ khí cho chính phủ Ukraine sẽ không giúp giải quyết được xung đột tại nước này.

Thủ tướng Đức: Vũ khí không giải quyết được khủng hoảng tại Ukraine

Thủ tướng Đức: Vũ khí không giải quyết được khủng hoảng tại Ukraine

VOV.VN - Ngày 7/2, Thủ tướng Đức cho rằng, việc cung cấp vũ khí cho chính phủ Ukraine sẽ không giúp giải quyết được xung đột tại nước này.