Nước Mỹ không còn thời gian cho những tranh cãi tài chính

VOV.VN- Việc chính phủ Mỹ ngừng hoạt động một phần đã bước sang ngày thứ tư, và việc này dự kiến sẽ kéo dài lâu hơn nữa.

Viễn cảnh đen tối này rất có thể sẽ thành sự thật khi 2 phe dân chủ và Cộng hòa tại lưỡng viện Quốc hội Mỹ vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong vấn đề dự luật ngân sách.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng mà nước Mỹ đang phải gánh chịu không chỉ dừng lại ở việc chính phủ đóng cửa, mà nghiêm trọng hơn là khả năng nền kinh tế số 1 thế giới sẽ rơi vào tình trạng vỡ nợ khi các bên không thể đi dến một thỏa hiệp về vấn đề nâng mức trần nợ công trước ngày 17/10 tới.

Các nghị sĩ đảng Cộng hòa kiểm soát Hạ viện hôm 3/10 vẫn tiếp tục thúc đẩy các dự luật ngân sách khẩn cấp để nối lại các chương trình cựu chiến binh, mở cửa trở lại các công viên cấp liên bang.

Đây là các văn kiện trước đó đã bị Tổng thống Barack Obama bác bỏ vì cho rằng những văn kiện này là chưa đủ cho một dự luật ngân sách và phe Cộng hòa cần có những bước đi nghiêm túc hơn.

Các nghị sĩ Cộng hòa khẳng định, họ đang hỗ trợ chi tiêu liên bang, trong khi đảng Dân chủ lại thẳng tay ngăn chặn các nỗ lực này của đảng Cộng hòa. Một số nghị sĩ theo đường lối cứng rắn của phe Cộng hòa thậm chí còn tuyên bố, "thà phải hứng chịu những tổn thất tạm thời về kinh tế, còn hơn là mắc kẹt suốt đời với chương trình chăm sóc y tế Obamacare".

Lãnh đạo đảng Cộng hòa chiếm đa số tại Hạ viện, ông Eric Cantor cho biết: “Việc Tổng thống từ chối làm việc với các đảng phái đã dẫn đến chính phủ phải đóng cửa. Chúng ta cần phải sửa chữa sai lầm và phục hồi niềm tin của người dân vào nền kinh tế đất nước cũng như niềm tin vào chính phủ”.

Tuy nhiên, trong bài phát biểu ngày 3/10, Tổng thống Obama cho rằng, những dự luật chi tiêu mà phe Cộng hòa đang cố gắng thúc đẩy chỉ là một "trò hề" và yêu cầu các nghị sĩ Cộng hòa thông qua một ngân sách hoạt động tạm thời ngay lập tức.

Mặc dù tuyên bố sẵn sàng đàm phán về một số thay đổi trong đạo luật cải tổ y tế do ông đề xuất - được biết đến với tên gọi "Obamacare" để giải quyết thế bế tắc hiện nay, đẩy chính phủ Mỹ phải đóng cửa một phần, song ông Obama khẳng định sẽ không cho phép loại bỏ luật này.

Tổng thống Obama cũng tiếp tục chỉ trích đảng Cộng hòa đang kiểm soát Hạ viện khi cho rằng, nếu chủ tịch Hạ viện Boehner cho phép Hạ viện bỏ phiếu về luật chi tiêu nhằm mở cửa lại chính phủ, mà không kèm theo bất kỳ điều kiện nào về việc bãi bỏ luật chăm sóc y tế Obamacare, thì luật chi tiêu đã được thông qua với sự ủng hộ của cả 2 đảng và chỉ trong vài phút, chính phủ đã có thể trở lại làm việc bình thường trong khi hàng nghìn nhân viên cũng không phải nghỉ việc.

Dễ nhận thấy rằng, những tuyên bố và động thái cứng rắn của cả 2 phe tại lưỡng viện Quốc hội Mỹ sẽ khiến cho việc chính phủ Mỹ phải đóng cửa không thể được giải quyết trong ngày một ngày hai, mặc dù nó đang gây ra những tổn thất khá nặng nề cho nền kinh tế số 1 thế giới.

Tuy nhiên, một vấn đề đáng lo ngại hơn cả và dự kiến có thể gây ra những bất đồng lớn hơn cả những bất đồng xung quanh dự luật chi tiêu của Mỹ cũng như đạo luật y tế của Tổng thống Mỹ Obama, đó là vấn đề nâng trần nợ công.

Quốc hội Mỹ sẽ cần phải nâng thẩm quyền vay nợ của chính phủ trước ngày 17/10, hoặc nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ. Như Tổng thống Obama đã cảnh báo, hậu quả nước Mỹ khi vỡ nợ sẽ còn nghiêm trọng gấp nhiều lần cả việc chính phủ phải ngừng hoạt động, bởi khi đó, kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái và toàn bộ thế giới sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

“Mỹ là trung tâm của nền kinh tế thế giới và nếu chúng ta không giải quyết được các vấn đề của nền kinh tế thì cả thế giới cũng sẽ gặp khó khăn. Nếu Mỹ không giải quyết được vấn đề của mình thì đây là sự vô trách nhiệm”, ông Obama khẳng định

Tuy nhiên, trong một dấu hiệu tích cực, tờ New York Times và báo Washington Post hôm 3/10 dẫn lời Chủ tịch Hạ Viện Mỹ John Boehner khẳng định, ông sẽ nỗ lực để tránh cho nước Mỹ khỏi rơi vào tình trạng vỡ nợ, ngay cả khi việc này sẽ phải nhờ tới sự biểu quyết của các nghị sĩ đảng Dân chủ, vốn đang chiếm đa số tại Thượng viện.

