Hội nghị Bộ Tứ gia tăng cạnh tranh sức mạnh mềm với Trung Quốc

VOV.VN - Chương trình nghị sự rộng mở của Bộ Tứ thời gian gần đây cho thấy nhóm 4 quốc gia này đang hướng tới tập hợp sức mạnh kinh tế cùng với sức mạnh mềm để cạnh tranh Trung Quốc bên cạnh sức mạnh quân sự.

Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến nhóm Bộ Tứ (Quad) giữa các nhà lãnh đạo của Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia hôm 12/3 bế mạc, với một Tuyên bố chung “Tinh thần Bộ Tứ” chứa nhiều nội dung cụ thể. Ngoài hợp tác an ninh hàng hải, nhóm Bộ Tứ cam kết cung cấp 1 tỷ liều vaccine cho châu Á và ưu tiên giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Với chương trình nghị sự tham vọng và rộng lớn của mình cho thấy nhóm Bộ Tứ đang gia tăng cạnh tranh sức mạnh mềm với Trung Quốc bên cạnh quân sự và kinh tế.

Với cam kết kết hợp các khả năng tài chính, sản xuất và phân phối để cung cấp 1 tỷ liều vaccine tại châu Á trước cuối năm 2022, lãnh đạo của nhóm Bộ Tứ khẳng định sẽ hợp lực để mở rộng việc sản xuất vaccine an toàn, giá rẻ, hiệu quả và nâng cao khả năng tiếp cận công bằng, nhằm đẩy nhanh tốc độ phục hồi kinh tế và mang lại lợi ích cho nền y tế toàn cầu. Các nước cũng nhấn mạnh, biến đổi khí hậu là một ưu tiên toàn cầu và sẽ nỗ lực để tăng cường hành động của tất cả các quốc gia về khí hậu. 

Trong bối cảnh khu vực đang phải đối mặt với nhiều tác động của dịch Covid-19 và chiến lược ngoại giao vaccine rộng khắp của Trung Quốc thời gian qua, hợp tác về Covid-19, hỗ trợ khu vực đối phó với dịch bệnh cũng như ưu tiên giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu được đánh giá là bước đi “ khôn ngoan” trong cuộc cạnh tranh sức mạnh mềm với Trung Quốc ở khu vực.

Phát biểu tại cuộc họp báo công bố kết quả của hội nghị, Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan cũng nhấn mạnh, các thách thức từ Trung Quốc là chủ đề thảo luận, nhưng không phải trọng tâm của hội nghị: “4 nhà lãnh đạo đã thảo luận về thách thức mà Trung Quốc đặt ra. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, phần lớn trọng tâm là các cuộc khủng hoảng toàn cầu cấp bách, bao gồm cuộc khủng hoảng khí hậu và Covid-19”.

Hội nghị Bộ Tứ diễn ra trực tuyến theo đề xuất của Mỹ và đây cũng là hoạt động đa phương đầu tiên mà Tổng thống Joe Biden tham gia kể từ khi nhậm chức.

Quad được ví là Liên minh NATO châu Á - một tập hợp quân sự nhằm kiềm chế Trung Quốc, nhưng không có dòng nào trong tuyên bố chung sau cuộc gặp nhắc đến Trung Quốc hay khẳng định Trung Quốc không nằm trong trọng tâm của hội nghị. Tuy vậy, với chương trình nghị sự rộng mở của mình thời gian gần đây cho thấy nhóm 4 quốc gia này đang hướng tới tập hợp sức mạnh kinh tế cùng với sức mạnh mềm để cạnh tranh Trung Quốc bên cạnh sức mạnh quân sự.

Ngoài vấn đề thúc đẩy hợp tác về Covid-19 và biến đổi khí hậu, nhóm 4 quốc gia mang đến những quan điểm đa dạng và thống nhất trong một tầm nhìn chung vì khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Các bên sẽ nỗ lực vì một khu vực tự do, rộng mở, bao trùm, lành mạnh, dựa trên "các giá trị dân chủ và không bị hạn chế bởi sự cưỡng ép".

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga khẳng định: “Tôi mong muốn 4 nước thúc đẩy mạnh mẽ hướng đến việc thành lập một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở, đóng góp cụ thể vào hòa bình, an ninh và thịnh thượng trong khu vực, trong đó có việc vượt qua dịch Covid-19”.

Một loạt các điểm nóng của khu vực như Biển Đông, biển Hoa Đông, vấn đề hạt nhân Triều Tiên và tình hình Myanmar. Bộ Tứ khẳng định sẽ tiếp tục ưu tiên vai trò của luật pháp quốc tế trong lĩnh vực hàng hải, đặc biệt như được phản ánh trong Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), và thúc đẩy hợp tác, bao gồm cả trong lĩnh vực an ninh hàng hải, nhằm giải quyết các thách thức đối với trật tự hàng hải dựa trên luật lệ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quad sẽ chi hơn 200 triệu USD cho tiêm vaccine Covid-19 ở  Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
Quad sẽ chi hơn 200 triệu USD cho tiêm vaccine Covid-19 ở  Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

VOV.VN - Các nhà lãnh đạo Bộ Tứ (Quad) đã đạt được một số thống nhất quan trọng trong đó đáng chú ý là cam kết hỗ trợ vaccine ngừa Covid-19 cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Quad sẽ chi hơn 200 triệu USD cho tiêm vaccine Covid-19 ở  Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Quad sẽ chi hơn 200 triệu USD cho tiêm vaccine Covid-19 ở  Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

VOV.VN - Các nhà lãnh đạo Bộ Tứ (Quad) đã đạt được một số thống nhất quan trọng trong đó đáng chú ý là cam kết hỗ trợ vaccine ngừa Covid-19 cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Vì sao Quad hồi sinh nhưng còn lâu mới thành “NATO châu Á”?
Vì sao Quad hồi sinh nhưng còn lâu mới thành “NATO châu Á”?

