Hàn Quốc ngoại giao con thoi thúc đẩy hòa bình trên bán đảo Triều Tiên

VOV.VN - Đặc phái viên Hàn Quốc nhấn mạnh, điều quan trọng là Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc phải tăng cường  hợp tác nhằm duy trì xung lực hòa bình hiện nay.

Tiếp tục những nỗ lực nhằm thúc đẩy một cuộc gặp cấp cao lần đầu tiên giữa Mỹ và Triều Tiên, nút thắt quan trọng trong cuộc khủng hoảng hiện nay liên quan hồ sơ hạt nhân của Triều Tiên, sau Mỹ và Trung Quốc, các đặc phái viên Hàn Quốc hôm 13/3 đã tới Nhật Bản và dự kiến đến Nga. Đây đều là những nước tham gia đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân Triều Tiên, song đã bị ngưng trệ từ năm 2010.

Giám đốc Cơ quan Tình báo quốc gia Hàn Quốc Suh Hoon, đang ở thăm Nhật Bản. Ảnh: Yonhap.

Giám đốc Cơ quan Tình báo quốc gia Hàn Quốc Suh Hoon, đang ở thăm Nhật Bản hôm 13/3 đã có cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe để thông báo về kết quả cuộc gặp hồi tuần trước với Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Tại cuộc gặp, phái viên Hàn Quốc đã thay mặt Tổng thống Moon Jae-in gửi đi thông điệp khẳng định quan hệ đồng minh với Mỹ và Nhật Bản.

Theo ông, điều tối quan trọng là Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc phải tăng cường  hợp tác nhằm duy trì xung lực hòa bình hiện nay, vốn được tạo ra sau Thế vận hội Mùa Đông Pyeongchang 2018.

“Tôi có mặt ở đây ngày hôm nay để gửi đi thông điệp của Tổng thống Mun Chê-in rằng, hợp tác giữa Nhật Bản  và Hàn Quốc là thiết yếu trong việc duy trì và thúc đẩy những bước tiến hướng tới hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, bắt đầu từ Thế vận hội Mùa Đông Pyeongchang 2018”, ông nói.

Về phần mình, nhà lãnh đạo Nhật Bản một lần nữa ủng hộ các cuộc đàm phán với Triều Tiên, song với điều kiện các cuộc gặp này là nhằm buộc Triều Tiên từ bỏ tham vọng hạt nhân. Theo ông, Triều Tiên cần có hành động cụ thể nhằm phi hạt nhân hóa.

Sau những kết quả tích cực từ Thế vận hội Mùa Đông Pyeongchang 2018, Chính phủ Hàn Quốc đã tiến hành một loạt hoạt động ngoại giao con thoi nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nước đối với những đột phá trong việc đưa Triều Tiên trở lại bàn đàm phán.

Dự kiến, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in sẽ có cuộc gặp đầu tiên với Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào tháng 4/2018 tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm ở biên giới hai miền. Đây cũng là cuộc gặp đầu tiên giữa lãnh đạo hai nước trong hơn 1 thập kỷ qua.

Và một trong những sự kiện được dư luận quốc tế mong đợi  chính là cuộc gặp cấp cao lần đầu tiên giữa Mỹ và Triều Tiên. Tại cuộc gặp với các phái viên Hàn Quốc hồi tuần trước, Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đề xuất một cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Donald Trump và lời mời cũng đã được chấp nhận.

Trong một phản ứng mới nhất, Tổng thống Donald Trump hôm 12/3 đánh giá Triều Tiên dường như chân thành và hi vọng cuộc gặp thượng đỉnh tới sẽ đạt thành công lớn. Tuy nhiên, mặt khác nước này cũng tỏ ra khá thận trọng và vẫn không ngừng gia tăng sức ép với Triều Tiên. Phát biểu trong chuyến thăm Nigeria ngày 12/3, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho biết, chính quyền Mỹ không nhận được bất kỳ tin tức nào từ chính quyền Triều Tiên kể từ khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẵn sàng gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

“Các cuộc thảo luận về một cuộc gặp có thể giữa Tổng thống Donald Trump và ông Kim Jong-un mới chỉ diễn ra rất gần đây. Sẽ cần rất nhiều bước đi nhằm thống nhất địa điểm, cũng như nội dung các cuộc thảo luận. Trong khi đó, dù rất muốn, song chúng tôi lại không nghe thấy bất kỳ thông tin trực tiếp nào từ phía Triều Tiên.”

