Gỡ khó cho thị trường bất động sản phải duy trì kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

VOV.VN - Chiều 25/2, tại TP.HCM, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam tổ chức tọa đàm với chủ đề “Điểm sáng trong cơ chế, chính sách cho thị trường Bất động sản Việt Nam”.

Tại hội thảo, TS. Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách, Tài chính - tiền tệ Quốc gia cho rằng: Việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản phải đồng bộ cùng với việc đảm bảo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, duy trì nền kinh tế vĩ mô, kiểm soát tốt lạm phát, đẩy nhanh đầu tư công. Tiếp đến, cần phân rõ việc nào giải quyết trong ngắn hạn, việc nào giải quyết trong trung và dài hạn, đâu là việc ưu tiên làm trước. Về nguồn vốn, Tiến sỹ Lực cho rằng vấn đề trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn phải giải quyết ổn thỏa để doanh nghiệp vượt qua giai đoạn này.

Ngoài ra, cần phải đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công. Qua đó, tháo gỡ những vướng mắc về cơ sở hạ tầng, cũng như những tồn đọng về vốn giữa các doanh nghiệp xây lắp với nhau. Cùng với đó, cũng cần có biện pháp, chính sách về tín dụng nhằm kích cầu. Trong đó, tập trung vào những đối tượng cần mua nhà, các doanh nghiệp xây dựng, từ đó tăng lực cầu cho thị trường. Về lâu dài, Chính phủ và các bộ ngành cần quan tâm điều tiết quan hệ cung – cầu của thị trường, điều tiết giá bất động sản để sát hơn với nhu cầu, thu nhập của người dân.

Theo PGS. TS Trần Đình Thiên - Thành viên Tổ tư vấn Thủ tướng Chính phủ, để xử lý những vấn đề của thị trường bất động sản một cách căn cơ thì còn biện pháp lớn khác cần phải làm. Hiện nay, cấu trúc nền kinh tế đầu tư lệch hết về bất động sản. Nguyên nhân do định hướng khuyến khích đầu tư, dẫn dắt dòng vốn bị sai. Để tạo ra môi trường thu hút vốn thì phải sửa chính sách, thay vì khuyến khích đầu cơ như hiện nay gây mất cân đối.

"Lâu nay trong thị trường bất động sản, những khuyến khích cứ hướng vào phân khúc cao cấp. Không bán được mà chỉ đầu cơ, đến lúc tắc nghẽn thì không chỉ gây lãng phí cho nền kinh tế mà còn gây rủi ro cho nền kinh tế, tức là nợ xấu", PGS. TS Trần Đình Thiên chia sẻ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

UBND TPHCM họp kín để nghe vướng mắc 7 dự án bất động sản
UBND TPHCM họp kín để nghe vướng mắc 7 dự án bất động sản

VOV.VN - UBND TP.HCM vừa có cuộc họp với 6 doanh nghiệp bất động sản nhằm lắng nghe khó khăn vướng mắc về thủ tục pháp lý tại 7 dự án bất động sản vào chiều tối 20/2.

UBND TPHCM họp kín để nghe vướng mắc 7 dự án bất động sản

UBND TPHCM họp kín để nghe vướng mắc 7 dự án bất động sản

VOV.VN - UBND TP.HCM vừa có cuộc họp với 6 doanh nghiệp bất động sản nhằm lắng nghe khó khăn vướng mắc về thủ tục pháp lý tại 7 dự án bất động sản vào chiều tối 20/2.

Nghề môi giới bất động sản có hết thời?
Nghề môi giới bất động sản có hết thời?

VOV.VN - Thời gian qua, lượng giao dịch bất động sản giảm mạnh khiến nhiều nhà môi giới bị giảm thu nhập, cuộc sống khó khăn, có người "vỡ mộng" bỏ nghề, có người cố bám trụ với hy vọng sau này thị trường sẽ phục hồi, khởi sắc. Có thể nói, chưa bao giờ môi giới bất động sản lâm vào cảnh khó khăn như hiện nay.

Nghề môi giới bất động sản có hết thời?

Nghề môi giới bất động sản có hết thời?

VOV.VN - Thời gian qua, lượng giao dịch bất động sản giảm mạnh khiến nhiều nhà môi giới bị giảm thu nhập, cuộc sống khó khăn, có người "vỡ mộng" bỏ nghề, có người cố bám trụ với hy vọng sau này thị trường sẽ phục hồi, khởi sắc. Có thể nói, chưa bao giờ môi giới bất động sản lâm vào cảnh khó khăn như hiện nay.

Tháo gỡ nút thắt tín dụng: Bất động sản liệu có được hồi sinh?
Tháo gỡ nút thắt tín dụng: Bất động sản liệu có được hồi sinh?

VOV.VN - Tháo gỡ tín dụng cho bất động sản trong giai đoạn này là một động thái cần thiết, tuy vậy điều mà nhiều DN bất động sản, tổ chức tín dụng và người mua nhà quan tâm đó chính là cần tháo gỡ đồng thời các nút thắt mang tên cơ chế, pháp lý.

Tháo gỡ nút thắt tín dụng: Bất động sản liệu có được hồi sinh?

Tháo gỡ nút thắt tín dụng: Bất động sản liệu có được hồi sinh?

VOV.VN - Tháo gỡ tín dụng cho bất động sản trong giai đoạn này là một động thái cần thiết, tuy vậy điều mà nhiều DN bất động sản, tổ chức tín dụng và người mua nhà quan tâm đó chính là cần tháo gỡ đồng thời các nút thắt mang tên cơ chế, pháp lý.