Ngoại trưởng G7 phản đối hành động Trung Quốc tại Biển Đông

VOV.VN - Tuyên bố chung của các Ngoại trưởng G7 có thể bày tỏ quan ngại với tình hình Biển Đông, phản đối hành động quân sự hóa Trung Quốc tại đây.

Ngày mai (10/4), Hội nghị Ngoại trưởng G7 sẽ được tổ chức tại Hiroshima, Nhật Bản - nước chủ nhà Hội nghị cấp cao G7 dự kiến sẽ tổ chức vào ngày 26-27/5 tới.

Đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp trái phép ở Biển Đông. (Ảnh: AFP)

Theo nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản, trong bản Tuyên bố chung dự kiến sẽ được thông qua tại Hội nghị Ngoại trưởng G7 lần này nhấn mạnh mối “quan ngại sâu sắc” đối với tình hình Biển Đông, phản đối hành động quân sự hóa mà Trung Quốc đang ngày càng gia tăng tại khu vực này. Theo đó, yêu cầu các nước phải tôn trọng quyết định của Cơ quan tư pháp Quốc tế về tranh chấp lãnh thổ.

Tại Hội nghị Ngoại trưởng G7 được tiến hành tại Đức vào tháng 4/2015, tuyên bố chung cũng đã bày tỏ sự quan ngại đối với hành động đơn phương xây dựng đảo nhân tạo tại Biển Đông của Trung Quốc. Tuy nhiên, từ sau Hội nghị này, Trung Quốc không những tiếp tục xây đảo nhân tạo mà còn gia tăng quân sự hóa tại khu vực này, cụ thể là lắp đặt tên lửa và radar tại khu vực này.

Một quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho rằng, Hội nghị Ngoại trưởng lần này cần có những biểu hiện mạnh hơn nhằm kiềm chế hành động của Trung Quốc. Không chỉ ở khu vực Biển Đông,Nhật Bản cũng đang rất lo ngại đối với các hành động của Trung Quốc như cho tàu, thuyền xâm nhập vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, khai thác các mỏ dầu trong khu vực ranh giới giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Do vậy, vấn đề Biển Đông, Hoa Đông hy vọng cũng sẽ là chủ đề được thảo luận tại Hội nghị cấp cao G7 dự kiến được khai mạc vào tháng tới.

Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cho biết, nội dung nghị sự của Hội nghị G7 sẽ tập trung  thảo luận về tình hình kinh tế thế giới, ảnh hưởng của giá dầu thô sụt giảm, tình hình Ukraine. Ngoài ra vấn đề Biển Đông sẽ được đề cập tại Hội nghị như một chủ đề chính bất chấp trước đó Trung Quốc đã có ý kiến cho rằng nhiệm vụ của Hội nghị G7 là bàn về các vấn đề kinh tế thế giới.

Trước đó, để chuẩn bị cho Hội nghị, Thủ tướng Abe đã thăm một số nước trong nhóm G7 bàn về hợp tác phòng chống khủng bố, vấn đề Biển Đông, Biển Hoa Đông, tình hình kinh tế thế giới… cũng là chủ đề dự kiến sẽ được thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh G7 lần này.

Hội nghị Ngoại trưởng G7 sẽ bế mạc vào ngày 11/4./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc vận hành hải đăng xây dựng trái phép ở Biển Đông
Trung Quốc vận hành hải đăng xây dựng trái phép ở Biển Đông

VOV.VN - Ngoài ngọn hải đăng trên đá Subi, Trung Quốc cũng đang có các dự án xây dựng hải đăng trên đá Châu Viên và đá Chữ Thập ở Biển Đông.

Trung Quốc vận hành hải đăng xây dựng trái phép ở Biển Đông

Trung Quốc vận hành hải đăng xây dựng trái phép ở Biển Đông

VOV.VN - Ngoài ngọn hải đăng trên đá Subi, Trung Quốc cũng đang có các dự án xây dựng hải đăng trên đá Châu Viên và đá Chữ Thập ở Biển Đông.

Ngoại trưởng G-7 quan ngại về hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông
Ngoại trưởng G-7 quan ngại về hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông

Sau 2 ngày diễn ra Hội nghị tại Hiroshima, nhóm G-7 sẽ phản đối mạnh mẽ việc đòi hỏi chủ quyền và các quyền hàng hải thông qua đe dọa và vũ lực.

Ngoại trưởng G-7 quan ngại về hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông

Ngoại trưởng G-7 quan ngại về hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông

Sau 2 ngày diễn ra Hội nghị tại Hiroshima, nhóm G-7 sẽ phản đối mạnh mẽ việc đòi hỏi chủ quyền và các quyền hàng hải thông qua đe dọa và vũ lực.

Hồ sơ Panama: Chính trường châu Âu sẽ có biến động lớn?
Hồ sơ Panama: Chính trường châu Âu sẽ có biến động lớn?

VOV.VN - Vụ scandal Hồ sơ Panama vừa được những tờ báo hàng đầu châu Âu đưa ra đang khiến chính trường nhiều nước châu Âu rúng động.

Hồ sơ Panama: Chính trường châu Âu sẽ có biến động lớn?

Hồ sơ Panama: Chính trường châu Âu sẽ có biến động lớn?

VOV.VN - Vụ scandal Hồ sơ Panama vừa được những tờ báo hàng đầu châu Âu đưa ra đang khiến chính trường nhiều nước châu Âu rúng động.

Mỹ có thể làm gì để duy trì an ninh ở Biển Đông?
Mỹ có thể làm gì để duy trì an ninh ở Biển Đông?

VOV.VN - Để có thể kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc ở Biển Đông, Mỹ cần phải phối hợp hành động trên nhiều mặt trận khác nhau.

Mỹ có thể làm gì để duy trì an ninh ở Biển Đông?

Mỹ có thể làm gì để duy trì an ninh ở Biển Đông?

VOV.VN - Để có thể kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc ở Biển Đông, Mỹ cần phải phối hợp hành động trên nhiều mặt trận khác nhau.

Ấn Độ sẽ làm gì để giải quyết căng thẳng ở Biển Đông?
Ấn Độ sẽ làm gì để giải quyết căng thẳng ở Biển Đông?

VOV.VN - Nếu không có tình huống phát sinh ảnh hưởng trực tiếp thì cách tiếp cận của Ấn Độ với Biển Đông sẽ là chậm và ổn định.

Ấn Độ sẽ làm gì để giải quyết căng thẳng ở Biển Đông?

Ấn Độ sẽ làm gì để giải quyết căng thẳng ở Biển Đông?

VOV.VN - Nếu không có tình huống phát sinh ảnh hưởng trực tiếp thì cách tiếp cận của Ấn Độ với Biển Đông sẽ là chậm và ổn định.