Ấn Độ: Đau lòng bởi hủ tục anh trai chặt đầu em gái để giữ “danh dự”

VOV.VN - Trong xã hội Ấn Độ vẫn tồn tại những hủ tục dẫn tới những vụ việc đau lòng như trường hợp 2 anh trai chặt đầu em gái vì trót yêu người họ hàng.

Hai người anh trai tại ngôi làng Bahmani ở Ấn Độ đã chặt đầu người em gái tuổi vị thành niên của mình rồi xách đầu em chạy khắp làng do hai tên này không đồng tình với chuyện tình yêu của em mình với một người họ hàng.

Thi thể của cô gái tuổi teen đáng thương bị 2 anh trai chặt đầu ở làng Bahmani, Ấn Độ. Ảnh: India Today.

Hàng chục dân làng kinh hãi theo dõi cảnh tượng đáng sợ nói trên. Cô gái đáng thương Phool Jehan, 17 tuổi, đã bị 2 gã trai kia lôi ra khỏi nhà, đánh đập tàn tệ rồi chặt đầu vào hôm 17/8.

Thế nhưng dân làng đã không trình báo vụ việc lên cảnh sát. Tội ác này sau đó được một nhân viên bảo vệ địa phương thông báo cho cảnh sát.

Cảnh sát Ấn Độ chưa tìm được hai gã sát nhân này, tên là Nanhe và Gul Hasan. Hiện cũng chưa rõ tuổi của chúng.

Sau khi giết chết em mình, hai tên sát nhân máu lạnh đã để thi thể của cô bé ngay ngoài đường còn chúng lượn lờ khắp ngôi làng ở phía bắc Ấn Độ cùng với đầu của cô gái trẻ.

Tờ Indian Times cho biết, hai tên này khi ấy kêu to: “Đây là những gì xảy ra để trừng phạt tội dan díu với giai”.

Hàng chục dân làng kinh hãi theo dõi tội ác man rợ mà không dám thông báo lại vụ việc. Ảnh: Alamy.

Trong lúc 2 gã anh trai chạy trốn, cảnh sát đã bắt giữ người họ hàng của cô gái Jehan nhằm thẩm vấn anh ta.

Những vụ giết người “vì danh dự” diễn ra phổ biến trên khắp lãnh thổ Ấn Độ nhưng những vụ hành quyết man rợ và tàn bạo như thế này cực kỳ hiếm.

Khi Ấn Độ hiện đại hóa mau chóng, xã hội nước này có những khủng hoảng nhất định khi thanh niên dám thách thức các lề thói cũ trong xã hội.

Khi ngày càng có nhiều thanh niên nỗ lực đoạn tuyệt với các truyền thống, họ đã đối mặt với những sự phản ứng gay gắt, nhiều khi là bạo lực, đặc biệt là ở vùng nông thôn.

Ấn Độ cũng là nơi vẫn còn phổ biến tệ giết hại trẻ sơ sinh nữ cũng như nạn tảo hôn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thiếu nữ Pakistan bị thiêu sống vì từ chối lời cầu hôn
Thiếu nữ Pakistan bị thiêu sống vì từ chối lời cầu hôn

VOV.VN - Ôm hận bị từ chối, sát thủ xông vào nhà cô gái rồi tưới xăng lên nạn nhân và châm lửa.

Thiếu nữ Pakistan bị thiêu sống vì từ chối lời cầu hôn

Thiếu nữ Pakistan bị thiêu sống vì từ chối lời cầu hôn

VOV.VN - Ôm hận bị từ chối, sát thủ xông vào nhà cô gái rồi tưới xăng lên nạn nhân và châm lửa.

Họa hiếp dâm rình rập thiếu nữ Ấn Độ khi “đi toilet” lộ thiên
Họa hiếp dâm rình rập thiếu nữ Ấn Độ khi “đi toilet” lộ thiên

VOV.VN - Với nhiều phụ nữ trẻ Ấn Độ ở nông thôn, đây là một chặng đường dài, tối tăm và đầy bất trắc.

Họa hiếp dâm rình rập thiếu nữ Ấn Độ khi “đi toilet” lộ thiên

Họa hiếp dâm rình rập thiếu nữ Ấn Độ khi “đi toilet” lộ thiên

VOV.VN - Với nhiều phụ nữ trẻ Ấn Độ ở nông thôn, đây là một chặng đường dài, tối tăm và đầy bất trắc.

Cô gái trẻ Ấn Độ bị người tình thiêu sống
Cô gái trẻ Ấn Độ bị người tình thiêu sống

VOV.VN - Cô gái này từng chạy trốn theo nhân tình và sống chung với gã cả năm trời.

Cô gái trẻ Ấn Độ bị người tình thiêu sống

Cô gái trẻ Ấn Độ bị người tình thiêu sống

VOV.VN - Cô gái này từng chạy trốn theo nhân tình và sống chung với gã cả năm trời.

Quần bò chống hiếp dâm do phụ nữ Ấn Độ tự thiết kế
Quần bò chống hiếp dâm do phụ nữ Ấn Độ tự thiết kế

VOV.VN - Chiếc quần bò được ra mắt sau một chuỗi các cuộc tấn công tình dục tàn bạo ở Ấn Độ, gây nên làn sóng bất bình trên khắp thế giới.

Quần bò chống hiếp dâm do phụ nữ Ấn Độ tự thiết kế

Quần bò chống hiếp dâm do phụ nữ Ấn Độ tự thiết kế

VOV.VN - Chiếc quần bò được ra mắt sau một chuỗi các cuộc tấn công tình dục tàn bạo ở Ấn Độ, gây nên làn sóng bất bình trên khắp thế giới.

Nạn “đái bậy” cũng trầm trọng ở cả Ấn Độ
Nạn “đái bậy” cũng trầm trọng ở cả Ấn Độ

VOV.VN - Lâu nay bệnh “tè đường” vẫn hoành hành ở Việt Nam mà chưa có thuốc đặc trị. Thế còn tình hình ở nước ngoài ra sao?

Nạn “đái bậy” cũng trầm trọng ở cả Ấn Độ

Nạn “đái bậy” cũng trầm trọng ở cả Ấn Độ

VOV.VN - Lâu nay bệnh “tè đường” vẫn hoành hành ở Việt Nam mà chưa có thuốc đặc trị. Thế còn tình hình ở nước ngoài ra sao?