Hồ sơ: Vụ đảo chính mưu toan chặn đứng Cách mạng tháng Mười Nga 1917

VOV.VN - Tháng 9/1917, lực lượng phản động mưu toan đảo chính quân sự để thủ tiêu tình thế 2 chính quyền song song, dập tắt phong trào cách mạng Nga đang lên.

Cách đây đúng một thế kỷ, viên tướng Lavr Kornilov – viên tướng nổi tiếng nhất trong quân đội Nga năm 1917, nỗ lực chiếm thủ đô Petrograd của đế chế Nga khi đó, quét sạch phe cách mạng Bolshevik cấp tiến và thiết lập một chế độ độc tài cực hữu. Sau khi viên tướng này thất bại trong mưu đồ đó, chiến thắng của lực lượng cánh tả Nga trở thành điều không thể cản phá.

Chân dung tướng Nga  Lavr Kornilov năm 1916. Ảnh: Wikipedia.

100 năm trước, nước Nga rộng lớn chìm trong hỗn loạn. Sau khi cuộc Cách mạng tháng Hai quật đổ chế độ quân chủ, một hệ thống chính trị mới ra đời. Về mặt chính thức, Chính phủ tư sản Lâm thời quản lý đất nước, nhưng trên thực tế, họ phải cạnh tranh với hệ thống Xô viết (các hội đồng do công nhân, nông dân và binh lính lập ra) được phe cực tả Bolshevik hậu thuẫn (tình thế hai chính quyền song song – ND).

Tình hình thêm tệ hại hơn khi nước Nga vẫn đang trong tình trạng chiến tranh với nước Đức. Diễn biến trên chiến trường rất bất lợi cho Nga. Binh sĩ mệt mỏi vì chiến tranh, không muốn tiếp tục chiến đấu.

Chính phủ Lâm thời cấm hình phạt tử hình và việc đánh đập trong quân đội, khiến các sĩ quan Nga khi đó gặp khó khăn trong duy trì kỷ luật. Quân đội Nga thua liểng xiểng, hết trận này đến trận khác.

Vào tháng 7/1917, đảng Bolshevik nỗ lực giành chính quyền ở Petrograd (nay là Saint Petersburg) nhưng Chính quyền Lâm thời đã đàn áp cuộc nổi dậy này. Vào cuối mùa hè, bầu không khí ở nước Nga vẫn rất căng thẳng và đó là lúc tướng Lavr Kornilov nhập cuộc.

Kornilov là ai?

Ông ta là con trai của một người Cossack bình thường. Kornilov bước vào nhóm chóp bu của quân đội Nga thông qua sự phấn đấu bền bỉ và lòng can đảm. Ông ta tham gia chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905), chỉ huy một sư đoàn trong Thế chiến thứ nhất, và đã được bổ nhiệm làm Tổng tư lệnh tối cao quân đội Nga vào tháng 7/1917.

Kornilov cực kỳ nổi danh như một vị anh hùng thời chiến. Các sĩ quan cấp cao ủng hộ ông ta, coi ông là một người cao quý và tài năng. Trong số sĩ quan này có tướng Anton Denikin, kẻ về sau trở thành thủ lĩnh phong trào Bạch vệ, đồng đội của Kornilov.

Mặt khác, những người hoài nghi thì lại nghi ngờ năng lực quân sự và chính trị của Kornilov. Tướng Mikhail Alekseyev thậm chí nói rằng “Kornilov có trái tim của sư tử nhưng đầu của một chú cừu”, đại ý chê ông ta chỉ là hạng hữu dũng vô mưu.

Về mặt chính trị Kornilov là một nhân vật ái quốc cánh hữu. Ông ta khinh miệt những người cánh tả, coi họ là những kẻ làm tha hóa nước Nga và quân đội. Ông ta thậm chí còn không ưa nổi những người “xã hội chủ nghĩa ôn hòa” như Alexander Kerensky – người đứng đầu Chính phủ Lâm thời. Còn đối với lực lượng cách mạng cấp tiến như phe Bolshevik, có thể nói thẳng rằng tướng Kornilov sẵn sàng treo cổ họ.

Vụ đảo chính do chính quyền lâm thời giật dây?

Một mặt, thủ lĩnh Kerensky không ưa gì phe Bolshevik – mối đe dọa lớn nhất đối với quyền lực của chính phủ ông ta. Nhưng mặt khác, ông cũng rất sợ tướng Kornilov. Trong thế “lưỡng đầu thọ địch”, Thủ tướng Kerensky nỗ lực hết sức để giữ thăng bằng và duy trì quyền lực trong tay mình. Nhưng ông ta đã thất bại hoàn toàn.

