Bánh trung thu Việt Nam khác gì với bánh trung thu các nước?

VOV.VN - Không chỉ Việt Nam mà nhiều nước châu Á khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... cũng có bánh trung thu, vậy hình thức và hương vị của chúng có gì khác biệt?

Tết Trung thu (rằm tháng tám âm lịch hàng năm) là ngày hội đặc biệt ở nhiều nước châu Á. Tuy nhiên, mỗi nước có cách thức, phong tục khác nhau khi đón lễ hội trăng rằm, hương vị bánh trung thu cũng vậy. 

Việt Nam

Bánh trung thu truyền thống của Việt Nam có 2 loại cơ bản là bánh nướng và bánh dẻo, khuôn hình tròn hoặc vuông, với lớp vỏ mỏng bao bọc phần nhân dày dặn, đầy ắp các nguyên liệu từ mặn cho đến ngọt.

Bánh nướng làm bằng bột mỳ, vỏ màu nâu óng ánh, xốp bùi, nhân thập cẩm được chế biến từ nhiều nguyên liệu như lạp xưởng, xá xíu, mỡ lợn, hạt dừa, hạt sen,dầu ăn..  Bánh dẻo được làm từ bột nếp, màu trắng tinh, dai, dẻo. Nhân bánh dẻo cũng đa dạng nhưng vẫn thiên về vị ngọt hơn là vị mặn như bánh nướng.

Bánh trung thu trong quan niệm của người Việt thể hiện sự sung túc, viên mãn và có ý nghĩa đoàn tụ. Chính vì thế, nó luôn được đem ra thưởng thức vào mỗi đêm trăng rằm, khi gia đình được quây quần bên nhau

Trung Quốc

Với người Trung Quốc, Trung thu cũng là tết đoàn viên, bánh trung thu truyền thống của họ - được gọi là bánh mặt trăng - cũng từ ý nghĩa đó mà được tạo thành. Đó là bánh nướng, có hình tròn tượng trưng cho ý nghĩa sum vầy. Vỏ bánh màu nâu bóng, trên bề mặt thường in các chữ có ý nghĩa tốt lành, nhân bánh cũng đầy đặn, hay dùng đậu xanh, đậu đỏ, trứng muối...

Trung Quốc có lãnh thổ rộng lớn, mỗi vùng miền có các kiểu bánh khác nhau nên bánh trung thu cũng rất đa dạng về hình dáng, màu sắc, thành phần nguyên liệu. Nổi bật nhất có bánh trung thu theo phong cách Bắc Kinh, Vân Nam, Tô Châu, Thượng Hải.

Hàn Quốc

Tết Trung thu của Hàn Quốc còn được gọi là Tết Chuseok (tạ ơn). Vào ngày này, những người ở xa sẽ trở về đoàn tụ gia đình và tổ chức ăn Trung thu rất lớn.

Bánh trung thu ở Hàn Quốc có tên là songpyeon, loại bánh gạo được nặn thành hình bán nguyệt với nhiều màu sắc bắt mắt. Nhân bánh gồm đậu xanh và đường, quan trọng nhất là phải có lá thông. Bánh được xử lý bằng cách hấp chín. 

Sự đặc biệt của bánh trung thu Hàn Quốc nằm ở hình dáng của nó - không phải hình tròn để cầu mong sự viên mãn như ở các nước khác. Theo người Hàn Quốc, trăng phải có lúc tròn lúc khuyết, cũng như cuộc sống không phải lúc nào cũng trọn vẹn, phải luôn cố gắng để đạt được sự đủ đầy đó.

Ngoài ra, người Hàn còn cho rằng thiếu nữ nào làm được những chiếc bánh songpyeon hoàn hảo thì sẽ tìm được người chồng như ý. Đó là lý do họ rất coi trọng việc làm bánh này. Vào dịp Trung thu, mọi người thường quây quần bên nhau và tỉ mẩn tạo ra những chiếc bánh hoàn hảo nhất.

Nhật Bản

Trung thu của người Nhật một năm được tổ chức 2 lần. Lần thứ nhất chính là lễ Zyuyoga vào ngày 15/8 âm lịch, lần thứ 2 sau đó 1 tháng, ngày 13/9 âm lịch. Tết Trung thu tháng tám được tổ chức vào ngày trăng tròn nhất. Vào ngày này, mọi người thường đổ xô đi ngắm trăng vì đây là lễ hội tôn vinh mặt trăng.

Bánh trung thu truyền thống của người Nhật có tên tsukimi dango (bánh dày), được chế biến đơn giản như từ bột gạo, có hình tròn, chữ nhật hoặc ép dẹp, được nướng sơ cho nóng giòn.

