Mỹ trừng phạt viện nghiên cứu thử nghiệm vaccine Covid-19 Sputnik-V của Nga

VOV.VN - Mỹ vừa thêm 5 viện nghiên cứu của Nga vào danh sách trừng phạt, trong đó có Viện Nghiên cứu Trung ương 48, cơ quan tham gia thử nghiệm vaccine mới.

Tuyên bố của Bộ Thương mại Mỹ cho biết, Mỹ vừa thêm 5 viện nghiên cứu của Nga vào danh sách trừng phạt, trong đó có Viện Nghiên cứu Trung ương 48 của Bộ Quốc phòng nước này, cơ quan đã tham gia thử nghiệm vaccine ngừa Covid-19 Sputnik V.

Theo đó, Mỹ cáo buộc những viện nghiên cứu bị trừng phạt đang tham gia nghiên cứu vũ khí sinh học và hóa học.

Với động thái này, các cơ quan chức năng của Mỹ sẽ áp đặt các lệnh hạn chế đối với việc xuất khẩu và vận chuyển hàng hóa theo quy định hiện hành đối với các cá nhân và tổ chức được coi là có nguy cơ gây ra các mối đe dọa đối với lợi ích chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của Mỹ.

Bên cạnh Viện Nghiên cứu Trung ương 48, Mỹ đã trừng phạt Viện Nghiên cứu và Thử nghiệm Trung ương 33 và Viện nghiên cứu Công nghệ và Hóa học Hữu cơ Nhà nước của Bộ Quốc phòng Nga.

Theo thông tin chính thức, Viện Nghiên cứu và Thử nghiệm Trung ương 33 là cơ quan hàng đầu trong lĩnh vực bảo vệ bức xạ, hóa học và sinh học.

Vaccine ngừa Covid-19 đầu tiên của Nga có tên là Sputnik V, do Viện nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật Gamaleya có trụ sở tại Moscow phát triển. Bộ Quốc phòng Nga đã chính thức đăng ký loại vaccine này vào ngày 11/8.

Vào tháng 6, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố Viện Nghiên cứu Trung ương 48 đã thử nghiệm loại vaccine này về độc tính, tính an toàn, khả năng sản sinh miễn dịch và hiệu quả bảo vệ.

Ngày 25/8, Viện nghiên cứu Gamaleya đã được phép tiến hành thử nghiệm lâm sàng sau khi đăng ký vaccine ngừa Covid-19.

Bất chấp việc Bộ Y tế Nga tuyên bố rằng, vaccine Sputnik V đã trải qua tất cả các cuộc thử nghiệm cần thiết và được chứng minh là có khả năng sản sinh miễn dịch chống lại virus SARS-CoV-2, các nước phương Tây và các phương tiện truyền thông vẫn cho rằng, loại vaccine này không an toàn và không hiệu quả.

Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko cho rằng, tất cả những lời chỉ trích của các nước phương Tây là do lo ngại cạnh tranh công bằng và khẳng định những cáo buộc đó là hoàn toàn vô căn cứ.

Tuần trước, Viện nghiên cứu Gamaleya và Quỹ Đầu tư Trực tiếp của Nga (RDIF), đơn vị tài trợ hơn 54 triệu USD cho việc nghiên cứu vaccine ngừa Covid-19, đã công bố thông tin về quá trình phát triển Sputnik V, bao gồm các thử nghiệm lâm sàng, nền tảng công nghệ và độ an toàn đã được chứng minh của vaccine này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga sắp bắt đầu thử nghiệm lâm sàng sau đăng ký vaccine Covid-19 Sputnik V
Nga sắp bắt đầu thử nghiệm lâm sàng sau đăng ký vaccine Covid-19 Sputnik V

VOV.VN - Theo kế hoạch, vaccine Sputnik V sẽ được cung cấp cho tất cả các trung tâm tham gia thử nghiệm trong ngày 3/9 tới.

Nga sắp bắt đầu thử nghiệm lâm sàng sau đăng ký vaccine Covid-19 Sputnik V

Nga sắp bắt đầu thử nghiệm lâm sàng sau đăng ký vaccine Covid-19 Sputnik V

VOV.VN - Theo kế hoạch, vaccine Sputnik V sẽ được cung cấp cho tất cả các trung tâm tham gia thử nghiệm trong ngày 3/9 tới.

Bộ Y tế Nga đăng ký cho vaccine ngừa Covid-19 ở dạng bột
Bộ Y tế Nga đăng ký cho vaccine ngừa Covid-19 ở dạng bột

VOV.VN - Bộ Y tế Nga đã đăng ký cho vaccine ngừa Covid-19 ở dạng đông khô-bột pha chế dung dịch tiêm bắp.

Bộ Y tế Nga đăng ký cho vaccine ngừa Covid-19 ở dạng bột

Bộ Y tế Nga đăng ký cho vaccine ngừa Covid-19 ở dạng bột

VOV.VN - Bộ Y tế Nga đã đăng ký cho vaccine ngừa Covid-19 ở dạng đông khô-bột pha chế dung dịch tiêm bắp.

Belarus sẽ là quốc gia đầu tiên nhận vaccine ngừa Covid-19 từ Nga
Belarus sẽ là quốc gia đầu tiên nhận vaccine ngừa Covid-19 từ Nga

VOV.VN - Nga dự kiến tiêm chủng đại trà Sputnik-V từ tháng 9 và có thể bắt đầu xuất khẩu vaccine này từ đầu năm 2021.

Belarus sẽ là quốc gia đầu tiên nhận vaccine ngừa Covid-19 từ Nga

Belarus sẽ là quốc gia đầu tiên nhận vaccine ngừa Covid-19 từ Nga

VOV.VN - Nga dự kiến tiêm chủng đại trà Sputnik-V từ tháng 9 và có thể bắt đầu xuất khẩu vaccine này từ đầu năm 2021.