>> Xem thêm: Khi Cách mạng tháng Mười bị phản bội

Hiện có những ý kiến khác nhau về điều gì đã xảy ra trước khi Kornilov ra lệnh cho binh sĩ dưới trướng chiếm thủ đô Petrograd. Theo những người ủng hộ Kornilov, chính Kerensky đã yêu cầu quân đội khống chế thành phố này và trấn áp các Xô viết và phái Bolshevik.

Trong hồi ký của mình, Kerensky luôn phủ nhận quan điểm trên. Ông ta khăng khăng nói rằng viên tướng Kornilov đã tự vạch ra âm mưu đảo chính và thiết lập một nền độc tài cá nhân.

Các sử gia tiếp tục tranh luận về điểm này nhưng tác giả Alexander Rabinovich của cuốn “Phái Bolshevik nắm quyền: Cách mạng 1917” cho rằng dù thế nào thì Kerensky cũng liên đới vì chính ông ta đã bổ nhiệm viên tướng này làm Tổng tư lệnh quân đội.

Diễn biến đảo chính quân sự

Vào ngày 9/9/1917, tướng Kornilov đang ở Mogilev (nay là Belarus), nơi đặt đại bản doanh của quân đội, và ra lệnh cho quân đoàn số 3 của tướng Alexander Krymov bao vây Petrograd.

Lúc đó người ta cho rằng các sĩ quan ở thủ đô sẽ theo gương nổi dậy của phái Bolshevik. Theo kế hoạch, các binh sĩ lấy cớ duy trì trật tự đã được triển khai để chiếm lĩnh thành phố, loại bỏ các lực lượng cực tả và thiết lập chế độ độc tài quân sự.

Binh sĩ của tướng Kornilov đầu hàng và giao nộp vũ khí. Ảnh: RIA Novosti.

Ngày hôm sau, Thủ tướng Kerensky công khai ra lệnh cho tướng Kornilov dừng việc điều quân và từ chức. Viên tướng đáp trả, một cách công khai, rằng chính quyền đang chịu ảnh hưởng của các phần tử vô trách nhiệm nên ông không có ý định từ chức và tuân lệnh Kerensky. Người đứng đầu chính quyền tư sản lâm thời đã gọi Kornilov là kẻ phản bội.

Quân của tướng Krymov khi ấy vẫn đang tiến về Petrograd. Vài viên tướng quân đội khác viết thư cho Kornilov bày tỏ họ trung thành với ông ta và háo hức được tham gia cuộc chiến chống lại các Xô viết và người Bolshevik. Nhưng lúc đó, lực lượng quân đội đồn trú tại thủ đô lại trung thành với chính phủ lâm thời. Nước Nga nằm bên bờ một cuộc nội chiến.

Dập tắt đảo chính

Trong khi ấy, phe Bolshevik - coi cả Kornilov và Kerensky là kẻ thù - phân vân tìm hướng xử lý. Nhưng khi quân của Kornilov đã áp sát thủ đô Petrograd, đảng Bolshevik xác định rằng đây là mối nguy hiểm trực tiếp cận kề. Lãnh tụ cách mạng Lenin tuyên bố: “Chúng ta sẽ chiến đấu chống lại Kornilov, không phải là vì ủng hộ Kerensky, mà là để phơi bày điểm yếu của ông ta”.

Phái tả tập trung lực lượng của mình đối đầu với quân Kornilov – lúc này trở thành lực lượng phản cách mạng nhất. Thủ tướng Kerensky buộc phải chấp nhận liên minh với phái tả, cho phóng thích một số thủ lĩnh Bolshevik đang bị giam cầm.

Đảng Bolshevik nhanh chóng huy động công nhân và nông dân ở Petrograd để ngăn chặn binh lính của tướng Krymov. Công nhân đường sắt phong tỏa các ngả đường tới thủ đô, nhân viên bưu điện ngắt các liên lạc giữa các đội quân.

Lực lượng cổ động của đảng Bolshevik giáp mặt với binh sĩ, thuyết phục họ ngưng bắn vào công nhân và cư dân thành phố. Các sĩ quan không tài nào vô hiệu hóa được hoạt động tuyên truyền này. Chẳng mấy chốc, các binh sĩ do Kornilov điều tới đây đã tuyên bố trung thành với Chính phủ Lâm thời.

