Hơn 100 vụ điều tra thương mại nhằm vào hàng hóa Trung Quốc

Hàng hóa Trung Quốc đang trở thành đối tượng trọng điểm của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch quốc tế. Đây là nhận định của quan chức cao cấp Bộ Thương mại Trung Quốc

Số liệu thống kê mới nhất của Bộ Thương mại Trung Quốc cho thấy, 11 tháng qua, đã có 19 nước tiến hành 101 vụ điều tra thương mại nhằm vào hàng hóa Trung Quốc, tổng giá trị hàng hóa liên quan lên tới gần 12 tỷ USD.

Theo Trợ lý Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Siêu, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã góp phần làm cho chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch quốc tế trỗi dậy, đẩy Trung Quốc rơi vào khu vực trung tâm của các cọ sát thương mại quốc tế. Các vụ bảo hộ mậu dịch của nước ngoài nhằm vào hàng hóa Trung Quốc tăng đột biến, giá trị hàng hóa ngày càng lớn, biện pháp bảo hộ mậu dịch ngày càng đa dạng.

Lĩnh vực bảo hộ mậu dịch nước ngoài áp dụng với Trung Quốc đã chuyển từ trao đổi hàng hóa, sang vấn đề tỷ giá, thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, đầu tư, vân vân. Điểm tranh chấp thương mại mở rộng từ sản phẩm đơn nhất sang cả ngành nghề.

Quan chức Bộ Thương mại Trung Quốc cho rằng, để đối phó với các vụ cọ sát thương mại, Trung Quốc cần tham khảo cách làm và kinh nghiệm của nước ngoài, đặc biệt là các nước phát triển, nhằm hoàn thiện hệ thống cứu trợ thương mại, làm phong phú thêm phương thức cứu trợ thương mại, mở rộng phạm vi cứu trợ ngành nghề, nâng cao năng lực đối phó với các vụ cọ sát thương mại và bảo vệ sự an toàn của ngành nghề trong nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên