Hình ảnh nước Mỹ trước hạn chót đoàn tụ các gia đình nhập cư

VOV.VN - Hàng trăm trẻ em trong các gia đình nhập cư bị chia tách ở biên giới Mỹ-Mexico vẫn chưa được đoàn tụ với cha mẹ của mình khi tới thời hạn chót 26/7.

Một ông bố Honduras bế đứa con gái sơ sinh sau khi được thả khỏi nơi giam giữ ở Texas ngày 26/7.
Chị Maria del Carmen Tambriz từ Mỹ trở về Guatemala ngày 26/7 mà không có con gái mình đi cùng sau khi mẹ con chị bị chia tách ở biên giới Mỹ. 
Cô bé Christhel Nohella Barahona Sanchez 15 tuổi gặp báo chí sau khi được đoàn tụ với mẹ ở Texas ngày 26/7.
Những đứa trẻ cùng gia đình tham gia biểu tình ngồi để đánh dấu thời hạn chót 26/7, ngày chính quyền Donald Trump phải đoàn tụ hàng nghìn gia đình nhập cư trái phép bị chia tách vì chính sách "không khoan nhượng".
Bà Sandra Elizabeth Sanchez người Honduras, sau khi được gặp lại con gái mình.
Douglas Almendarez 37 tuổi, bị trục xuất khởi Mỹ trước khi gặp lại cậu con trai 11 tuổi của mình.
Anh Douglas về nước từ giữa tháng 6, và phải hơn 1 tháng sau anh mới nhận được tin cậu con trai của mình vẫn đang ở trung tâm dành cho trẻ em nhập cư ở Texas.
Một bà mẹ nhập cư được thả khỏi trung tâm giam giữ ở Texas ngày 26/7.
Chính sách "không khoan nhượng" với người nhập cư trái phép đã khiến hơn 2500 trẻ em bị tách khỏi cha mẹ ở biên giới Mỹ-Mexico.
Làn sóng phản đối mạnh mẽ, Tổng thống Mỹ Donald Trump phải dừng việc chia tách các gia đình nhập cư bất hợp pháp từ cuối tháng 6. Ảnh: một ông bố bế trên tay cậu con trai sau khi được thả khỏi nơi giam giữ ở Texas ngày 26/7. 
Tới thời hạn chót 26/7, mới chỉ có khoảng 1.400 trong số 2.500 trẻ em bị chia tách khỏi cha mẹ ở biên giới Mỹ-Mexico được đoàn tụ với gia đình của mình.
Vẫn còn hàng trăm trẻ em chưa được gặp lại cha mẹ.
Chính phủ Mỹ cho biết, hơn 700 trẻ em không đủ điều kiện để đoàn tụ với cha mẹ mình vào thời hạn chót. 
Cậu bé Abisai cùng cha mẹ đang gọi video về cho gia đình ở Honduras ngày 15/7, sau khi gia đình được gặp lại nhau.
Ngày 26/7, các nhà hoạt động vì quyền của người nhập cư đã tổ chức nhiều hoạt động để kêu gọi chính phủ đoàn tụ tất cả các trẻ em bị chia tách với cha mẹ của các em.
Hơn 400 cha mẹ trong các gia đình bị chia tách đã không còn ở nước Mỹ. Ảnh: một nhà hoạt động phản đối việc chia tách các gia đình nhập cư trái phép.
Chị Dunia, người Honduras đoàn tụ với cậu con trai 5 tuổi Wilman ở Brownsville ngày 20/7, sau hơn 5 tuần bị chia tách.
Niềm vui đoàn tụ.
Khoảnh khắc đoàn tụ tràn ngập hạnh phúc.
Những đứa trẻ cùng gia đình tuần hành ngồi ở Washington để đánh dấu thời hạn chót 26/7.
Anita Arell Ramirez Mejia người Honduras cùng cậu con trai 6 tuổi được đoàn tụ ở Harlingen, Texas ngày 13/7 sau khi bị chia tách gần biên giới Mỹ-Mexico.
Chị Yeni Gonzalez Garcia người Guatemala rời khỏi trung tâm Cayuga sau khi đoàn tụ cùng 2 cậu con trai ngày 13/7 ở New Yorrk City.
Rosayra Pablo-Cruz, bà mẹ người Guatemala bị chia tách với 2 cậu con trái, rời khỏi trung tâm Cayuga sau khi được đoàn tụ ở New York City ngày 13/7.
Các nhà hoạt động tuần hành trong ngày 26/7 ở Texas./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Rớt nước mắt khi trẻ nhập cư Mỹ trái phép được đoàn tụ với cha mẹ
Rớt nước mắt khi trẻ nhập cư Mỹ trái phép được đoàn tụ với cha mẹ

VOV.VN - Sau nhiều ngày bị chia tách, những đứa trẻ trong các gia đình nhập cư Mỹ trái phép mừng rơi nước mắt khi được đoàn tụ với cha mẹ của mình.

Rớt nước mắt khi trẻ nhập cư Mỹ trái phép được đoàn tụ với cha mẹ

Rớt nước mắt khi trẻ nhập cư Mỹ trái phép được đoàn tụ với cha mẹ

VOV.VN - Sau nhiều ngày bị chia tách, những đứa trẻ trong các gia đình nhập cư Mỹ trái phép mừng rơi nước mắt khi được đoàn tụ với cha mẹ của mình.

Cảnh vạ vật của những người di cư chờ cơ hội được nhập cảnh Mỹ
Cảnh vạ vật của những người di cư chờ cơ hội được nhập cảnh Mỹ

VOV.VN - Những người di cư và tìm kiếm tị nạn này đã bị từ chối cho nhập cảnh vào Mỹ, nhưng họ vẫn vạ vật ở biên giới, mong một ngày “giấc mơ thành hiện thực”.

Cảnh vạ vật của những người di cư chờ cơ hội được nhập cảnh Mỹ

Cảnh vạ vật của những người di cư chờ cơ hội được nhập cảnh Mỹ

VOV.VN - Những người di cư và tìm kiếm tị nạn này đã bị từ chối cho nhập cảnh vào Mỹ, nhưng họ vẫn vạ vật ở biên giới, mong một ngày “giấc mơ thành hiện thực”.