Vào ngày 12/9/1917 thất bại của tướng Kornilov trở nên rõ ràng. Y đã bị bắt.

Đối với Kerensky, đây là một chiến thắng được trả bằng cái giá quá đắt. Ông ta đã đánh bại mối nguy hiểm của phe hữu nhưng các đối thủ bên phe tả - những người vừa cứu ông ta khỏi họng súng của quân đội, lại trở nên nổi bật và đầy ảnh hưởng trên chính trường Nga. Chỉ chưa đầy 2 tháng sau đó, họ dứt khoát giành trọn chính quyền về tay mình, ở Petrograd./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lenin - Ngọn hải đăng vĩ đại của nhân dân lao động
Lenin - Ngọn hải đăng vĩ đại của nhân dân lao động

VOV.VN - Lenin đã đào sâu và nâng học thuyết Marx - vũ khí tinh thần của giai cấp công nhân - lên một tầm cao mới.

Lenin - Ngọn hải đăng vĩ đại của nhân dân lao động

Lenin - Ngọn hải đăng vĩ đại của nhân dân lao động

VOV.VN - Lenin đã đào sâu và nâng học thuyết Marx - vũ khí tinh thần của giai cấp công nhân - lên một tầm cao mới.

Bảo kiếm Marx-Lenin giúp Đảng giành thắng lợi huy hoàng
Bảo kiếm Marx-Lenin giúp Đảng giành thắng lợi huy hoàng

VOV.VN - Giữa đêm tối lịch sử, những người cách mạng Việt Nam đã được trao thanh “gươm báu” thần kỳ giúp họ vạch mây mù đi tới bờ thắng lợi.

Bảo kiếm Marx-Lenin giúp Đảng giành thắng lợi huy hoàng

Bảo kiếm Marx-Lenin giúp Đảng giành thắng lợi huy hoàng

VOV.VN - Giữa đêm tối lịch sử, những người cách mạng Việt Nam đã được trao thanh “gươm báu” thần kỳ giúp họ vạch mây mù đi tới bờ thắng lợi.

Ảnh: Thủ lĩnh Cách mạng tháng Mười, lãnh tụ Liên Xô Stalin thời trẻ
Ảnh: Thủ lĩnh Cách mạng tháng Mười, lãnh tụ Liên Xô Stalin thời trẻ

VOV.VN - Joseph Stalin là một trong các thủ lĩnh trụ cột của Cách mạng tháng Mười Nga long trời lở đất. Ông về sau trở thành lãnh tụ nổi tiếng của Liên Xô.

Ảnh: Thủ lĩnh Cách mạng tháng Mười, lãnh tụ Liên Xô Stalin thời trẻ

Ảnh: Thủ lĩnh Cách mạng tháng Mười, lãnh tụ Liên Xô Stalin thời trẻ

VOV.VN - Joseph Stalin là một trong các thủ lĩnh trụ cột của Cách mạng tháng Mười Nga long trời lở đất. Ông về sau trở thành lãnh tụ nổi tiếng của Liên Xô.

Lenin làm ngỡ ngàng nhà báo Guardian của Anh
Lenin làm ngỡ ngàng nhà báo Guardian của Anh

VOV.VN - Qua phần mô tả Lenin trong cuộc phỏng vấn của nhà báo Anh, chúng ta phần nào thấy được trí tuệ và bản lĩnh của Lenin, người thầy của cách mạng vô sản.

Lenin làm ngỡ ngàng nhà báo Guardian của Anh

Lenin làm ngỡ ngàng nhà báo Guardian của Anh

VOV.VN - Qua phần mô tả Lenin trong cuộc phỏng vấn của nhà báo Anh, chúng ta phần nào thấy được trí tuệ và bản lĩnh của Lenin, người thầy của cách mạng vô sản.

Kịch bản quốc tế nếu Liên Xô không tan rã
Kịch bản quốc tế nếu Liên Xô không tan rã

VOV.VN - Tiến sĩ Papadopoulos của tạp chí Anh khẳng định: sau khi Liên Xô tan rã, thế giới liên tục bất ổn và trở nên nguy hiểm vì thiếu vắng Liên Xô.

Kịch bản quốc tế nếu Liên Xô không tan rã

Kịch bản quốc tế nếu Liên Xô không tan rã

VOV.VN - Tiến sĩ Papadopoulos của tạp chí Anh khẳng định: sau khi Liên Xô tan rã, thế giới liên tục bất ổn và trở nên nguy hiểm vì thiếu vắng Liên Xô.