Nhiều nước châu Âu không muốn Scotland tách khỏi Liên hiệp Anh

VOV.VN - Trong khi tương lai của Scotland vẫn còn chưa xác định, nhiều nước như Tây Ban Nha và Bỉ lo ngại về một làn sóng đòi ly khai ở châu Âu.

Tới thời điểm này, vẫn còn nhiều cử tri Scotland đang lưỡng lự trước quyết định tương lai của khu vực này có trở thành một quốc gia độc lập, tách khỏi Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, sau cuộc trưng cầu ý dân ngày 18/9 hay không.

Hiện các nhà lãnh đạo Anh và Scotland vẫn đang gấp rút lôi kéo họ trong những phút chót trước giờ bỏ phiếu. Bởi mất Scotland là điều mà không mong muốn không chỉ với riêng Anh, mà cả các nước châu Âu khác như Tây Ban Nha và Bỉ do lo ngại về một làn sóng đòi ly khai tại khu vực này.

Người dân Catalonia ra đường để ủng hộ Scotland tách khổi Liên hiệp Anh (Ảnh AP)

Cuộc trưng cầu ý dân hôm nay sẽ là bước quyết định nền độc lập của Scotland sau hơn 3 thế kỷ gắn bó với Anh.

Kết quả thăm dò dư luận công bố chỉ vài giờ trước khi cuộc trưng cầu ý dân diễn ra cho thấy, khoảng 52% đến 53% người dân Scotland ủng hộ độc lập, trong khi 47% đến 48% phản đối.

Sự bám đuổi sát sao giữa người chọn phiếu “có” và số người chọn phiếu “không” khiến giới chuyên gia khó lòng dự báo trước kết quả cuộc bỏ phiếu ngày 18/9.

Mọi con mắt đang đổ dồn vào khoảng 9% cử tri Scotland đang lưỡng lự, bởi số phiếu của họ sẽ quyết định tương lai tự chủ song cũng đầy thách thức của Scotland.

Trong nỗ lực vào phút chót để lôi kéo các cử tri Scotland từ bỏ “quyền độc lập”, nhà lãnh đạo các đảng phái chính trị Anh đã có động thái “đồng lòng” hiếm hoi khi ký cam kết tăng chi tiêu và thêm quyền tự chủ cho khu vực này nếu tiếp tục ở lại trong Liên hiệp Vương quốc Anh.

Trong khi đó, Thủ hiến Scotland Alex Salmond, lãnh đạo đảng Dân tộc Scotland, kêu gọi cử tri nắm lấy vận mệnh của chính mình và không bị lung lạc bởi những hứa hẹn từ Chính phủ Anh đưa ra mỗi ngày.

Ông Salmond nói: “Mỗi chúng ta đều đang nhận thấy vị thế thua thiệt của Scotland và độc lập là con đường đúng đắn ở phía trước. Đây là cơ hội để chúng ta khẳng định sự tồn tại của mình. Nhiều quốc gia đã phải trải qua chặng đường đầy khó khăn để có được độc lập. Nhưng với Scotland, tất cả những việc mà chúng ta phải làm là tham gia cuộc trưng cầu ý dân và đánh dấu “x” trên lá phiếu của mình”.

Tỷ lệ khá lớn cử tri chưa đưa ra quyết định cuối cùng đang là một ẩn số đối với tương lai của Scotland. Thủ hiến Scotland Salmond nói rằng, ông sẽ chấp nhận kết quả cuộc bỏ phiếu kể cả khi nó không mang về độc lập cho Scotland.

Về phía các nhà lãnh đạo Anh, việc họ có những ưu ái lớn cho Scotland cũng chính là biểu hiện của mối lo ngại thực sự trước nguy cơ Anh sẽ mất Scotland, có thể tác động lớn đến vị thế chính trị, an ninh, kinh tế và thương mại của Anh tại châu Âu và trong khối NATO.

