Châu Âu 2013: Lạc lối trong cải cách?

VOV.VN -Năm 2013 tiếp tục chứng kiến Liên minh châu Âu lạc lối trong các cải cách kinh tế và bế tắc trong những vấn đề chính trị nội khối.

Đi tìm sự gắn kết

Phiên họp cuối cùng trong năm 2013 của các nhà lãnh đạo châu Âu hôm 19/12 tại Brussels kết thúc trong căng thẳng. Bà Angela Merkel, người vừa trước đó 2 ngày chính thức được bầu lại làm Thủ tướng Đức nhiệm kỳ thứ 3, thay vì được chúc mừng thì lại phải nhận những lời chỉ trích.

Những nhà lãnh đạo châu Âu như Thủ tướng Hà Lan, Mark Rutten hay Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy thẳng thắn nói rằng, phải xem lại cách mà nước Đức của bà Merkel đang gây sức ép buộc các nước thành viên khác EU phải ký những thỏa thuận ràng buộc về cải cách trực tiếp với Brussels. Các thỏa thuận cải cách đó, do EU trực tiếp thương thảo với từng nước thành viên, bị xem là mang nặng tính ép buộc chứ không phải tự nguyện và như thế là xâm phạm chủ quyền của các nước thành viên. Câu trả lời trong tức giận của bà Merkel, giống như một lời kết cho năm 2013 rằng: “Đồng tiền chung euro sẽ đổ vỡ, nếu không có sự gắn kết cần thiết”.

Bà Angela Merkel, người được bầu lại làm Thủ tướng Đức nhiệm kỳ thứ 3 - (Ảnh: AP).

Các nhà lãnh đạo châu Âu đã đi tìm sự gắn kết đó trong cả năm 2013 mà vẫn chưa thấy. Họ bị chia rẽ giữa một bên là áp lực cải cách cứng rắn theo phong cách Berlin, tức là thắt lưng buộc bụng, cắt giảm chi tiêu công, chấp nhận đau đớn để làm sạch nền tài chính với một bên là áp lực phải tìm lại tăng trưởng và chặn đứng làn sóng thất nghiệp gia tăng mỗi ngày. 

Chưa có một hướng đi cuối cùng cho tất cả nhưng có một kết luận nhận được sự thống nhất cao, đó là các chính sách khắc khổ không còn là lựa chọn duy nhất, muốn thoát khỏi khủng hoảng, phải ưu tiên cho tăng trưởng. Hơn 13 tỷ euro sẽ được chi cho việc làm của giới trẻ, các thỏa thuận về liên minh ngân hàng sẽ đi vào thực hiện từ năm 2014 giúp tăng cường kiểm soát giao dịch tài chính, chống trốn thuế… Nhìn chung, những cải cách lớn nhất về thể chế của EU trong năm 2013 đã thoát ra khỏi sự ám ảnh về chuyện thắt chặt ngân sách, để hướng đến những mục tiêu dài hạn hơn.

Bất ổn chính trị nội bộ vẫn hiện hữu

Tuy nhiên, đó là những cải cách cần thời gian để mang lại hiệu quả và những bất ổn chính trị nội bộ vẫn hiện hữu trong ngắn và trung hạn. Bất đồng về đường lối kinh tế dẫn đến bất đồng trên các mảng khác. Nước Anh, không ủng hộ các chính sách kinh tế của Liên minh, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, ngày càng tỏ rõ xu hướng ly khai, thậm chí rút khỏi Liên minh. Các nước khác thì co về trong vỏ bọc của chủ nghĩa dân tộc. Sự đổi màu của các đảng chính trị trong năm 2012, từ đa số cánh hữu sang đa số cánh tả, như tại Pháp, Tây Ban Nha, Italy, Bồ Đào Nha… không tạo nên chuyển biến.

Đến 2013, các đảng cầm quyền đối mặt với những thách thức mới từ chủ nghĩa dân tộc cực đoan và chủ nghĩa dân túy. Tại Pháp, Hà Lan, Áo… các đảng cực hữu thăng tiến liên tục. Tại Italy, ứng cử viên dân túy Beppe Grillo thậm chí đã có lúc mấp mé ở chiếc ghế Thủ tướng. Tất cả những điều này tạo nên một cục diện căng thẳng cho năm 2014, trước thềm cuộc bầu cử châu Âu vào tháng 5.

Lãnh đạo EU vẫn bất đồng về các chính sách quốc phòng (Ảnh AFP)
Đối ngoại không hiệu quả

Sự bế tắc về chính trị khiến cho nỗ lực chung của cả khối trong việc giải quyết các chủ đề nóng bỏng khác cũng gặp trở ngại. Trong năm 2013, làn sóng nhập cư trái phép vào châu Âu tăng mạnh do an ninh bất ổn từ khu vực Bắc Phi và Trung Đông. Nhưng do khó khăn về tài chính và những bất ổn chính trị nội bộ, châu Âu đã phải đối mặt với một cơn khủng hoảng nhân đạo. Hàng trăm người nhập cư đã chết trên những con thuyền vượt Địa Trung Hải tiến vào châu Âu và những hình ảnh chết chóc từ Lampedusa (Italy) truyền đi khắp thế giới, cho thấy sự bất lực của châu Âu trong việc hoạch định một chính sách nhập cư và tị nạn hiệu quả.