Người phát ngôn Nhà trắng Sarah Sanders tối cùng ngày cũng tuyên bố chờ đợi một cuộc gặp cấp cao như thế. Theo bà Sarah Sanders, đề nghị đã được đưa ra và cũng đã được chấp nhận. Triều Tiên đã hứa hẹn nhiều và Mỹ hi vọng nước này sẽ giữ đúng lời hứa để cuộc gặp có thể diễn ra theo đúng kế hoạch.

Tiến triển ngoạn mục trong hồ sơ Triều Tiên được đích thân cố vấn an ninh quốc gia Hàn Quốc thông báo và được Nhà Trắng xác nhận đã khiến giới quan sát không khỏi bất ngờ. Trong cuộc gặp ngày 12/3 với Giám đốc Văn phòng An ninh quốc gia Hàn Quốc Chung Eui-yong, một trong những phái viên của Hàn Quốc có cuộc gặp với Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhận thấy đây là một cơ hội quan trọng để đàm phán, kêu gọi các bên kiềm chế và suy nghĩ thấu đáo nhằm giải quyết mọi vấn đề, cũng giúp nối lại tiến trình đàm phán.

Điều khiến dư luận và quốc tế kỳ vọng là những diễn biến tích cực vừa qua đã cho thấy các nỗ lực ngoại giao làm cầu nối cho đối thoại của chính quyền Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã được đền đáp, đã được Mỹ và Triều Tiên lắng nghe.

Dù vẫn còn quá sớm  để nói đến nội dung hay kết quả của các cuộc gặp cấp cao Hàn- Triều hay Mỹ- Triều và dù nếu diễn ra thì đây cũng không phải là một cuộc đối thoại dễ dàng, song đúng như Đại sứ Hàn Quốc tại Liên Hợp Quốc Cho Tae-yul nói, kế hoạch về các cuộc đàm phán với Triều Tiên bản thân nó đã là một “cơ hội ngàn năm có một”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hàn Quốc hy vọng đối thoại với Triều Tiên sẽ thay đổi lịch sử
Hàn Quốc hy vọng đối thoại với Triều Tiên sẽ thay đổi lịch sử

VOV.VN - Tổng thống Hàn Quốc cho rằng sẽ có những thay đổi quan trọng khi cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều và thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên được tổ chức.

Hàn Quốc hy vọng đối thoại với Triều Tiên sẽ thay đổi lịch sử

Hàn Quốc hy vọng đối thoại với Triều Tiên sẽ thay đổi lịch sử

VOV.VN - Tổng thống Hàn Quốc cho rằng sẽ có những thay đổi quan trọng khi cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều và thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên được tổ chức.

Triều Tiên chưa ra tuyên bố về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều
Triều Tiên chưa ra tuyên bố về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều

VOV.VN - Bộ Thống nhất Hàn Quốc ngày 12/3 thông báo, phía Triều Tiên vẫn chưa có phản ứng gì về cuộc gặp thượng đỉnh với Mỹ.

Triều Tiên chưa ra tuyên bố về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều

Triều Tiên chưa ra tuyên bố về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều

VOV.VN - Bộ Thống nhất Hàn Quốc ngày 12/3 thông báo, phía Triều Tiên vẫn chưa có phản ứng gì về cuộc gặp thượng đỉnh với Mỹ.

Hàn Quốc và Nhật Bản nhất trí gây sức ép tối đa với Triều Tiên
Hàn Quốc và Nhật Bản nhất trí gây sức ép tối đa với Triều Tiên

VOV.VN - Nhật Bản và Hàn Quốc đã nhất trí duy trì sức ép tối đa cho đến khi Triều Tiên giải quyết mối quan ngại về chương trình hạt nhân.

Hàn Quốc và Nhật Bản nhất trí gây sức ép tối đa với Triều Tiên

Hàn Quốc và Nhật Bản nhất trí gây sức ép tối đa với Triều Tiên

VOV.VN - Nhật Bản và Hàn Quốc đã nhất trí duy trì sức ép tối đa cho đến khi Triều Tiên giải quyết mối quan ngại về chương trình hạt nhân.

Nhật Bản muốn đàm phán vấn đề công dân bị bắt cóc với Triều Tiên
Nhật Bản muốn đàm phán vấn đề công dân bị bắt cóc với Triều Tiên

VOV.VN - Nhật Bản muốn thấy được những giải pháp cho các công dân nước này bị Triều Tiên bắt cóc trước đây.

Nhật Bản muốn đàm phán vấn đề công dân bị bắt cóc với Triều Tiên

Nhật Bản muốn đàm phán vấn đề công dân bị bắt cóc với Triều Tiên

VOV.VN - Nhật Bản muốn thấy được những giải pháp cho các công dân nước này bị Triều Tiên bắt cóc trước đây.