Các nước châu Âu hiện cũng lo ngại việc Scotland độc lập sẽ tạo ra một “cơn lốc li khai” từ khu vực Catalonia ở Tây Ban Nha, cho đến khu vực nói tiếng Hà Lan Flemish của Bỉ.

Hơn thế nữa, một kết quả "có" với nền độc lập tại Scotland sẽ cổ vũ cho những người muốn nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu, khi Anh dự kiến tổ chức trưng cầu ý dân về vấn đề này vào năm 2017.

Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy thể hiện lo ngại khi cho rằng, cuộc trưng cầu ý dân ở Scotland như "một quả ngư lôi" nhắm vào Liên minh châu Âu và nền kinh tế đang phục hồi sau hủng hoảng của khu vực này.

Thủ tướng Rajoy nói: “Toàn bộ châu Âu cho rằng đây sẽ là một tiến trình tiêu cực, kéo theo các khó khăn về tiền tệ, nợ công và thanh toán lương hưu. Nó sẽ gây ra tình trạng suy thoái kinh tế và đói nghèo cho cả khu vực. Và tôi cho rằng, người dân Scotland cần phải biết đến điều này. Cuộc trưng cầu ý dân là một quả ngư lôi nhằm vào nền tảng của Liên minh châu Âu, vốn được tạo nên từ sự hội nhập và không tách rời”.

Cựu Thủ tướng Italia Enrico Letta cũng cho rằng Anh là một trong những trụ cột của thị trường chung châu Âu và có vai trò hết sức quan trọng trong châu lục, nên hệ quả có thể là khởi đầu của một sự suy yếu thực sự của Liên minh châu Âu.

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton thì hy vọng, Scotland vẫn tiếp tục là một phần của Liên hiệp Anh để gửi đi một "thông điệp mạnh mẽ" về sự thống nhất đối với phần còn lại của thế giới.

Với hơn 4 triệu cử tri đã đăng ký bỏ phiếu tại Scotland, giới phân tích dự đoán số lượng cử tri đi bầu sẽ cao kỷ lục trong cuộc trưng cầu ý dân lịch sử này.

Các điểm bỏ phiếu trên khắp Scotland sẽ mở cửa từ 7h sáng 18/9 (giờ địa phương).

Công tác kiểm phiếu sẽ bắt đầu sau khi các phòng phiếu đóng cửa và kết quả dự kiến được công bố vào sáng 19/9 (giờ địa phương)./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Điều gì sẽ xảy ra nếu Scotland tách khỏi Vương quốc Anh?
Điều gì sẽ xảy ra nếu Scotland tách khỏi Vương quốc Anh?

VOV.VN -Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, việc Scotland tách khỏi Vương quốc Anh sẽ gây ra tác động tiêu cực.

Điều gì sẽ xảy ra nếu Scotland tách khỏi Vương quốc Anh?

Điều gì sẽ xảy ra nếu Scotland tách khỏi Vương quốc Anh?

VOV.VN -Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, việc Scotland tách khỏi Vương quốc Anh sẽ gây ra tác động tiêu cực.

Hôm nay diễn ra trưng cầu ý dân tại Scotland
Hôm nay diễn ra trưng cầu ý dân tại Scotland

VOV.VN - Các cuộc thăm dò dư luận ý dân về nền độc lập Scotland cho thấy sự chênh lệch giữa hai lựa chọn "tách ra" hay "ở lại" vẫn rất sít sao.

Hôm nay diễn ra trưng cầu ý dân tại Scotland

Hôm nay diễn ra trưng cầu ý dân tại Scotland

VOV.VN - Các cuộc thăm dò dư luận ý dân về nền độc lập Scotland cho thấy sự chênh lệch giữa hai lựa chọn "tách ra" hay "ở lại" vẫn rất sít sao.

Người dân Scotland bất đồng trong việc tách khỏi Anh
Người dân Scotland bất đồng trong việc tách khỏi Anh

VOV.VN - Số phận của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland đang phụ thuộc vào kết quả trưng cầu dân ý vốn “rất khó đoán định” tại Scotland.