Tuyên bố này của người đứng đầu Hạ viện khiến cho người ta kỳ vọng rằng, nước Mỹ có thể vượt qua các cuộc đàm phán về việc nâng mức trần nợ mà không phải mất quá nhiều thời giờ hay những sự tranh cãi tới nảy lửa giữa 2 phe tại lưỡng viện Quốc hội. Đây có thể coi là sự khởi đầu cho một bước đột phá lớn trong việc giải quyết những bế tắc tài chính hiện nay của nước Mỹ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hàng trăm bệnh nhân ở Mỹ khó khăn tìm nơi điều trị
Hàng trăm bệnh nhân ở Mỹ khó khăn tìm nơi điều trị

VOV.VN - Nguyên nhân do khoảng 15.000 nhân viên thuộc Viện Y tế quốc gia Mỹ đã nghỉ không lương sau khi Chính phủ đóng cửa.

Hàng trăm bệnh nhân ở Mỹ khó khăn tìm nơi điều trị

Hàng trăm bệnh nhân ở Mỹ khó khăn tìm nơi điều trị

VOV.VN - Nguyên nhân do khoảng 15.000 nhân viên thuộc Viện Y tế quốc gia Mỹ đã nghỉ không lương sau khi Chính phủ đóng cửa.

Bộ Tài chính Mỹ, IMF cảnh báo hậu quả nếu Mỹ vỡ nợ
Bộ Tài chính Mỹ, IMF cảnh báo hậu quả nếu Mỹ vỡ nợ

VOV.VN - Bộ Tài chính Mỹ ngày 3/10 nhận định, khả năng vỡ nợ xảy ra thì sẽ là một “thảm kịch” đối với nền kinh tế vĩ mô.

Bộ Tài chính Mỹ, IMF cảnh báo hậu quả nếu Mỹ vỡ nợ

Bộ Tài chính Mỹ, IMF cảnh báo hậu quả nếu Mỹ vỡ nợ

VOV.VN - Bộ Tài chính Mỹ ngày 3/10 nhận định, khả năng vỡ nợ xảy ra thì sẽ là một “thảm kịch” đối với nền kinh tế vĩ mô.

Tổng thống Mỹ Obama hủy toàn bộ chuyến công du châu Á
Tổng thống Mỹ Obama hủy toàn bộ chuyến công du châu Á

VOV.VN - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ thay mặt Tổng thống Obama tham dự APEC và EAS.

Tổng thống Mỹ Obama hủy toàn bộ chuyến công du châu Á

Tổng thống Mỹ Obama hủy toàn bộ chuyến công du châu Á

VOV.VN - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ thay mặt Tổng thống Obama tham dự APEC và EAS.

“Tranh cãi ngân sách” tại Mỹ và hệ lụy toàn cầu
“Tranh cãi ngân sách” tại Mỹ và hệ lụy toàn cầu

VOV.VN - Kể từ năm 1976 đến nay Chính phủ Mỹ đã phải đóng cửa vì thiếu tiền hoạt động 18 lần với tổng số thời gian lên đến 112 ngày.

“Tranh cãi ngân sách” tại Mỹ và hệ lụy toàn cầu

“Tranh cãi ngân sách” tại Mỹ và hệ lụy toàn cầu

VOV.VN - Kể từ năm 1976 đến nay Chính phủ Mỹ đã phải đóng cửa vì thiếu tiền hoạt động 18 lần với tổng số thời gian lên đến 112 ngày.

Người dân Mỹ bị đẩy đến "bờ vực thất vọng”
Người dân Mỹ bị đẩy đến "bờ vực thất vọng”

VOV.VN - Hàng nghìn công chức cùng gia đình họ đang phải nếm trải “thương vong” trong một trận chiến chính trị.

Người dân Mỹ bị đẩy đến "bờ vực thất vọng”

Người dân Mỹ bị đẩy đến "bờ vực thất vọng”

VOV.VN - Hàng nghìn công chức cùng gia đình họ đang phải nếm trải “thương vong” trong một trận chiến chính trị.

Tổng thống Mỹ sẵn sàng đàm phán thay đổi luật cải tổ y tế
Tổng thống Mỹ sẵn sàng đàm phán thay đổi luật cải tổ y tế

VOV.VN -Tuy nhiên, ông Barack Obama khẳng định sẽ không cho phép loại bỏ luật này.

Tổng thống Mỹ sẵn sàng đàm phán thay đổi luật cải tổ y tế

Tổng thống Mỹ sẵn sàng đàm phán thay đổi luật cải tổ y tế

VOV.VN -Tuy nhiên, ông Barack Obama khẳng định sẽ không cho phép loại bỏ luật này.

Xuất khẩu chưa bị ảnh hưởng sau khi Chính phủ Mỹ đóng cửa
Xuất khẩu chưa bị ảnh hưởng sau khi Chính phủ Mỹ đóng cửa

VOV.VN -Theo VASEP, việc Chính phủ Mỹ đóng cửa là động thái mang yếu tố chính trị khó có ảnh hưởng đến thương mại của nước Mỹ

Xuất khẩu chưa bị ảnh hưởng sau khi Chính phủ Mỹ đóng cửa

Xuất khẩu chưa bị ảnh hưởng sau khi Chính phủ Mỹ đóng cửa

VOV.VN -Theo VASEP, việc Chính phủ Mỹ đóng cửa là động thái mang yếu tố chính trị khó có ảnh hưởng đến thương mại của nước Mỹ