Nga bắt đầu chuyển giao S-300 cho Iran, Mỹ và phương Tây lo ngại

VOV.VN - Việc chuyển giao một trong những hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến nhất của thế giới cho Iran là một tin tức đáng lo ngại với cả Mỹ và NATO.

Quan chức Bộ Ngoại giao Iran hôm 11/4 xác nhận, nước này đã nhận được lô hàng đầu tiên của Nga theo hợp đồng cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-300 sau nhiều năm gián đoạn.

Hãng thông tấn Iran Mehr trích lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Jaberi Ansari cho biết, mặc dù có sự thay đổi về thời gian bàn giao, nhưng hợp đồng giữa Iran và Nga đang trong quá trình được thực hiện. Lô hàng trang thiết bị đầu tiên đã đến Iran và các lô hàng tiếp theo sẽ tiếp tục được thực hiện. 

Tên lửa S -300. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.

Hợp đồng trị giá 800 triệu USD giữa Nga và Iran được ký kết vào năm 2007 với việc Nga giao 5 hệ thống S-300 cho Iran. Tuy nhiên, hợp đồng bị hoãn vào năm 2010 do nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, cấm bán vũ khí cho Iran liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này.

Cùng với việc tiếp nhận hệ thống phòng không hiện đại từ Nga, Iran gần đây cũng tuyên bố tăng cường sức mạnh tên lửa, bất chấp các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ nhằm kiềm chế năng lực phòng thủ của quốc gia này.

Iran cho rằng, việc tăng cường năng lực quốc phòng là quyền lợi chính đáng, hợp pháp. Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif  khẳng định: “Hệ thống tên lửa của Iran và tăng cường khả năng phòng vệ của quốc gia Hồi giáo Iran là điều không thể đem ra đàm phán. Nếu chính phủ Mỹ thực sự quan tâm đến vấn đề quốc phòng tại Trung Đông thì nên hạn chế bán vũ khí  cho các nước trong khu vực – vốn được sử dụng để giết hại những người dân Yemen vô tội”.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nhiều lần khẳng định, S-300 là hệ thống tên lửa hoàn toàn mang tính phòng thủ và không gây nguy hại an ninh của bất kỳ quốc gia nào trong khu vực. Tuy nhiên thỏa thuận này được thực hiện có thể khiến Mỹ, NATO và cả Israel lo ngại.

Ngay sau khi Nga tuyên bố nối lại hợp đồng với Iran, các quan chức Mỹ đã nhiều lần lên tiếng bày tỏ lo ngại về việc hệ thống tên lửa đất đối không này có thể bị sử dụng vào các mục đích khác, hay lọt vào tay những người có hành động ủng hộ khủng bố trong khu vực.

Hệ thống tên lửa đất đối không S-300 là một vũ khí phòng thủ chống máy bay, tên lửa hành trình và đạn đạo, với tầm bắn lên đến 200 km, có thể nhắm bắn vào nhiều mục tiêu và hạ một máy bay ở độ cao 20 km.

Theo Tạp chí Stern hàng tuần của Đức, với phạm vi và khả năng này có thể cho phép Iran đặt hệ thống S-300 tại những vị trí giúp củng cố sức mạnh phòng không vượt xa biên giới của mình. Theo báo Đức, hệ thống này có thể tạo ra một vùng cấm xâm nhập rộng lớn trên bản đồ, ở đó cỗ máy quân sự của phương Tây cũng trở nên kém hiệu quả.

Việc cung cấp hệ thống S-300 cho Iran được cho là sự khởi đầu hợp tác quân sự chặt chẽ hơn giữa Nga và Iran. Hàng loạt chuyến thăm của quan chức cấp cao hai nước thảo luận về các hợp đồng vũ khí đã được thực hiện sau khi Iran đạt được thỏa thuận hạt nhân với các cường quốc.