Các lối thoát về đối ngoại cũng không mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực. Trong khi nước Pháp sa lầy trong các can thiệp quân sự ở châu Phi thì Đức lại bị chỉ trích vì quá “tham lam” trong chính sách ngoại thương khi luôn để mức thặng dư thương mại của mình ở mức quá cao so với các thành viên khác. Đức-Pháp là hai đầu tàu kéo EU và trụ cột chống đỡ trong khủng hoảng nhưng sự đơn phương hành động của hai nước trong các chính sách lớn phản ánh chính xác sự bất hòa giữa Paris với Berlin hay sự lạnh nhạt giữa ông Francois Hollande và bà Angela Merkel. Điểm sáng duy nhất, nếu có thể gọi thế, là sự đoàn kết hiếm hoi của các nước châu Âu trong phản ứng với đồng minh lớn Mỹ sau vụ scandal do thám quy mô lớn của cơ quan an ninh Mỹ.

Năm 2014 – Tiếp tục khốc liệt

Năm 2013 đã là năm thứ 5 châu Âu oằn mình trong cơn khủng hoảng lớn nhất kể từ nửa thế kỷ nay. Và năm 2014 được dự báo sẽ tiếp tục khốc liệt, dù sự hồi phục kinh tế có thể sẽ khả quan hơn. Nhưng trước mắt sẽ là cuộc sát hạch lớn vào tháng 5/2014, khi các đảng phái chính trị lớn ở châu Âu bước vào cuộc bầu cử. Xu hướng mới trên chính trường châu Âu sẽ chỉ được thấy rõ hơn sau thời điểm đó./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga, EU "lời qua tiếng lại" về vấn đề Ukraine
Nga, EU "lời qua tiếng lại" về vấn đề Ukraine

VOV.VN - Nga và EU vẫn đang rất căng thẳng sau khi Ukraine quyết định ký Hiệp định thương mại với Nga.

Nga, EU "lời qua tiếng lại" về vấn đề Ukraine

Nga, EU "lời qua tiếng lại" về vấn đề Ukraine

VOV.VN - Nga và EU vẫn đang rất căng thẳng sau khi Ukraine quyết định ký Hiệp định thương mại với Nga.

EU vẫn chia rẽ về chính sách quốc phòng
EU vẫn chia rẽ về chính sách quốc phòng

VOV.VN - Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) bước vào ngày họp thứ 2 tập trung vào quốc phòng và kinh tế.

EU vẫn chia rẽ về chính sách quốc phòng

EU vẫn chia rẽ về chính sách quốc phòng

VOV.VN - Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) bước vào ngày họp thứ 2 tập trung vào quốc phòng và kinh tế.

EU ban hành lệnh cấm xuất vũ khí sang Cộng hòa Trung Phi
EU ban hành lệnh cấm xuất vũ khí sang Cộng hòa Trung Phi

VOV.VN - Khối này cũng cấm đưa lính đánh thuê sang quốc gia châu Phi đang chìm trong bạo lực giáo phái.

EU ban hành lệnh cấm xuất vũ khí sang Cộng hòa Trung Phi

EU ban hành lệnh cấm xuất vũ khí sang Cộng hòa Trung Phi

VOV.VN - Khối này cũng cấm đưa lính đánh thuê sang quốc gia châu Phi đang chìm trong bạo lực giáo phái.

EU công bố dự luật chống ô nhiễm không khí
EU công bố dự luật chống ô nhiễm không khí

VOV.VN - Các nhà hoạch định chính sách EU ngày 18/12 đã công bố dự luật chống ô nhiễm không khí.

EU công bố dự luật chống ô nhiễm không khí

EU công bố dự luật chống ô nhiễm không khí

VOV.VN - Các nhà hoạch định chính sách EU ngày 18/12 đã công bố dự luật chống ô nhiễm không khí.

EU sẵn sàng đình chỉ các biện pháp trừng phạt Iran
EU sẵn sàng đình chỉ các biện pháp trừng phạt Iran

VOV.VN - Những biện pháp trừng phạt sẽ bị đình chỉ sau khi IAEA xác nhận Iran đã thực hiện nghĩa vụ trong thỏa thuận.

EU sẵn sàng đình chỉ các biện pháp trừng phạt Iran

EU sẵn sàng đình chỉ các biện pháp trừng phạt Iran

VOV.VN - Những biện pháp trừng phạt sẽ bị đình chỉ sau khi IAEA xác nhận Iran đã thực hiện nghĩa vụ trong thỏa thuận.

EU phản ứng với thỏa thuận Nga - Ukraine
EU phản ứng với thỏa thuận Nga - Ukraine

VOV.VN -Trong khi EU có phản ứng khá mềm mỏng thì nhiều người biểu tình đã tập trung ở Kiev để bày tỏ sự thất vọng và phản đối.

EU phản ứng với thỏa thuận Nga - Ukraine

EU phản ứng với thỏa thuận Nga - Ukraine

VOV.VN -Trong khi EU có phản ứng khá mềm mỏng thì nhiều người biểu tình đã tập trung ở Kiev để bày tỏ sự thất vọng và phản đối.