Vào đêm trăng rằm, người Nhật sẽ bày bánh tsukimi-dango lên chiếc kệ gỗ theo hình tam giác, đặt bên bình cỏ susuki và một số loại hoa quả khác. Sau đó, họ bày chúng trước hiên nhà hay bất cứ chỗ nào có thể nhìn thấy trăng rõ nhất. Khi ăn, người ta cho chút mật ngọt lên trên bánh để tạo thêm mùi vị.  Ở một số nơi, người ta quan niệm khi đặt bánh ở ngoài hiên, nếu trẻ con tự ý đến lấy thì đó là điều may mắn.

Philippines

Bánh trung thu của Philippines rất phong phú, loại bánh đặc biệt nhất có tên gọi hopia. Chúng có vẻ ngoài đơn giản, điểm nhấn nằm ở phần nhân. Loại bánh nướng này có lớp vỏ mỏng, xốp giòn, khi bẻ ra sẽ để lộ phần nhân đầy ú với nhiều loại hương vị. Nhân bánh hopia phổ biến là đậu xanh, khoai môn, đậu đỏ, khoai lang tím, sầu riêng hoặc thịt lợn.

 

Malaysia

Bánh trung thu truyền thống ở Malaysia cũng có nhiều nét tương đồng với bánh trung thu Việt Nam nhưng được biến tấu thành nhiều hình dạng bắt mắt như sò biển, bông hoa hoặc ngôi sao, màu sắc đa dạng. Người Malaysia còn tạo ra bánh trung thu lạnh hay còn gọi là bánh trung thu tuyết với nhân và vỏ lạnh, mang đến cảm giác hoàn toàn khác lạ cho người thưởng thức.

Singapore

Phong tục đón Trung thu của Singapore cũng có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, bánh trung thu truyền thống cũng có hình dáng và mùi vị khá giống. Điểm khác biệt rõ nhất là họ chuộng bánh dẻo hơn vì nó vị thanh, ít dầu mỡ. Bánh dẻo nhân sầu riêng rất được ưa chuộng ở đây.

Bên cạnh màu trắng truyền thống, người Singapore thích phối màu cho bánh phù hợp với nhân, ví dụ bánh màu vàng nhân sầu riêng, bánh màu xanh nhân trà xanh, bánh hồng cho nhân khoai môn.../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cảm nhận sự khác biệt giữa trung thu xưa và nay qua chùm ảnh đầy ý nghĩa
Cảm nhận sự khác biệt giữa trung thu xưa và nay qua chùm ảnh đầy ý nghĩa

VOV.VN - Xã hội càng phát triển thì đời sống con người càng có nhiều sự thay đổi. Thậm chí cả các ngày lễ tết như trung thu ngày nay cũng không còn giống với thời trước

Cảm nhận sự khác biệt giữa trung thu xưa và nay qua chùm ảnh đầy ý nghĩa

Cảm nhận sự khác biệt giữa trung thu xưa và nay qua chùm ảnh đầy ý nghĩa

VOV.VN - Xã hội càng phát triển thì đời sống con người càng có nhiều sự thay đổi. Thậm chí cả các ngày lễ tết như trung thu ngày nay cũng không còn giống với thời trước

Điểm danh một số loại bánh trung thu độc lạ năm nay
Điểm danh một số loại bánh trung thu độc lạ năm nay

VOV.VN - Thị trường bánh trung thu xuất hiện nhiều loại bánh biến tấu hấp dẫn khiến các bà nội trợ mê mẩn, giá cả cũng hợp túi tiền người tiêu dùng.

Điểm danh một số loại bánh trung thu độc lạ năm nay

Điểm danh một số loại bánh trung thu độc lạ năm nay

VOV.VN - Thị trường bánh trung thu xuất hiện nhiều loại bánh biến tấu hấp dẫn khiến các bà nội trợ mê mẩn, giá cả cũng hợp túi tiền người tiêu dùng.

Người thợ hơn 40 năm làm khuôn bánh trung thu: Muốn tồn tại thì phải sáng tạo
Người thợ hơn 40 năm làm khuôn bánh trung thu: Muốn tồn tại thì phải sáng tạo

VOV.VN - “Miếng ăn đang to, giờ chỉ còn góc nhỏ cho mình, mình phải bám lấy. Phải làm những khuôn bánh mà không có máy móc nào sản xuất được hàng loạt”, ông Quang bảo.

Người thợ hơn 40 năm làm khuôn bánh trung thu: Muốn tồn tại thì phải sáng tạo

Người thợ hơn 40 năm làm khuôn bánh trung thu: Muốn tồn tại thì phải sáng tạo

VOV.VN - “Miếng ăn đang to, giờ chỉ còn góc nhỏ cho mình, mình phải bám lấy. Phải làm những khuôn bánh mà không có máy móc nào sản xuất được hàng loạt”, ông Quang bảo.