“Nước Mỹ trên hết” của ông Trump gặp khó khi Dân chủ kiểm soát Hạ viện

VOV.VN - Với sự thay đổi cán cân quyền lực trong Quốc hội, chiến lược “Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Trump đang đứng trước nguy cơ phá sản một phần.

Không ngoài dự đoán của giới chuyên gia phân tích bầu cử và các cuộc thăm dò dư luận, kết quả kiểm phiếu sơ bộ cho thấy đảng Cộng hòa tiếp tục kiểm soát Thượng viện trong khi đảng Dân chủ đã có chiến thắng ngoạn mục, giành lại quyền kiểm soát Hạ viện lần đầu tiên kể từ năm 2010. Với sự thay đổi cán cân quyền lực trong Quốc hội, chiến lược “Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Trump đang đứng trước nguy cơ phá sản một phần.

Chiến lược “Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Trump sẽ gặp khó khăn khi đảng Dân chủ kiểm soát Hạ viện. Ảnh: Global Post

Trong một tuyên bố đăng tải trên mạng xã hội Twitter, Tổng thống Trump gọi cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ là một thành công rực rỡ, bất chấp việc đảng Cộng hòa của ông vừa mất quyền kiểm soát tại Hạ viện vào tay đảng Dân chủ. Trước đó, Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders cũng bày tỏ lạc quan về chiến thắng của đảng Cộng hòa sau khi phe này bảo toàn quyền kiểm soát Thượng viện. Nhà Trắng cũng cho biết khả năng Tổng thống Trump sẽ không có phát biểu nào sau khi cuộc bầu cử ngày 6/11 kết thúc.

Trong khi đó, phát biểu tại cuộc họp báo tại thủ đô Washington, lãnh đạo phe Dân chủ tại Hạ viện Nancy Pelosi cho biết đảng này sẽ sử dụng thế đa số vừa giành được để theo đuổi chương trình nghị sự lưỡng đảng cho nước Mỹ, vốn đang bị chia rẽ nghiêm trọng. Theo đó, đảng Dân chủ sẽ tìm cách cân bằng đối với chính quyền, kiềm chế Tổng thống Trump. Dự kiến, kết quả chính thức có thể được công bố trong ngày 7/11 nếu không có đơn kiện hoặc trục trặc lớn xảy ra.

Việc đảng Cộng hòa tiếp tục giữ Thượng viện còn đảng Dân chủ sẽ giành lại quyền kiểm soát Hạ viện đã được dự báo từ trước. Đối với Thượng viện, trong số 35 ghế phải bầu lại, có tới 24 ghế của đảng Dân chủ, 2 ghế độc lập nhưng cũng được tính là Dân chủ và chỉ có 9 ghế của đảng Cộng hòa. Nếu tỷ lệ phải bầu lại ngang nhau hoặc số ghế của đảng Cộng hòa nhiều hơn thì không loại trừ khả năng đảng Dân chủ sẽ thắng cả Thượng viện.

Tại Hạ viện, việc đảng Dân chủ giành chiến thắng ngoạn mục xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó quan trọng nhất có thể là tỷ lệ phản đối của cử tri đối với Tổng thống Trump khá cao. Theo một số cuộc thăm dò dư luận, có tới 6/10 cử tri được hỏi cho biết họ đi bỏ phiếu là vì chính ông Trump. Trong đó, có tới 40% số cử tri đi bỏ phiếu để phản đối ông Trump và chỉ có 25% là đi bỏ phiếu để ủng hộ. Ngoài ra, có tới 55% số người được hỏi cho rằng định hướng của nước Mỹ dưới thời chính quyền Trump là sai lầm, chỉ có 44% cho rằng nước Mỹ đang đi đúng hướng.

Mặc dù tỷ lệ ủng hộ có tăng, nhưng các chính sách tranh cãi của Tổng thống Trump đã khiến không ít người nghi ngại, kể cả những người đã từng ủng hộ ông trong kỳ bầu cử tổng thống năm 2016. Các chiêu bài sử dụng vấn đề sắc tộc của ông Trump như hình ảnh người nhập cư bất hợp pháp bắn chết cảnh sát đã vấp phải sự phản đối của dư luận Mỹ cũng như nhiều kênh truyền hình lớn của nước này. Các chiêu bài này cũng làm dấy lên làn sóng lo ngại về phân biệt chủng tộc trên khắp nước Mỹ.

Bên cạnh đó, cử tri Mỹ cũng quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề đối nội, ví dụ như chăm sóc sức khỏe, nhập cư, phúc lợi xã hội hơn là những vấn đề đối ngoại. Kinh tế khởi sắc nhưng một số vụ việc vừa xảy ra như gửi bom thư đe dọa hàng loạt, thảm sát tại giáo đường Do Thái… đã khiến một bộ phận cử tri vốn đã lo ngại trở nên bất bình hơn, dồn phiếu cho các ứng cử viên Dân chủ để cân bằng quyền lực.

Một lý do quan trọng nữa, đó là tỷ lệ ứng cử viên, cử tri nữ, thiểu số, vốn ủng hộ đảng Dân chủ đi bỏ phiếu tăng. Cộng đồng người thiểu số và người gốc Mỹ Latinh, vốn bất mãn với chính sách nhập cư cứng rắn của Tổng thống Trump, được cho là đã góp phần giúp đảng Dân chủ giành lại đa số tại Hạ viện. Mỹ đang chứng kiến những kỷ lục về số lượng phụ nữ nộp đơn tranh cử, giành chiến thắng trong bầu cử sơ bộ lẫn bầu cử giữa kỳ. Hầu hết những ứng cử viên này lại là người ủng hộ cho đảng Dân chủ.

Với việc giành quyền kiểm soát tại Hạ viện của đảng Dân chủ, chính trường Mỹ chuyển sang thế cân bằng, chính quyền Tổng thống Trump lại rơi vào tình trạng có phần tương tự như chính quyền Tổng thống Obama cách đây 8 năm khi để mất Hạ viện vào tay đảng cộng hòa.

Kiểm soát Hạ viện, đảng Dân chủ sẽ thúc đẩy các cuộc điều tra liên quan đến ông Trump về nhiều vấn đề như mối liên hệ giữa đội ngũ tranh cử của ông này với cáo buộc Nga can thiệp bầu cử, bê bối thuế thu nhập của ông Trump và gia đình, bê bối của các quan chức trong chính quyền. Đây có lẽ sẽ là vấn đề khiến ông chủ Nhà Trắng đau đầu nhất.

Hạ viện do đảng Dân chủ lãnh đạo dễ hợp tác hơn nếu Công tố viên đặc biệt Robert Mueller tìm ra những sai phạm của Tổng thống và chiến dịch tranh cử có liên quan tới sự can dự của Nga. Về lý thuyết, việc này có thể khiến đề xuất về việc phế truất Tổng thống của đảng Dân chủ có khả năng thành hiện thực hơn. Trong khi đó, mâu thuẫn giữa đảng Dân chủ và Cộng hòa sẽ gia tăng nhanh chóng. Chương trình nghị sự của chính quyền Tổng thống Trump và đảng Cộng hòa về chính sách nội bộ, đặc biệt là việc thúc đẩy dự luật y tế thay thế đạo luật Obamacare, chính sách nhập cư cứng rắn và nhiều vấn đề khác vốn đã khó khăn có thể rơi vào bế tắc hoàn toàn. Hay nói cách khác, chiến lược “Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Trump đứng trước nguy cơ phá sản một phần.

Về các vấn đề đối ngoại, việc đảng Dân chủ nắm Hạ viện cơ bản không làm thay đổi định hướng chính sách của Tổng thống Trump nhưng sẽ gây ra những gián đoạn và thách thức nhất định. Tuy nhiên, việc thay đổi cán cân quyền lực trong Quốc hội Mỹ có thế khiến ông Trump phải cân nhắc nhiều hơn khi sử dụng các biện pháp cứng rắn cả trong kinh tế, thương mại lẫn an ninh, quân sự đối với cả đối tác như Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc hay đối thủ như Nga, Trung Quốc, Iran... Đảng Dân chủ có thể tận dụng đa số để ngăn cản các dự luật tài chính, mặc cả đổi lấy nhượng bộ của ông Trump.

Nếu chính quyền Tổng thống Trump không điều chỉnh hoặc có chính sách phù hợp thì việc đảng Dân chủ trở lại Hạ viện sẽ đưa nước Mỹ vào một thời kỳ bế tắc mới, với nhiều mâu thuẫn và chia rẽ hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bầu cử giữa kỳ Mỹ: Đảng Cộng hòa giữ vững quyền kiểm soát Thượng viện
Bầu cử giữa kỳ Mỹ: Đảng Cộng hòa giữ vững quyền kiểm soát Thượng viện

VOV.VN - Đảng Cộng hòa sẽ tiếp tục kiểm soát Thượng viện Mỹ sau khi đánh bật được các Thượng nghị sỹ Dân chủ ở 2 bang Indiana và North Dakota.

