Chỉ huy quân đội Libya từ chức sau vụ bạo lực Benghazi

(VOV) - Vị chỉ huy quân đội này bị cáo buộc tham nhũng và để cho lực lượng dân quân nước này lộng hành.

Tham mưu trưởng quân đội, phụ trách lực lượng dân quân Youssef al-Mangoush đã từ chức sau vụ xung đột giữa người biểu tình và nhóm dân quân có liên hệ với chính phủ ở Benghazi, thành phố thuộc miền đông Libya, làm 31 người thiệt mạng.

Lực lượng dân quân vũ trang tiến hành hoạt động tìm kiếm trong một khu vực ở Benghazi (Ảnh: Press TV)

Báo cáo của phương tiện truyền thông cho biết, al-Mangoush đã đệ đơn từ chức trong một phiên họp kín của Quốc hội nước này và hội đồng chấp nhận đơn từ chức vào ngày Chủ nhật (9/6).

Vụ việc phát sinh sau cuộc đối đầu bạo lực giữa các nhóm dân quân và một nhóm người biểu tình khiến ít nhất 30 người chết và một số bị thương.

Cuộc giao tranh ác liệt nổ ra khi nhóm dân quân giải tán những người biểu tình giận dữ tụ tập bên ngoài căn cứ của nhóm dân quân Hồi giáo được chính phủ trả lương để giúp giữ an ninh. Những người biểu tình đòi nhóm dân quân hạ khí giới và phục tùng thẩm quyền của lực lượng an ninh Libya.

Tham mưu trưởng quân đội, phụ trách lực lượng dân quân Youssef al-Mangoush buộc phải từ chức vì bị chỉ trích đã trì hoãn việc thành lập quân đội quốc gia và để cho lực lượng dân quân có điều kiện lộng hành.

Cảnh sát và quân đội Libya dựa vào các lữ đoàn này để giữ an ninh trong nước. Nhưng các viên chức an ninh tố giác ông al-Mangoush có dấu hiệu tham nhũng nên mới để quyền lực rơi vào tay lực lượng dân quân.

Benghazi là nơi khởi nguồn của các cuộc nổi dậy lật đổ nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi năm 2011. Kể từ đó, thành phố này luôn chìm trong bạo lực.

Cùng với vụ việc trên, kể từ cuối tháng 4 đến nay, trụ sở của các bộ ngành của Libya thường xuyên bị bao vây bởi đám đông người có vũ trang. Những người này yêu cầu các Bộ không bổ nhiệm các cá nhân từng phục vụ dưới thời lãnh đạo Muammar Gaddafi để giữ các chức vụ chủ chốt mà phải tuyển dụng những người đã có công giúp lật đổ nhà lãnh đạo này.

Vụ việc hôm 8/6 vừa qua là vụ bạo động dữ dội nhất liên quan đến các cuộc biểu tình chống lực lượng dân quân ở Benghazi, và đây không phải là vụ đầu tiên.

Tháng 9/2012, sau vụ tấn công vào lãnh sự quan Mỹ tại Bengahzi khiến Đại sứ Mỹ và 3 nhân viên ngoại giao thiệt mạng, hàng trăm người đã tấn công các văn phòng của dân quân Hồi giáo, buộc họ phải giải tán./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lật đổ Gaddafi xong, tiếp tục gây đổ máu ở Libya
Lật đổ Gaddafi xong, tiếp tục gây đổ máu ở Libya

(VOV) - Đụng độ giữa các nhóm vũ trang tham gia lật đổ ông Gaddafi và những người biểu tình đã khiến hơn 40 người thương vong.

Lật đổ Gaddafi xong, tiếp tục gây đổ máu ở Libya

Lật đổ Gaddafi xong, tiếp tục gây đổ máu ở Libya

(VOV) - Đụng độ giữa các nhóm vũ trang tham gia lật đổ ông Gaddafi và những người biểu tình đã khiến hơn 40 người thương vong.

Libya vẫn ngổn ngang 2 năm sau bạo loạn chống Gaddafi
Libya vẫn ngổn ngang 2 năm sau bạo loạn chống Gaddafi

(VOV) - Hôm 17/2, các lực lượng an ninh Libya đã được đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ khắp quốc gia Bắc Phi này.

Libya vẫn ngổn ngang 2 năm sau bạo loạn chống Gaddafi

Libya vẫn ngổn ngang 2 năm sau bạo loạn chống Gaddafi

(VOV) - Hôm 17/2, các lực lượng an ninh Libya đã được đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ khắp quốc gia Bắc Phi này.

Libya cấm bổ nhiệm quan chức dưới thời Gaddafi
Libya cấm bổ nhiệm quan chức dưới thời Gaddafi

(VOV) - Quy định này được thể hiện trong luật "cách ly chính trị" đã được Quốc hội Libya thông qua ngày 5/5.

Libya cấm bổ nhiệm quan chức dưới thời Gaddafi

Libya cấm bổ nhiệm quan chức dưới thời Gaddafi

(VOV) - Quy định này được thể hiện trong luật "cách ly chính trị" đã được Quốc hội Libya thông qua ngày 5/5.