Người dân Scotland bất đồng trong việc tách khỏi Anh

Người dân Scotland bất đồng trong việc tách khỏi Anh

VOV.VN - Số phận của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland đang phụ thuộc vào kết quả trưng cầu dân ý vốn “rất khó đoán định” tại Scotland.

Scotland sẽ phải nộp đơn gia nhập NATO nếu tách khỏi Anh
Scotland sẽ phải nộp đơn gia nhập NATO nếu tách khỏi Anh

VOV.VN - Theo Thủ tướng Anh David Cameron, nhiều nhà lãnh đạo NATO đã bày tỏ quan ngại về khả năng Scotland tách khỏi Liên hiệp Vương quốc Anh.

Scotland sẽ phải nộp đơn gia nhập NATO nếu tách khỏi Anh

Scotland sẽ phải nộp đơn gia nhập NATO nếu tách khỏi Anh

VOV.VN - Theo Thủ tướng Anh David Cameron, nhiều nhà lãnh đạo NATO đã bày tỏ quan ngại về khả năng Scotland tách khỏi Liên hiệp Vương quốc Anh.

Châu Âu nóng lên trước thềm cuộc trưng cầu về độc lập tại Scotland
Châu Âu nóng lên trước thềm cuộc trưng cầu về độc lập tại Scotland

VOV.VN - Vấn đề độc lập của Scotland đang nóng lên khi chỉ còn 2 ngày nữa là diễn ra cuộc trưng cầu ý dân của Scotland.

Châu Âu nóng lên trước thềm cuộc trưng cầu về độc lập tại Scotland

Châu Âu nóng lên trước thềm cuộc trưng cầu về độc lập tại Scotland

VOV.VN - Vấn đề độc lập của Scotland đang nóng lên khi chỉ còn 2 ngày nữa là diễn ra cuộc trưng cầu ý dân của Scotland.

Anh nỗ lực ngăn Scotland độc lập
Anh nỗ lực ngăn Scotland độc lập

VOV.VN - Các lãnh đạo chính trị của Anh đã tạm gác lại bất đồng để dồn sức thuyết phục dân Scotland hãy ở lại.

Anh nỗ lực ngăn Scotland độc lập

Anh nỗ lực ngăn Scotland độc lập

VOV.VN - Các lãnh đạo chính trị của Anh đã tạm gác lại bất đồng để dồn sức thuyết phục dân Scotland hãy ở lại.

Những vấn đề đặt ra khi Scotland trưng cầu dân ý về độc lập
Những vấn đề đặt ra khi Scotland trưng cầu dân ý về độc lập

VOV.VN - Dù chưa thể khẳng định về kết quả của cuộc trưng cầu dân ý nhưng đã có nhiều câu hỏi đặt ra nếu như Scotland trở thành một nước độc lập.

Những vấn đề đặt ra khi Scotland trưng cầu dân ý về độc lập

Những vấn đề đặt ra khi Scotland trưng cầu dân ý về độc lập

VOV.VN - Dù chưa thể khẳng định về kết quả của cuộc trưng cầu dân ý nhưng đã có nhiều câu hỏi đặt ra nếu như Scotland trở thành một nước độc lập.

Cử tri Scotland: Vẫn dùng dằng “nửa ở nửa về”
Cử tri Scotland: Vẫn dùng dằng “nửa ở nửa về”

VOV.VN - Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy sự chênh lệch giữa hai lựa chọn tách ra hay ở lại vẫn rất sít sao, với tỷ lệ lần lượt là 48 và 52%.

Cử tri Scotland: Vẫn dùng dằng “nửa ở nửa về”

Cử tri Scotland: Vẫn dùng dằng “nửa ở nửa về”

VOV.VN - Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy sự chênh lệch giữa hai lựa chọn tách ra hay ở lại vẫn rất sít sao, với tỷ lệ lần lượt là 48 và 52%.