Bầu cử giữa kỳ Mỹ: Đảng Cộng hòa giữ vững quyền kiểm soát Thượng viện

Bầu cử giữa kỳ Mỹ: Đảng Cộng hòa giữ vững quyền kiểm soát Thượng viện

VOV.VN - Đảng Cộng hòa sẽ tiếp tục kiểm soát Thượng viện Mỹ sau khi đánh bật được các Thượng nghị sỹ Dân chủ ở 2 bang Indiana và North Dakota.

Bầu cử giữa kỳ Mỹ: Đảng Dân chủ sẽ kiểm soát Hạ viện
Bầu cử giữa kỳ Mỹ: Đảng Dân chủ sẽ kiểm soát Hạ viện

VOV.VN - Đảng Dân chủ Mỹ lần đầu tiên giành được quyền kiểm soát Hạ viện Mỹ sau 8 năm và sẽ có sức mạnh mới để thách thức nửa sau nhiệm kỳ Tổng thống Trump.

Bầu cử giữa kỳ Mỹ: Đảng Dân chủ sẽ kiểm soát Hạ viện

Bầu cử giữa kỳ Mỹ: Đảng Dân chủ sẽ kiểm soát Hạ viện

VOV.VN - Đảng Dân chủ Mỹ lần đầu tiên giành được quyền kiểm soát Hạ viện Mỹ sau 8 năm và sẽ có sức mạnh mới để thách thức nửa sau nhiệm kỳ Tổng thống Trump.

Chùm ảnh: Cứ tri Mỹ bắt đầu bỏ phiếu bầu cử giữa kỳ
Chùm ảnh: Cứ tri Mỹ bắt đầu bỏ phiếu bầu cử giữa kỳ

VOV.VN - Các điểm bỏ phiếu ở một số bang đã bắt đầu mở cửa và người dân có khoảng 12 tiếng để tới bỏ phiếu trong ngày 6/11.

Chùm ảnh: Cứ tri Mỹ bắt đầu bỏ phiếu bầu cử giữa kỳ

Chùm ảnh: Cứ tri Mỹ bắt đầu bỏ phiếu bầu cử giữa kỳ

VOV.VN - Các điểm bỏ phiếu ở một số bang đã bắt đầu mở cửa và người dân có khoảng 12 tiếng để tới bỏ phiếu trong ngày 6/11.

Bầu cử giữa kỳ Mỹ lộ diện nữ nghị sỹ trẻ nhất Quốc hội
Bầu cử giữa kỳ Mỹ lộ diện nữ nghị sỹ trẻ nhất Quốc hội

VOV.VN - Ứng viên đảng Dân chủ bang New York Alexandria Ocasio-Cortez dễ dàng chiến thắng và trở thành nữ nghị sỹ trẻ nhất Quốc hội Mỹ.

Bầu cử giữa kỳ Mỹ lộ diện nữ nghị sỹ trẻ nhất Quốc hội

Bầu cử giữa kỳ Mỹ lộ diện nữ nghị sỹ trẻ nhất Quốc hội

VOV.VN - Ứng viên đảng Dân chủ bang New York Alexandria Ocasio-Cortez dễ dàng chiến thắng và trở thành nữ nghị sỹ trẻ nhất Quốc hội Mỹ.

“Bầu cử giữa nhiệm kỳ 2018 tốn kém nhất trong lịch sử Mỹ”
“Bầu cử giữa nhiệm kỳ 2018 tốn kém nhất trong lịch sử Mỹ”

VOV.VN - Khi có các thống kê đầy đủ, cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2018 của Mỹ nhiều khả năng sẽ trở thành kỳ bầu cử tốn kém nhất lịch sử nước này.

“Bầu cử giữa nhiệm kỳ 2018 tốn kém nhất trong lịch sử Mỹ”

“Bầu cử giữa nhiệm kỳ 2018 tốn kém nhất trong lịch sử Mỹ”

VOV.VN - Khi có các thống kê đầy đủ, cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2018 của Mỹ nhiều khả năng sẽ trở thành kỳ bầu cử tốn kém nhất lịch sử nước này.