Dân văn phòng Hàn Quốc ăn trưa một mình do giá sinh hoạt tăng cao

VOV.VN - Tại Hàn Quốc, chi phí suất cơm trưa tại các nhà hàng đang trở nên quá đắt đỏ với thu nhập của các nhân viên văn phòng, do vậy ngày càng có nhiều người lựa chọn việc mua cơm hộp tại các cửa hàng tiện lợi và ăn một mình thay vì tập trung ăn trưa tại các nhà hàng cùng đồng nghiệp.

Xung đột tại Ukraine đang ảnh hưởng tới nhiều mặt đời sống, kinh tế, xã hội của các nước trên thế giới, trong đó có Hàn Quốc.

Cô Park Mi-won, một nhân viên văn phòng trước đây không bao giờ mua cơm trưa tại các cửa hàng tiện lợi. Tuy nhiên, thời gian gần đây, suất cơm trưa yêu thích hàng ngày của bà đã tăng giá hơn 10%, lên tới 9.000 won (tương đương 7 USD). Vì vậy, bà đã chuyển sang mua những hộp cơm cuộn trong cửa các cửa hàng tiện lợi.

"Trước đây tôi thường ăn trưa tại các nhà hàng. Sau khi giá cả tăng, tôi bắt đầu tới các cửa hàng tiện lợi như thế này. Tôi nghĩ giá cả ở đây hợp lý hơn và thức ăn cũng ngon. Bây giờ, tôi đến đây thường xuyên hơn, khoảng hai đến ba lần trong một tuần" - bà Park Mi-won chia sẻ.

Trong thời điểm bão giá, những người làm công ăn lương như bà Park buộc phải cắt giảm chi phí sinh hoạt. Vì vậy, các mặt hàng như mì gói, bánh mì sandwich, hộp đồ ăn sẵn có giá dưới 5 USD trở nên đắt hàng tại các cửa hàng tiện lợi ở Hàn Quốc.

Theo số liệu của Cơ quan Tiêu dùng Hàn Quốc, doanh số bán đồ ăn của chuỗi cửa hàng tiện lợi GS25 đã tăng hơn 30% trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 5 so với cùng kỳ. Để đẩy mạnh bán hàng, chuỗi cửa hàng này vừa mới tung ra dịch vụ đặt cơm hộp văn phòng buổi trưa, bao gồm giảm giá và giao hàng trực tiếp. Trong khi đó, các chuỗi cửa hàng tiện lợi khác như CU và 7-Eleven cũng báo cáo doanh số cơm hộp tăng cao.

Ở một số khu vực tập trung nhiều tòa nhà văn phòng, nhu cầu cơm hộp trưa tại các cửa hàng tiện lợi tăng tới hơn 50% so với trước đây.

Cũng theo cơ quan trên, giá các món ăn tại nhà hàng trong tháng trước cũng đã tăng tới 7,4% so với cùng kỳ. Đây là tốc độ tăng giá nhanh nhất trong vòng 24 năm qua. Các món ăn được yêu thích như canh sườn bò hoặc cơm canh thịt bò thậm chí tăng tới hơn 12%.

Anh Lee Sang-jae, người điều hành một nhà hàng canh sườn bò tại trung tâm thủ đô Seoul nói rằng nhà hàng của anh đã tăng giá 2 lần trong năm nay. Hiện 1 tô canh sườn bò đã tăng từ 10.000 won lên mức 12.000 won (khoảng 9,35 USD).

Anh Lee Sang-jae nói: "Lẽ ra tôi cần phải tăng giá cao hơn nữa. Tuy nhiên, tôi đang giảm một phần lợi nhuận của mình. Trong tình hình ngân sách eo hẹp của nhân viên văn phòng trong những ngày này tôi nghĩ rằng mình cần chia sẻ bớt khó khăn với họ".

