Người mẹ mong con chết trước mình và nỗi ám ảnh da cam

VOV.VN - Mỹ đã bỏ ra một số tiền lớn để làm sạch môi trường ở những khu vực bị nhiễm dioxin nhưng vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức đến con người.

Khi bà Le Thi Mit thức giấc vào buổi đêm vì những tiếng rên rỉ của đứa con trai 34 tuổi, bà lại chạnh lòng nhớ về chuyện của một nửa thế kỷ về trước, khi bà cùng với gia đình phải vật lộn với cuộc sống gắn liền với hình ảnh những chiếc máy bay Mỹ trên không, rải khắp làng thứ hóa chất độc hại.

Ba trong số bốn người con của bà Mit được sinh ra với tàn tật nghiêm trọng. Một trong số đó đã chết trẻ. Hai người còn lại chịu ảnh hưởng của hóa chất là Truong, 28 tuổi và Lanh, 34 tuổi. 

Bà Le Thi Mit bên cạnh con trai tên Lanh, 34 tuổi, người bị nhiễm chất độc màu da cam. (ảnh: Getty).
Anh Truong phải tự trườn bò đi khắp nơi vì đôi chân bại liệt, anh không thể nói, không thể tự tắm hoặc tự xúc cơm ăn. Người tiếp theo là Lanh, 34 tuổi, anh phải gắn chặt tấm lưng xương xẩu của mình với một chiếc giường gỗ.

Mong ước của bà Mit là những đứa con sẽ ra đi trước bà. Bởi vì nếu không, sẽ chẳng có ai thay bà chăm sóc được chúng.

7 triệu USD cho các nạn nhân

Vào tháng 5/206, Tổng thống Mỹ Barack Obama dự kiến sẽ đến thăm Việt Nam trong bối cảnh quan hệ giữa 2 nước đang ấm dần lên. Mỹ cam kết sẽ có những động thái để “chữa lành vết thương” gây ra bởi ảnh hưởng của chất độc màu da cam và của những hóa chất độc hại khác mà lính Mỹ đã dùng để phá rừng trong thời kỳ chiến tranh ở Việt Nam.

Dự án 100 triệu USD để thanh tẩy những “điểm nóng” dioxin ở Đà Nẵng mới chỉ là bước khởi đầu của việc làm sạch toàn bộ môi trường rộng lớn sau này. Thể nhưng chính phủ Mỹ đã dành rất ít số tiền này vào việc giúp đỡ các nạn nhân, miễn cưỡng lội vào “bãi mìn pháp lý và chính trị” trong vấn đề chất độc da cam vì thiếu cơ sở khoa học.

Trong nhiều thập kỷ, giới chức Mỹ đã nói giảm nói tránh hoặc bác bỏ các vấn đề về sức khỏe ở Việt Nam. Còn giới chức Việt Nam cũng chỉ đề cập đến “rìa vấn đề” vào những lúc quan tâm đến hình ảnh của một đất nước xuất khẩu nông sản.

Điều này đã thay đổi trong thời gian gần đây, Mỹ đang dần gia tăng tài trợ cho các nạn nhân chiến tranh, và cả 2 chính phủ giờ đây đều muốn nói về chất độc da cam. Quốc hội Mỹ đã dành ra số tiền 7 triệu USD trong năm nay cho chương trình sức khỏe và khuyết tật ở Việt Nam, phần lớn số tiền này dành cho các nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam.

Tim Rieser, một trợ lý lâu năm của Thượng nghị sỹ Patrick J.Leahy (người chịu trách nhiệm chính về quỹ hỗ trợ nạn nhân chất độc màu da cam), nói: “Chúng tôi không biết bất cứ một nghiên cứu khoa học nào được chấp thuận rộng rãi kết luận rằng có mối liên hệ giữa dioxin với các loại khuyết tật về thể chất hoặc tâm lý”.

Tuy nhiên, Tim Rieser cho biết thêm, “nước Mỹ thừa nhận những động thái trước kia của chúng tôi có thể là một tác nhân gây ra hậu quả, và Thượng nghị sĩ Leahy tin rằng chúng ta cần có trách nhiệm để giải quyết nó”.

Một đất nước bị đầu độc              

Ở những nơi như Cam Lộ, một nơi từng bị phun chất hóa học nặng nề thời chiến gần khu phi quân sự, có hiện tượng các dị tật bẩm sinh tăng lên sau chiến tranh. Các tổ chức phi chính phủ, chính phủ nước ngoài, chính phủ Việt Nam đã có những hỗ trợ nhất định để giảm bớt gánh nặng cho các gia đình nhiễm chất độc da cam ở đây.

Tuy nhiên, nhiều nhà hoạt động của Mỹ lại đang trốn tránh trách nhiệm thực sự của mình. Ông Suel Jones, một hội viên của hội Cựu chiến binh và Hòa bình, cho biết: “Chính phủ Mỹ sẽ không bao giờ nhận trách nhiệm về vụ chất độc da cam”.

Ông Jones từng chiến đấu ở Việt Nam trong lực lượng Hải quân, sau này, ông quay trở lại giúp đỡ các nạn nhân thời chiến. Ông nói thêm: “Điều này mở ra trách nhiệm thuộc về phạm trù đạo đức. Chúng tôi có thể nói những gì chúng tôi muốn nói, nhưng sự thật là chúng tôi đã rải chất độc trên đất nước này”.

Quân đội Mỹ đã rải khoảng 21 triệu lít chất diệt cỏ vào miền Nam Việt Nam từ năm 1961- 1971, trong đó có 12 triệu lít chất độc da cam, để tiêu diệt đối phương và phá hủy nguồn lương thực. Mặc dù đội ngũ quan hệ công chúng của Mỹ đã lên tiếng thành minh rằng các hóa chất mà họ rải là vô hại với con người, chất da cam vẫn chứa thành phần dioxin, một loại hóa chất có độc tính cao.

Qua tiếp xúc trực tiếp, hoặc do ăn thức ăn nuôi trồng ở những vùng bị ô nhiễm, hàng ngàn người Mỹ và hàng triệu người Việt Nam đang bị phơi nhiễm dioxin, mà không có biện pháp chữa trị.

Theo kết quả của một đạo luật năm 1991, Bộ Cựu chiến binh Mỹ đã hỗ trợ rất nhiều lợi ích cho những người đã từng phục vụ trong quân đội Mỹ đã tiếp xúc với chất độc da cam dẫn đến bị ung thư, tiểu đường hoặc các loại bệnh tật khác.

Tuy nhiên, Việt Nam không có được bồi thường tương tự. Các nạn nhân người Việt đã kiện các công ty sản xuất hóa chất, nhưng bị thất bại khi đem ra xét xử ở tòa án Mỹ.

Những tài liệu khoa học về dị tật thể chất liên quan đến việc rải hóa chất của quân đội Mỹ thường sẽ gặp phải nhiều khó khăn và tốn kém để thực hiện trong một quốc gia đang phát triển, nơi các yếu tố môi trường khác có thể gây ảnh hưởng đến việc nhiễm độc dioxin.

Các bác sỹ ở Việt Nam không có xu hướng chẩn đoán những dị tật bẩm sinh cụ thể như nứt đốt sống hoặc bại não, mà thường chỉ giả định rằng những trẻ em khuyết tật trong một khu vực nhất định là nạn nhân của chất độc da cam. Các tổ chức ủng hộ Việt Nam ước tính rằng có khoảng 3 triệu người ở đất nước này có các vấn đề sức khỏe liên quan đến chất độc da cam.

Dự án lớn “làm sạch” dioxin

Trong khi hầu hết chất dioxin đã tiêu tan trong những năm qua, một công ty nghiên cứu ở Canada đã xác định có 3 điểm nóng chính mà chất độc da cam lưu lại gây ô nhiễm. Ngoài ra có khoảng 2 chục điểm nóng tiềm ẩn khác ở Việt Nam.

Căn cứ không quân Đà Nẵng là nơi đầu tiên được làm sạch dưới sự hợp tác vào năm 2012 giữa Cơ quan Phát triển Quốc tế của Mỹ và chính phủ Việt Nam.

Khi chiếc máy bay sân bay thương mại liền kề cất cánh, những người đàn ông trong bộ quần áo bảo hộ hazmat cẩn thận chở đống đất bị ô nhiễm vào một hệ thống đốt nóng khổng lồ. Mỗi một lần như vậy có khoảng 45.000 m3 đất, lò được đóng chặt bằng các khối bê tông.

Sau đó, họ đốt lò. Trong nhiều tháng, đất được làm nóng đến mức 365 độ C ở trong lò, nhiệt độ này sẽ vô hiệu hóa gần như tất cả các chất gây ô nhiễm trong đất. Số đất được làm sạch dùng để xây dựng một đường băng mới cho máy bay phản lực tư nhân.

Dự kiến chi phí cho dự án là 43 triệu USD sẽ kết thúc dự án trong năm nay. Nhưng một vài vấn đề, cùng sự chậm trễ đã đẩy chi phí lên đến 100 triệu USD và ngày kết thúc dự án vào năm 2018.

Quỹ USAID và các nhà quản lý dự án cho biết hai vòng đốt nóng đầu tiên đã xử lý thành công chất dioxin. Điểm làm sạch tiếp theo là căn cứ không quân Biên Hòa, khu vực được xem là nơi lưu trữ lượng chất độc da cam lớn nhất ở Việt Nam. Dự kiến, việc dọn dẹp chất độc ở Biên Hòa có thể tiêu tốn đến 250 USD và mất hơn một thập kỷ để tiến hành.

