Iraq cần một Chính phủ mới toàn diện để đương đầu với khủng hoảng

VOV.VN - Chính quyền Baghdad đang chạy đua với thời gian khi mà nhóm Hồi giáo cực đoan người Sunni tiếp tục đẩy mạnh các cuộc chiến tại các tỉnh Iraq.

Quân đội Iraq hôm 24/6 tuyên bố đã giành lại quyền kiểm soát hoàn toàn thành phố miền Bắc Baiji, nơi có nhà máy lọc dầu lớn nhất tại nước này. Trong bối cảnh chia rẽ giáo phái sâu sắc đang đào sâu thêm bất ổn tại quốc gia Vùng Vịnh, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm 24/6 đã thảo luận với cộng đồng người Kurd tại Iraq nhằm thúc đẩy Chính phủ toàn diện có khả năng kéo Iraq khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay. 

Các tay súng của lực lượng phiến quân Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông ở Mosul (Ảnh: Reuters)

Trong 2 ngày qua, quân đội Iraq đã tăng cường các cuộc không kích dữ dội gây tổn thất nặng nề cho lực lượng cực đoan và phá hủy nhiều phương tiện quân sự. Chính quyền Baghdad đang chạy đua với thời gian khi mà nhóm Hồi giáo cực đoan người Sunni tự xưng Nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng Cận Đông tiếp tục đẩy mạnh cuộc chiến tại các tỉnh của người Sunni.

Người phát ngôn quân đội Iraq, Thiếu tướng Qassem Atta phát biểu trước báo giới hôm qua xác nhận, Chính phủ Iraq đã giành lại quyền kiểm soát hoàn toàn thành phố Baiji, nơi có nhà máy lọc dầu lớn nhất Iraq và nhiều khu vực khác của người Sunni.

Thiếu tướng Qassem Atta nói: “Quân đội Iraq đang kiểm soát chắc chắn thành phố Baiji. Lực lượng cực đoan vẫn đang tấn công mạnh mẽ trong 2 ngày qua. Quân đội cũng đã giành lại kiểm soát tại khu vực biên giới Turaibil và al-Waleed và đang tập trung quân đội tại đây. Điều quan trọng nữa là chúng tôi đang nhận được sự hỗ trợ từ lực lượng của các bộ tộc tại tỉnh miền Bắc Anbar”.

Tuy nhiên, trong những ngày qua quân đội Iraq đã rút khỏi dọc biên giới phía Tây giáp với Jordan và Syria. Trong khi, lực lượng cực đoan nhanh chóng chiếm lấy một số tuyến đường thương mại huyết mạch của Trung Đông tại khu vực này.

Ẩn sau cuộc khủng hoảng Iraq là căng thẳng giáo phái leo thang do ảnh hưởng từ cuộc nội chiến dai dẳng và đẫm máu tại quốc gia láng giềng Syria. Lo ngại của dư luận thế giới về cuộc xung đột lan rộng trên khắp cả nước Iraq đã thành hiện thực, khi mà người Hồi giáo Shiite, Sunni và người Kurd vẫn chưa thể tìm thấy một sự thỏa thiệp và chia sẻ quyền lực ổn định.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 24/6, đã thảo luận với nhà lãnh đạo của cộng đồng người Kurd tại Iraq, kêu gọi người Kurd đứng về phía Chính quyền Baghdad trong cuộc chiến chống lực lượng Hồi giáo cực đoan hiện nay. Cuộc gặp của ông Kerry với các nhà lãnh đạo người Kurd diễn ra một ngày sau khi ông tới Thủ đô Baghdad trong khuôn khổ chuyến công du khẩn cấp tới Trung Đông, với nỗ lực tìm biện pháp kéo Iraq ra khỏi chiến sự ác liệt hiện nay. Mỹ hy vọng Iraq sẽ thành lập một Chính phủ toàn diện để đối phó với các lực lượng cực đoan đang trỗi dậy mạnh mẽ.

Ông Kerry nói: “Mọi người đều biết đây là thời điểm khó khăn với Iraq khi mà việc thành lập Chính phủ là thách thức lớn nhất. Trong những ngày qua, sự hợp tác giữa quân đội Iraq và lực lượng của người Kurd đã đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống lại nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng Cận Đông. Mỹ tin rằng việc người Kurd tham gia vào tiến trình chính trị tại Baghdad là một yếu tố sống còn đưa Iraq thoát khỏi sự chia rẽ”.

Ngoại trưởng Kerry cũng tuyên bố Mỹ sẽ hỗ trợ Iraq một cách “mạnh mẽ và liên tục” trong cuộc chiến này. Ngoại trưởng Kerry cũng nhắc đến điều kiện đi kèm là các nhà lãnh đạo Iraq phải có những bước đi cần thiết để giữ cho đất nước không bị chia cắt.

Vì trước diễn biến khủng hoảng ngày càng xấu đi, lãnh đạo các khu vực bộ tộc tại Iraq cũng thúc đẩy các cuộc thương thuyết với cả Chính phủ và nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng Cận Đông về quyền quản lý vùng đất của mình sau khi quân đội rút đi.

Giới chức Iraq cho biết, Baghdad mong muốn các bộ tộc chấm dứt thương lượng với các nhóm cực đoan và cùng hợp sức với quân đội Chính phủ trong cuộc chiến này.

Theo ông Kerry, để có được sự ủng hộ này, Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki phải giữ đúng cam kết từ ngày 1/7 tới sẽ bắt đầu tiến trình thành lập một Chính phủ mới, trong đó người Hồi giáo dòng Sunni và người Kurd sẽ được tham gia nhiều hơn.