Tại Hàn Quốc, ăn trưa được coi là một hoạt động xã hội của dân văn phòng, khoảng thời gian ăn trưa giúp họ trao đổi thông tin và giao lưu với nhau. Do giá cả tăng cao, ngày càng có nhiều dân văn phòng lựa chọn việc mua đồ ăn trưa tại các cửa hàng tiện lợi và ăn những suất cơm này một mình.

Các nhà kinh tế cảnh báo áp lực giá cả tăng cao sẽ đè nặng lên nhu cầu tiêu dùng trong thời gian tới. Họ cho rằng sức mua thực sự đang phải đối mặt với áp lực lạm phát gay gắt và người dân sẽ tiếp tục tìm cách phân bổ lại nguồn tài chính của họ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng thống Putin sẽ giữ cuộc chiến của Nga ở Ukraine trong giới hạn?
Tổng thống Putin sẽ giữ cuộc chiến của Nga ở Ukraine trong giới hạn?

VOV.VN - Cho tới nay, “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga ở Ukraine vẫn khá hạn chế về quy mô. Nga hầu như chưa sử dụng lính nghĩa vụ và cũng chưa tiến hành động viên nhập ngũ.

Tổng thống Putin sẽ giữ cuộc chiến của Nga ở Ukraine trong giới hạn?

Tổng thống Putin sẽ giữ cuộc chiến của Nga ở Ukraine trong giới hạn?

VOV.VN - Cho tới nay, “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga ở Ukraine vẫn khá hạn chế về quy mô. Nga hầu như chưa sử dụng lính nghĩa vụ và cũng chưa tiến hành động viên nhập ngũ.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đang cố thoát khỏi xung đột Nga - Ukraine?
Tổng thống Mỹ Joe Biden đang cố thoát khỏi xung đột Nga - Ukraine?

VOV.VN - Chính quyền Tổng thống Mỹ Biden đang bộc lộ nhiều dấu hiệu về nỗ lực thoát khỏi nguy cơ mắc kẹt trong cuộc xung đột quân sự giữa Ukraine và Nga.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đang cố thoát khỏi xung đột Nga - Ukraine?

Tổng thống Mỹ Joe Biden đang cố thoát khỏi xung đột Nga - Ukraine?

VOV.VN - Chính quyền Tổng thống Mỹ Biden đang bộc lộ nhiều dấu hiệu về nỗ lực thoát khỏi nguy cơ mắc kẹt trong cuộc xung đột quân sự giữa Ukraine và Nga.

Chiến sự Nga - Ukraine đe dọa nguồn cung lương thực cho nhiều nước trên thế giới
Chiến sự Nga - Ukraine đe dọa nguồn cung lương thực cho nhiều nước trên thế giới

VOV.VN - Cuộc chiến đang diễn ra giữa Nga và Ukraine đồng thời đe dọa nguồn cung lương thực và sinh kế của nhiều người ở châu Âu, châu Phi, và châu Á – những người phụ thuộc vào các dải đất rộng lớn và màu mỡ của khu vực Biển Đen – nơi được coi là vựa lương thực hay “rổ bánh mì” của thế giới.

Chiến sự Nga - Ukraine đe dọa nguồn cung lương thực cho nhiều nước trên thế giới

Chiến sự Nga - Ukraine đe dọa nguồn cung lương thực cho nhiều nước trên thế giới

VOV.VN - Cuộc chiến đang diễn ra giữa Nga và Ukraine đồng thời đe dọa nguồn cung lương thực và sinh kế của nhiều người ở châu Âu, châu Phi, và châu Á – những người phụ thuộc vào các dải đất rộng lớn và màu mỡ của khu vực Biển Đen – nơi được coi là vựa lương thực hay “rổ bánh mì” của thế giới.