VOV.VN - Sự hồi sinh của Quad đem tới những mục tiêu tham vọng nhằm kiềm chế Trung Quốc tại Ấn Độ - Thái Bình Dương nhưng vẫn còn quá nhiều trở ngại để nhóm này trở thành một “NATO châu Á”.

Vì sao Quad hồi sinh nhưng còn lâu mới thành “NATO châu Á”?

Vì sao Quad hồi sinh nhưng còn lâu mới thành “NATO châu Á”?

VOV.VN - Sự hồi sinh của Quad đem tới những mục tiêu tham vọng nhằm kiềm chế Trung Quốc tại Ấn Độ - Thái Bình Dương nhưng vẫn còn quá nhiều trở ngại để nhóm này trở thành một “NATO châu Á”.

Thủ tướng Ấn Độ và Nhật Bản thảo luận về an ninh hàng hải trước thềm thượng đỉnh Quad
Thủ tướng Ấn Độ và Nhật Bản thảo luận về an ninh hàng hải trước thềm thượng đỉnh Quad

VOV.VN - Trong cuộc điện đàm kéo dài 40 phút, hai nhà lãnh đạo đã chia sẻ nhận thức rằng hợp tác để hướng tới hiện thực hóa một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở đang ngày càng trở nên quan trọng.

Thủ tướng Ấn Độ và Nhật Bản thảo luận về an ninh hàng hải trước thềm thượng đỉnh Quad

Thủ tướng Ấn Độ và Nhật Bản thảo luận về an ninh hàng hải trước thềm thượng đỉnh Quad

VOV.VN - Trong cuộc điện đàm kéo dài 40 phút, hai nhà lãnh đạo đã chia sẻ nhận thức rằng hợp tác để hướng tới hiện thực hóa một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở đang ngày càng trở nên quan trọng.

Đưa tàu chiến vào Biển Đông, Pháp đang khẳng định đối tác đa phương và tự do đi lại
Đưa tàu chiến vào Biển Đông, Pháp đang khẳng định đối tác đa phương và tự do đi lại

VOV.VN - Khi đưa 2 tàu chiến tiến vào Biển Đông, Bộ Quốc phòng Pháp nói rằng hoạt động này là nhằm ủng hộ “tự do hàng hải”. Trung Quốc nhiều khả năng đã xem Pháp đang ủng hộ chiến lược chính trị và quân sự của Mỹ trong vùng.

Đưa tàu chiến vào Biển Đông, Pháp đang khẳng định đối tác đa phương và tự do đi lại

Đưa tàu chiến vào Biển Đông, Pháp đang khẳng định đối tác đa phương và tự do đi lại

VOV.VN - Khi đưa 2 tàu chiến tiến vào Biển Đông, Bộ Quốc phòng Pháp nói rằng hoạt động này là nhằm ủng hộ “tự do hàng hải”. Trung Quốc nhiều khả năng đã xem Pháp đang ủng hộ chiến lược chính trị và quân sự của Mỹ trong vùng.

Hình ảnh Trung Quốc rút binh sĩ và xe tăng khỏi vùng tranh chấp nóng với Ấn Độ
Hình ảnh Trung Quốc rút binh sĩ và xe tăng khỏi vùng tranh chấp nóng với Ấn Độ

VOV.VN - Tờ “The Diplomat” hôm 8/3 phản ánh, sau nhiều lần không thành công, cuối cùng cả quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đã cùng rút khỏi các bờ phía bắc và phía nam của hồ Pangong – một điểm nóng tranh chóng trong khủng hoảng biên giới giữa 2 bên.

Hình ảnh Trung Quốc rút binh sĩ và xe tăng khỏi vùng tranh chấp nóng với Ấn Độ

Hình ảnh Trung Quốc rút binh sĩ và xe tăng khỏi vùng tranh chấp nóng với Ấn Độ

VOV.VN - Tờ “The Diplomat” hôm 8/3 phản ánh, sau nhiều lần không thành công, cuối cùng cả quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đã cùng rút khỏi các bờ phía bắc và phía nam của hồ Pangong – một điểm nóng tranh chóng trong khủng hoảng biên giới giữa 2 bên.

Thực hư về gián điệp Trung Quốc ở thủ đô Kabul (Afghanistan)
Thực hư về gián điệp Trung Quốc ở thủ đô Kabul (Afghanistan)

VOV.VN - Cuộc sống của một công dân Trung Quốc ở Kabul đang bị mổ xẻ chi tiết theo hướng nghi là gián điệp của tình báo Trung Quốc, trong bối cảnh có nhiều cáo buộc về mối liên hệ với mạng lưới Haqqani – nhóm phiến quân chống NATO và chính phủ Afghanistan.

Thực hư về gián điệp Trung Quốc ở thủ đô Kabul (Afghanistan)

Thực hư về gián điệp Trung Quốc ở thủ đô Kabul (Afghanistan)

VOV.VN - Cuộc sống của một công dân Trung Quốc ở Kabul đang bị mổ xẻ chi tiết theo hướng nghi là gián điệp của tình báo Trung Quốc, trong bối cảnh có nhiều cáo buộc về mối liên hệ với mạng lưới Haqqani – nhóm phiến quân chống NATO và chính phủ Afghanistan.