Ngày 25/6, Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki thừa nhận lúc này việc cấp bách hơn là triển khai quân đội được đào tạo và trang bị tốt nhất của nước này để bảo vệ Thủ đô Baghdad. Lời tuyên bố của ông Maliki đưa ra sau khi quân đội Chính phủ Iraq đã bị đã mất nhiều thành phố vào tay phiến quân Hồi giáo Sunni thuộc tổ chức mang tên “Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông” (ISIL).

Hai tuần sau một loạt những thất bại trên chiến trường phía Bắc và phía Tây, Thủ tướng Maliki đang phải vật lộn đưa ra một chiến lược hiệu quả để đẩy lùi bước tiến của các chiến binh thuộc tổ chức “Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông” - một lực lượng được đánh giá là có khoảng 10.000 tay súng bên trong Iraq. Phản ứng của lực lượng Chính phủ đã cho đến nay chưa thể được coi là phản công, mà chủ yếu là hạn chế để khu vực người Shiite có nguy cơ trở thành con mồi để những kẻ cực đoan Sunni.

Những điểm yếu của quân Chính phủ đã bộc lộ khi họ thất bại trong việc cố gắng chiếm lại Tal Afar, một thành phố chiến lược, nơi sinh sống của 200.000 người Shiite và người Sunni gần biên giới Syria. Các tay súng thuộc tổ chức “Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông” vẫn kiểm soát được thành phố này, trong khi khoảng 30 tình nguyện viên và binh sĩ quân đội thiệt mạng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khủng hoảng Iraq: Phiến quân chiếm nhà máy lọc dầu trọng yếu
Khủng hoảng Iraq: Phiến quân chiếm nhà máy lọc dầu trọng yếu

VOV.VN - Đây là một chiến thắng chiến lược cho phe nổi dậy, giúp họ kiểm soát các vùng đã chiếm và gây thêm khó khăn cho chính phủ Iraq.

Khủng hoảng Iraq: Phiến quân chiếm nhà máy lọc dầu trọng yếu

Khủng hoảng Iraq: Phiến quân chiếm nhà máy lọc dầu trọng yếu

VOV.VN - Đây là một chiến thắng chiến lược cho phe nổi dậy, giúp họ kiểm soát các vùng đã chiếm và gây thêm khó khăn cho chính phủ Iraq.

Mỹ thuyết phục Chính phủ Iraq đối thoại với phe đối lập
Mỹ thuyết phục Chính phủ Iraq đối thoại với phe đối lập

VOV.VN - Mỹ cho rằng Iraq cần thành lập một Chính phủ mới có sự tham gia của cả Chính phủ hiện nay và phe đối lập.

Mỹ thuyết phục Chính phủ Iraq đối thoại với phe đối lập

Mỹ thuyết phục Chính phủ Iraq đối thoại với phe đối lập

VOV.VN - Mỹ cho rằng Iraq cần thành lập một Chính phủ mới có sự tham gia của cả Chính phủ hiện nay và phe đối lập.

Jordan tăng cường an ninh ở khu vực biên giới với Iraq
Jordan tăng cường an ninh ở khu vực biên giới với Iraq

VOV.VN - Toàn bộ lực lượng tác chiến ở vùng biên giới trải dài 181km với Iraq hiện được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao.

Jordan tăng cường an ninh ở khu vực biên giới với Iraq

Jordan tăng cường an ninh ở khu vực biên giới với Iraq

VOV.VN - Toàn bộ lực lượng tác chiến ở vùng biên giới trải dài 181km với Iraq hiện được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao.

Lực lượng nổi dậy Iraq chiếm thêm nhiều vị trí quan trọng
Lực lượng nổi dậy Iraq chiếm thêm nhiều vị trí quan trọng

VOV.VN - Mỹ cho rằng cuộc khủng hoảng hiện nay ở Iraq sẽ không thể chỉ giải quyết bằng biện pháp quân sự mà cần cả giải pháp chính trị.

Lực lượng nổi dậy Iraq chiếm thêm nhiều vị trí quan trọng

Lực lượng nổi dậy Iraq chiếm thêm nhiều vị trí quan trọng

VOV.VN - Mỹ cho rằng cuộc khủng hoảng hiện nay ở Iraq sẽ không thể chỉ giải quyết bằng biện pháp quân sự mà cần cả giải pháp chính trị.

Ngoại trưởng Mỹ khẳng định ủng hộ đối với Iraq
Ngoại trưởng Mỹ khẳng định ủng hộ đối với Iraq

VOV.VN - Tuy nhiên, ông Obama vẫn do dự đối với yêu cầu của Iraq đề nghị Mỹ hỗ trợ trong các cuộc không kích.

Ngoại trưởng Mỹ khẳng định ủng hộ đối với Iraq

Ngoại trưởng Mỹ khẳng định ủng hộ đối với Iraq

VOV.VN - Tuy nhiên, ông Obama vẫn do dự đối với yêu cầu của Iraq đề nghị Mỹ hỗ trợ trong các cuộc không kích.

Mỹ vẫn có thể can thiệp quân sự trước khi Iraq cải cách chính trị
Mỹ vẫn có thể can thiệp quân sự trước khi Iraq cải cách chính trị

VOV.VN - Giới phân tích cho rằng, Mỹ có lợi ích trong việc ngăn chặn Iraq trở thành thiên đường mới của chủ nghĩa khủng bố.

Mỹ vẫn có thể can thiệp quân sự trước khi Iraq cải cách chính trị

Mỹ vẫn có thể can thiệp quân sự trước khi Iraq cải cách chính trị

VOV.VN - Giới phân tích cho rằng, Mỹ có lợi ích trong việc ngăn chặn Iraq trở thành thiên đường mới của chủ nghĩa khủng bố.