Chính sách chiến lược của Trung Quốc thời Tập Cận Bình: Cố gắng tự túc lương thực
Chính sách chiến lược của Trung Quốc thời Tập Cận Bình: Cố gắng tự túc lương thực

VOV.VN - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng nước này phải tự túc được lương thực và đây là vấn đề chiến lược liên quan đến vận mệnh dân tộc Trung Hoa.

Chính sách chiến lược của Trung Quốc thời Tập Cận Bình: Cố gắng tự túc lương thực

Chính sách chiến lược của Trung Quốc thời Tập Cận Bình: Cố gắng tự túc lương thực

VOV.VN - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng nước này phải tự túc được lương thực và đây là vấn đề chiến lược liên quan đến vận mệnh dân tộc Trung Hoa.

Chính sách Tổng thống Biden có thể tạo “bong bóng” kinh tế khiến Mỹ gia tăng lạm phát?
Chính sách Tổng thống Biden có thể tạo “bong bóng” kinh tế khiến Mỹ gia tăng lạm phát?

VOV.VN - Giới quan sát nhận định chính sách ngân sách của Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể dẫn tới sự bùng nổ giá tài sản và bong bóng thị trường tín dụng, đẩy mức lạm phát lên cao...

Chính sách Tổng thống Biden có thể tạo “bong bóng” kinh tế khiến Mỹ gia tăng lạm phát?

Chính sách Tổng thống Biden có thể tạo “bong bóng” kinh tế khiến Mỹ gia tăng lạm phát?

VOV.VN - Giới quan sát nhận định chính sách ngân sách của Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể dẫn tới sự bùng nổ giá tài sản và bong bóng thị trường tín dụng, đẩy mức lạm phát lên cao...

Hungary bác bỏ lệnh cấm vận đối với dầu khí Nga do quan ngại về an ninh năng lượng
Hungary bác bỏ lệnh cấm vận đối với dầu khí Nga do quan ngại về an ninh năng lượng

VOV.VN - Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại Hungary - Peter Szijjarto hôm 3/5 tuyên bố việc Hungary lưỡng lự không muốn làm theo khuyến nghị của EU về cấm vận dầu mỏ Nga là do các quan ngại của Hungary về an ninh năng lượng hơn là do động cơ chính trị.

Hungary bác bỏ lệnh cấm vận đối với dầu khí Nga do quan ngại về an ninh năng lượng

Hungary bác bỏ lệnh cấm vận đối với dầu khí Nga do quan ngại về an ninh năng lượng

VOV.VN - Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại Hungary - Peter Szijjarto hôm 3/5 tuyên bố việc Hungary lưỡng lự không muốn làm theo khuyến nghị của EU về cấm vận dầu mỏ Nga là do các quan ngại của Hungary về an ninh năng lượng hơn là do động cơ chính trị.

Vũ khí khí đốt của Nga lợi hại hơn cả dầu mỏ - EU ứng phó ra sao?
Vũ khí khí đốt của Nga lợi hại hơn cả dầu mỏ - EU ứng phó ra sao?

VOV.VN - Dầu mỏ và khí đốt là 2 vũ khí gây ảnh hưởng truyền thống của Nga. Tuy nhiên, hiện nay đối với EU, khí đốt là thứ vũ khí đáng sợ hơn. Để tránh phụ thuộc vào khí tự nhiên của Nga, EU đang áp dụng đồng loạt nhiều biện pháp để ứng phó.

Vũ khí khí đốt của Nga lợi hại hơn cả dầu mỏ - EU ứng phó ra sao?

Vũ khí khí đốt của Nga lợi hại hơn cả dầu mỏ - EU ứng phó ra sao?

VOV.VN - Dầu mỏ và khí đốt là 2 vũ khí gây ảnh hưởng truyền thống của Nga. Tuy nhiên, hiện nay đối với EU, khí đốt là thứ vũ khí đáng sợ hơn. Để tránh phụ thuộc vào khí tự nhiên của Nga, EU đang áp dụng đồng loạt nhiều biện pháp để ứng phó.