Chính phủ Mỹ trước nguy cơ bị đóng cửa và những hệ luỵ

VOV.VN - Chính phủ Mỹ sẽ phải đóng cửa nếu Quốc hội nước này không thông qua được dự luật ngân sách trước ngày 30/9 tới. Bế tắc ngân sách lần này được cho là xuất phát chủ yếu từ sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ Đảng Cộng hòa về vấn đề thuế và chi tiêu, trong đó có gói viện trợ 24 tỷ USD cho Ukraine.

Lưỡng đảng thống nhất kế hoạch chi tiêu tạm thời

Các Thượng nghị sỹ Dân chủ và Cộng hòa ngày 26/9 đã thống nhất về một kế hoạch chi tiêu tạm thời nhằm tránh nguy cơ chính phủ phải đóng cửa. Theo dự luật này, chính phủ sẽ được cấp ngân sách tạm thời để tiếp tục hoạt động cho tới ngày 17/11 qua đó các bên sẽ có thêm thời gian đàm phán về các dự luật ngân sách cho cả năm.

Dự luật cũng đề xuất khoản tiền khoảng 6 tỷ USD viện trợ cho Ukraine và khoảng 6 tỷ đô la khác cho các nỗ lực ứng phó với thiên tai như cháy rừng và lũ lụt. Các lãnh đạo Thượng viện hy vọng sẽ thông qua được dự luật này vào cuối tuần trước khi kịp thời chuyển cho Hạ viện nhằm ngăn nguy cơ chính phủ đóng cửa sau nửa đêm 30/9.

Tuy nhiên, mặc dù có sự ủng hộ của Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy nhưng chưa có gì đảm bảo ông McCarthy sẽ đưa dự luật này ra Hạ viện do vấp phải sự phản đối từ một nhóm các Hạ nghị sỹ cực hữu, những người không ủng hộ việc cung cấp ngân sách tạm thời cho chính phủ. Dự luật từ Thượng viện cũng sẽ vấp phải sự phản đối của nhiều Hạ nghị sỹ Cộng hòa vì nó bao gồm ngân sách viện trợ cho Ukraine cũng như duy trì ngân sách liên bang ở các mức hiện nay.

Nhiều Nghị sỹ Cộng hòa tại Hạ viện yêu cầu các khoản cắt giảm sâu ngay cả trong kế hoạch ngân sách tạm thời. Chính vì vậy, để có thể đưa ra hoặc cuối cùng là thông qua một dự luật ngân sách tạm thời, Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy sẽ cần tới lá phiếu của các nghị sỹ Dân chủ và điều này sẽ vấp phải phản ứng mạnh ngay trong nội bộ đảng Cộng hòa.  

Trong khi đó, tại Hạ viện, các nghị sỹ Cộng hòa cuối cùng cũng đã phá vỡ thế bế tắc trong hai tuần qua khi thống nhất đưa ra thảo luận 4 dự luật ngân sách. Trước đó, một số Hạ nghị sỹ cựu hữu đã yêu cầu thảo luận và thông qua từng dự luật ngân sách riêng rẽ. Tuy nhiên, kể cả khi các dự luật này được thông qua tại Hạ viện, mặc dù điều này chưa có gì là chắc chắn, các văn bản này cũng chưa chắc đã qua được cửa Thượng viện nơi đảng Dân chủ đang chiếm đa số ghế khi không còn nhiều thời gian để thảo luận và đàm phán tại đây.   

Bế tắc xuất phát từ sự chia rẽ nội bộ Đảng Cộng hòa

Cuộc bỏ phiếu về dự luật ngân sách ở quốc hội thường biến thành cuộc đối đầu giữa hai đảng Cộng hòa và Dân chủ, khi mỗi bên đều dựa vào kịch bản chính phủ đóng cửa để tìm kiếm sự nhượng bộ từ đảng còn lại cho đến khi hai bên đạt được giải pháp vào phút chót. Tuy nhiên, lần này, bế tắc lại xuất phát từ sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ đảng Cộng hòa về vấn đề thuế và chi tiêu, trong đó có gói viện trợ 24 tỷ USD cho Ukraine.

Đảng Cộng hòa kiểm soát Hạ viện Mỹ đã không thể thông qua một loạt dự luật về ngân sách cấp cho tài khóa 2024 bắt đầu vào ngày 1/10 tới, do vấp phải sự phản đối của phe cánh hữu có quan điểm cắt giảm mạnh chi tiêu. Thậm chí, đảng Cộng hòa cũng không đạt được đồng thuận về dự luật ngân sách tạm thời với mức chi tiêu tương đương tài khóa 2023 để duy trì hoạt động của chính phủ đến hết ngày 30/9.

Bất đồng giữa các nghị sỹ Cộng hòa ở Hạ viện liên quan đến vấn đề cấp ngân sách hoạt động cho chính phủ đang đẩy nước Mỹ đến nguy cơ gián đoạn chi trả cho quân đội, lực lượng hành pháp, các chương trình an toàn và hỗ trợ thực phẩm, xử lý các vấn đề hộ chiếu, lữ hành. Điều này có thể tác động tiêu cực đến kinh tế Mỹ.

Mâu thuẫn nội bộ bên trong Đảng Cộng hòa cũng đe dọa tới vị trí lãnh đạo của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy. Hồi tháng 5, bất chấp chỉ trích, ông McCarthy đã đạt được thỏa thuận với Tổng thống Joe Biden để nới trần nợ công, tránh tình trạng vỡ nợ.

Hiện nay một số thành viên trong đảng Cộng hòa đe dọa sẽ phế truất Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy nếu ông không ủng hộ việc cắt giảm mạnh hơn nữa chi tiêu ngân sách. Hạ viện Mỹ (do Đảng Cộng hòa kiểm soát) có thể sẽ cố gắng thúc đẩy cắt giảm mạnh chi tiêu chính phủ trong tuần này, tuy nhiên, việc cắt giảm như vậy khó có thể được Thượng viện Mỹ (do Đảng Dân chủ kiểm soát) thông qua.

Những kịch bản chính phủ Mỹ phải đối mặt

Có hai kịch bản có thể xảy ra. Thứ nhất, nghị sỹ hai đảng ở cả Thượng viện và Hạ viện thông qua một dự luật ngân sách ngắn hạn để duy trì sự hoạt động của chính phủ để hai bên có thời gian tiếp tục đàm phán cho tới khi đạt được thỏa thuận về các vấn đề còn bất đồng và tranh cãi xung quanh ngân sách cho năm tài khóa tiếp theo.

Kịch bản xấu nhất là không có thỏa thuận nào được thông qua trước hạn chót ngày 1/10 và khi đó chính phủ Mỹ sẽ phải ngừng hoạt động cho tới khi một dự luật ngân sách cho năm tới được thông qua. Nếu kịch bản này xảy ra, hàng trăm cơ quan chính phủ sẽ bị ảnh hưởng. Hàng trăm nghìn nhân viên liên bang sẽ phải nghỉ phép không lương. Hàng loạt dịch vụ công bị gián đoạn.

Việc đóng cửa cũng sẽ khiến các dữ liệu kinh tế quan trọng của Mỹ, bao gồm báo cáo việc làm, lạm phát, chi tiêu tiêu dùng vốn đặc biệt quan trọng với các nhà hoạch định chính sách và đầu tư, sẽ bị đình chỉ công bố vô thời hạn.

Các nhà lập pháp cũng cảnh báo rằng chính phủ Mỹ đóng cửa có thể làm rung chuyển thị trường tài chính và Tập đoàn Goldman Sachs ước tính tình trạng đó sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế 0,2% mỗi tuần, tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng sẽ phục hồi khi chính phủ mở cửa trở lại.

Từ năm 1981 đến nay, Chính phủ Mỹ đã 14 lần bị đóng cửa, có lần chỉ kéo dài 1 - 2 ngày. Lần gần đây nhất và lâu nhất kéo dài 34 ngày dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump, kể từ tháng 12/2018 đến tháng 1/2019, do bất đồng về vấn đề an ninh biên giới.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chính phủ Mỹ đang tiến gần tới nguy cơ bị đóng cửa
Chính phủ Mỹ đang tiến gần tới nguy cơ bị đóng cửa

VOV.VN - Viễn cảnh chính phủ Mỹ bị đóng cửa đang rất gần trong bối cảnh các nhà lập pháp nước này khó đạt được thỏa thuận ngân sách trước cuối tuần này do vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phe cánh hữu trong Đảng Cộng hòa.

Chính phủ Mỹ đang tiến gần tới nguy cơ bị đóng cửa

Chính phủ Mỹ đang tiến gần tới nguy cơ bị đóng cửa

VOV.VN - Viễn cảnh chính phủ Mỹ bị đóng cửa đang rất gần trong bối cảnh các nhà lập pháp nước này khó đạt được thỏa thuận ngân sách trước cuối tuần này do vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phe cánh hữu trong Đảng Cộng hòa.

Nước Mỹ sẽ ra sao nếu chính phủ bị đóng cửa vào ngày 1/10?
Nước Mỹ sẽ ra sao nếu chính phủ bị đóng cửa vào ngày 1/10?

Chính phủ Mỹ đang tiến gần tới nguy cơ bị đóng cửa, gây gián đoạn các dịch vụ và hàng trăm nghìn nhân viên phải nghỉ việc không lương, nếu Quốc hội không cấp kinh phí cho năm tài chính bắt đầu từ ngày 1/10.

Nước Mỹ sẽ ra sao nếu chính phủ bị đóng cửa vào ngày 1/10?

Nước Mỹ sẽ ra sao nếu chính phủ bị đóng cửa vào ngày 1/10?

Chính phủ Mỹ đang tiến gần tới nguy cơ bị đóng cửa, gây gián đoạn các dịch vụ và hàng trăm nghìn nhân viên phải nghỉ việc không lương, nếu Quốc hội không cấp kinh phí cho năm tài chính bắt đầu từ ngày 1/10.

Cộng hòa Dominica đóng cửa toàn bộ biên giới với Haiti
Cộng hòa Dominica đóng cửa toàn bộ biên giới với Haiti

VOV.VN - Cộng hòa Dominica đã đóng cửa toàn bộ biên giới trên bộ, trên không và trên biển với Haiti liên quan tới việc xây dựng một kênh đào trên đất của Haiti.

Cộng hòa Dominica đóng cửa toàn bộ biên giới với Haiti

Cộng hòa Dominica đóng cửa toàn bộ biên giới với Haiti

VOV.VN - Cộng hòa Dominica đã đóng cửa toàn bộ biên giới trên bộ, trên không và trên biển với Haiti liên quan tới việc xây dựng một kênh đào trên đất của Haiti.