Nỗi ám ảnh chưa dứt 

Những thiệt hại đối với con người thì quá khó để định lượng.

Tại Đà Nẵng, người dân vẫn đánh bắt cá từ một hồ bị ô nhiễm trước khi dự án làm sạch đất ô nhiễm ở sân bay được bắt đầu vào năm 2012. Như vậy, có thể đã có hàng ngàn nạn nhân giả định đã bị nhiễm độc trong khu vực.

Tại một trung tâm dành cho các nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam do các nhà hảo tâm nước ngoài tài trợ, những người bị dị tật nhẹ chơi cùng với nhau trong lớp học, những người bị nặng hơn phải nằm một chỗ trong bệnh viện. Có nhiều trường hợp bị nhiễm chất độc da cam từ đời ông, bà của họ.

Chị Nguyễn Thị Hiền, người điều hành trung tâm cho biết, “Một quả bom thả xuống phát nổ sẽ giết chết một vài người. Họ chết. Mọi việc kết thúc. Nhưng nhiễm chất độc da cam gây ảnh hưởng kéo dài đến 3 hoặc 4 thế hệ hoặc hơn nữa, không biết đến bao giờ”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Con của cựu binh Mỹ tìm cách giúp nạn nhân chất độc da cam Việt Nam
Con của cựu binh Mỹ tìm cách giúp nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

VOV.VN - Hai cựu binh Mỹ là nạn nhân chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam đều đã qua đời. Con của họ đang tìm cách gây quỹ giúp các nạn nhân Việt Nam

Con của cựu binh Mỹ tìm cách giúp nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

Con của cựu binh Mỹ tìm cách giúp nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

VOV.VN - Hai cựu binh Mỹ là nạn nhân chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam đều đã qua đời. Con của họ đang tìm cách gây quỹ giúp các nạn nhân Việt Nam

Cựu Thủ tướng Nhật tặng 50 xe lăn cho cho trẻ chất độc da cam Việt Nam
Cựu Thủ tướng Nhật tặng 50 xe lăn cho cho trẻ chất độc da cam Việt Nam

VOV.VN - 50 chiếc xe lăn trị giá gần 750 triệu đồng tặng cho trẻ em khuyết tật và nạn nhân da cam/dioxin ở Hà Nội, Đồng Nai, Bắc Giang và Hưng Yên…

Cựu Thủ tướng Nhật tặng 50 xe lăn cho cho trẻ chất độc da cam Việt Nam

Cựu Thủ tướng Nhật tặng 50 xe lăn cho cho trẻ chất độc da cam Việt Nam

VOV.VN - 50 chiếc xe lăn trị giá gần 750 triệu đồng tặng cho trẻ em khuyết tật và nạn nhân da cam/dioxin ở Hà Nội, Đồng Nai, Bắc Giang và Hưng Yên…

Mặc cảm vì nhiễm chất độc da cam
Mặc cảm vì nhiễm chất độc da cam

VOV.VN - Giá như không có chiến tranh, giá như tôi không nhiễm chất độc da cam thì đã có cuộc sống phơi phới như bao cô gái bình thường khác.

Mặc cảm vì nhiễm chất độc da cam

Mặc cảm vì nhiễm chất độc da cam

VOV.VN - Giá như không có chiến tranh, giá như tôi không nhiễm chất độc da cam thì đã có cuộc sống phơi phới như bao cô gái bình thường khác.

Chất độc da cam ở Việt Nam lại được đưa ra Quốc hội Mỹ
Chất độc da cam ở Việt Nam lại được đưa ra Quốc hội Mỹ

VOV.VN - Bản tin thời sự trưa nay (11/3) có những nội dung đáng chú ý sau:

Chất độc da cam ở Việt Nam lại được đưa ra Quốc hội Mỹ

Chất độc da cam ở Việt Nam lại được đưa ra Quốc hội Mỹ

VOV.VN - Bản tin thời sự trưa nay (11/3) có những nội dung đáng chú ý sau:

Phim nạn nhân chất độc da cam lọt vòng tiền đề cử Oscar
Phim nạn nhân chất độc da cam lọt vòng tiền đề cử Oscar

Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ chọn “Chau, beyond the Lines” vào top 10 hạng mục Phim tài liệu ngắn xuất sắc của giải thưởng Oscar 2016.

Phim nạn nhân chất độc da cam lọt vòng tiền đề cử Oscar

Phim nạn nhân chất độc da cam lọt vòng tiền đề cử Oscar

Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ chọn “Chau, beyond the Lines” vào top 10 hạng mục Phim tài liệu ngắn xuất sắc của giải thưởng Oscar 2016.