Bên cạnh hợp tác quốc phòng, kinh tế… sự phối hợp giữa Nga và Iran trong các vấn đề nóng của thế giới gần đây như cuộc chiến tại Syria, Yemen, chống nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS)…không chỉ giúp giải quyết bài toán kinh tế của hai quốc gia mà còn giúp nâng cao vị thế của hai nước trên trường quốc tế./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vụ S-300: Khởi đầu các thương vụ buôn bán vũ khí lớn giữa Nga và Iran
Vụ S-300: Khởi đầu các thương vụ buôn bán vũ khí lớn giữa Nga và Iran

VOV.VN- Việc Nga sắp bàn giao hệ thống phòng thủ tên lửa S-300 cho Iran chỉ là bước đầu tiên mở ra những thương vụ buôn bán vũ khí lớn giữa 2 bên

Vụ S-300: Khởi đầu các thương vụ buôn bán vũ khí lớn giữa Nga và Iran

Vụ S-300: Khởi đầu các thương vụ buôn bán vũ khí lớn giữa Nga và Iran

VOV.VN- Việc Nga sắp bàn giao hệ thống phòng thủ tên lửa S-300 cho Iran chỉ là bước đầu tiên mở ra những thương vụ buôn bán vũ khí lớn giữa 2 bên

Nga bác thông tin chuyển giao S-300 cho Iran trong hôm nay
Nga bác thông tin chuyển giao S-300 cho Iran trong hôm nay

VOV.VN - Theo một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga, việc chuyển giao S-300 bị trì hoãn vì Iran chưa trả tiền theo hợp đồng.

Nga bác thông tin chuyển giao S-300 cho Iran trong hôm nay

Nga bác thông tin chuyển giao S-300 cho Iran trong hôm nay

VOV.VN - Theo một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga, việc chuyển giao S-300 bị trì hoãn vì Iran chưa trả tiền theo hợp đồng.

Nga chuyển giao hệ thống tên lửa S-300 đầu tiên cho Iran
Nga chuyển giao hệ thống tên lửa S-300 đầu tiên cho Iran

VOV.VN - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Hussein ngày 11/4 tuyên bố Nga đã chuyển giao lô hàng đầu tiên chứa hệ thống tên lửa đất đối không S-300 cho Iran.

Nga chuyển giao hệ thống tên lửa S-300 đầu tiên cho Iran

Nga chuyển giao hệ thống tên lửa S-300 đầu tiên cho Iran

VOV.VN - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Hussein ngày 11/4 tuyên bố Nga đã chuyển giao lô hàng đầu tiên chứa hệ thống tên lửa đất đối không S-300 cho Iran.

Ngày mai, Nga sẽ đưa hệ thống tên lửa S-300 đầu tiên đến Iran
Ngày mai, Nga sẽ đưa hệ thống tên lửa S-300 đầu tiên đến Iran

VOV.VN - Hệ thống tên lửa S-300 của Nga sẽ được chuyển đến Iran theo các điều khoản của hợp đồng trước đó giữa 2 nước. 

Ngày mai, Nga sẽ đưa hệ thống tên lửa S-300 đầu tiên đến Iran

Ngày mai, Nga sẽ đưa hệ thống tên lửa S-300 đầu tiên đến Iran

VOV.VN - Hệ thống tên lửa S-300 của Nga sẽ được chuyển đến Iran theo các điều khoản của hợp đồng trước đó giữa 2 nước. 

Tên lửa S-300 của Nga vô hiệu hóa lệnh trừng phạt Iran?
Tên lửa S-300 của Nga vô hiệu hóa lệnh trừng phạt Iran?

Phương Tây hết sức lo ngại trước tin tức Nga bắt đầu cung cấp tổ hợp phòng thủ chống tên lửa S-300 cho Iran bởi lẽ S-300 có khả năng vô hiệu hoá những đòn giáng điểm vào các cơ sở riêng biệt của Iran.

Tên lửa S-300 của Nga vô hiệu hóa lệnh trừng phạt Iran?

Tên lửa S-300 của Nga vô hiệu hóa lệnh trừng phạt Iran?

Phương Tây hết sức lo ngại trước tin tức Nga bắt đầu cung cấp tổ hợp phòng thủ chống tên lửa S-300 cho Iran bởi lẽ S-300 có khả năng vô hiệu hoá những đòn giáng điểm vào các cơ sở riêng biệt của Iran.