Ông Obama cam kết thực thi đến cùng chính sách tái cân bằng tại châu Á

VOV.VN - "Tổng thống Obama vẫn cam kết với châu Á về chiến lược tái cân bằng và việc thực thi cam kết đó sẽ là ưu tiên hàng đầu trong suốt nhiệm kỳ 2".

Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 9/11 đã tới Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc để tham dự Hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC), mở đầu cho chuyến công du tới một loạt nước châu Á nhằm khẳng định chiến lược tái cân bằng ở khu vực này.

Nhân dịp tham dự các hội nghị cấp cao (như Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương tại Trung Quốc, Hội nghị cấp cao Đông Á tại Myanmar hay Hội nghị cấp cao nhóm 20 nền công nghiệp phát triển và mới nổi G20 tại Australia), ông Obama sẽ có một loạt cuộc gặp song phương và một phát biểu quan trọng về vai trò của Mỹ tại châu Á. 

Tổng thống Mỹ Barack Obama đang nỗ lực khẳng định chính sách tái cân bằng tại châu Á (ảnh: fightforthefuture.org)

Tổng thống Mỹ sẽ phải thuyết phục được các đồng minh châu Á rằng, chính sách tái cân bằng ngoại giao của chính phủ Mỹ hướng tới châu Á Thái Bình Dương, vốn được xem là đóng vai trò chủ đạo trong chính sách đối ngoại của Mỹ không phải là mang tính hình thức.

Theo ông Ernest Bower thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế có trụ sở tại Thủ đô Washington, đây sẽ là một chuyến đi khó khăn đối với Tổng thống Obama. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, chuyến công du lần này là cơ hội để ông Obama gắn kết với châu Á.

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Susan Rice mới đây khẳng định, an ninh và sự thịnh vượng của Mỹ ngày càng gắn bó chặt chẽ với châu Á-Thái Bình Dương: “Hội nghị cấp cao APEC ưu tiên cho việc tăng cường quan hệ thương mại và đầu tư giữa các nước châu Á Thái Bình Dương. Và chúng tôi đến đây với mong muốn thúc đẩy bước tiến trong các thỏa thuận quan trọng với các nước APEC”. 

“Tổng thống vẫn cam kết với châu Á về chiến lược tái cân bằng và việc thực thi cam kết đó sẽ là ưu tiên hàng đầu trong suốt nhiệm kỳ 2. An ninh và sự thịnh vượng của Mỹ ngày càng gắn bó chặt chẽ với châu Á-Thái Bình Dương. Vì thế, chúng tôi sẽ thúc đẩy các cuộc thảo luận một loạt vấn đề thương mại và đầu tư nhân hội nghị APEC tại Trung Quốc”, bà Susan Rice nói.

Trên thực tế, thời gian qua, Mỹ cũng đã để lại nhiều dấu ấn tại khu vực. Hồi tháng 4 năm ngoái, Mỹ và Philippines đã ký một thỏa thuận an ninh mới thời hạn 10 năm cho phép tăng cường sự có mặt của quân đội Mỹ trên lãnh thổ nước này.

Tháng 7 vừa qua, Nhật Bản, một đồng minh khác của Mỹ đã xem xét việc diễn giải lại bản hiến pháp hòa bình nhằm cho phép quân đội Mỹ hỗ trợ một quốc gia bạn bè trong trường hợp bị tấn công. Mỹ cũng đã nhất trí cải thiện hợp tác quốc phòng với Australia và kéo dài thêm 10 năm thỏa thuận hợp tác quân sự song phương với Ấn Độ.

Bên cạnh đó, kết quả các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ dù là đòn mạnh giáng vào đảng Dân chủ của Tổng thống Obama song lại có thể giúp ích cho ông Obama trong việc thúc đẩy các cuộc dàm phán về thỏa thuận đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thỏa thuận về tự do thương mại, với sự tham dự của 12 nước, trong đó có Mỹ và Nhật Bản.

Chính quyền Mỹ lâu nay vẫn tìm kiếm một sự thỏa hiệp giúp họ đàm phán về các thỏa thuận thương mại trước khi yêu cầu Quốc hội bỏ phiếu thông qua toàn bộ văn kiện. Tuy nhiên, cơ chế đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của chính đảng Dân chủ, trong khi đảng Cộng hòa vốn vẫn ủng hộ vấn đề tự do thương mại tỏ ra khá cởi mở.

Vì thế, kết quả cuộc bầu cử vừa qua có thể lại mở cánh cửa cho Tổng thống Obama trong những vấn đề này.
Theo kế hoạch, kết thúc cuộc gặp nhà lãnh đạo Trung Quốc vào ngày 12 và 13/11, Tổng thống Obama sẽ rời Bắc Kinh sang Myanmar để tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á tại Nay-pi-tô và ngày 15-16/11, ông Obama sẽ tới Australia để tham gia hội nghị cấp cao G20 tại thành phố Brisbane.

Theo các nhà phân tích, trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng vẫn đang tiếp diễn tại Iraq, Ukraine và Syria, chuyến công du của Tổng thống Mỹ có ý nghĩa đặc biệt trong nỗ lực tái cân bằng quan hệ với các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương, trụ cột trong chính sách đối ngoại của ông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ thay đổi chính sách tái cân bằng ở châu Á-TBD?
Mỹ thay đổi chính sách tái cân bằng ở châu Á-TBD?

(VOV) - Mỹ coi tái cân bằng tại châu Á-Thái Bình Dương là mục tiêu dài hạn, còn mục tiêu trước mắt là giải quyết vấn đề Trung Đông.

Mỹ thay đổi chính sách tái cân bằng ở châu Á-TBD?

Mỹ thay đổi chính sách tái cân bằng ở châu Á-TBD?

(VOV) - Mỹ coi tái cân bằng tại châu Á-Thái Bình Dương là mục tiêu dài hạn, còn mục tiêu trước mắt là giải quyết vấn đề Trung Đông.

Tổng thống Obama phát biểu sau thất bại toàn diện của đảng Dân chủ
Tổng thống Obama phát biểu sau thất bại toàn diện của đảng Dân chủ

VOV.VN - Tổng thống Obama khẳng định mục tiêu của ông trong hai năm còn lại là mang đến cho người dân Mỹ nhiều nhất những gì có thể.

Tổng thống Obama phát biểu sau thất bại toàn diện của đảng Dân chủ

Tổng thống Obama phát biểu sau thất bại toàn diện của đảng Dân chủ

VOV.VN - Tổng thống Obama khẳng định mục tiêu của ông trong hai năm còn lại là mang đến cho người dân Mỹ nhiều nhất những gì có thể.

Mỹ khẳng định nỗ lực tái cân bằng tại châu Á
Mỹ khẳng định nỗ lực tái cân bằng tại châu Á

VOV.VN - Phía Mỹ một lần nữa khẳng định điều này trong cuộc gặp giữa Phó Tổng thống Mỹ với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long.

Mỹ khẳng định nỗ lực tái cân bằng tại châu Á

Mỹ khẳng định nỗ lực tái cân bằng tại châu Á

VOV.VN - Phía Mỹ một lần nữa khẳng định điều này trong cuộc gặp giữa Phó Tổng thống Mỹ với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long.

Chuyến công du châu Á đầy khó khăn của Tổng thống Obama
Chuyến công du châu Á đầy khó khăn của Tổng thống Obama

"Đông Nam Á đang quan sát chuyến thăm này và khi ông ấy đến, họ sẽ băn khoăn rằng Barack Obama giờ là ai sau cuộc bầu cử giữa kỳ".

Chuyến công du châu Á đầy khó khăn của Tổng thống Obama

Chuyến công du châu Á đầy khó khăn của Tổng thống Obama

"Đông Nam Á đang quan sát chuyến thăm này và khi ông ấy đến, họ sẽ băn khoăn rằng Barack Obama giờ là ai sau cuộc bầu cử giữa kỳ".