4 dấu hiệu “cách mạng màu” ở Armenia khiến Nga lo ngại

VOV.VN -Hôm qua, Nga đã bày tỏ sự lo ngại vì cuộc biểu tình chống chính phủ tại Armenia bước sang ngày thứ bảy liên tiếp và có dấu hiệu leo thang.

Đây cũng là cuộc biểu tình chống chính phủ quan trọng nhất trong những năm gần đây, sau việc chính phủ quyết định tăng giá điện thêm 16% từ 1/8 tới.
Người Armenia biểu tình phản đối chính phủ tăng giá điện (ảnh: AFP)

Armenia là một đồng minh của Nga. Nền kinh tế cũng rất lệ thuộc vào Nga, nhất là ngành điện lực, phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung cấp từ Nga.

1.Diễn biến leo thang

Từ ngày 22/6, 15.000 người, chủ yếu là thanh niên, đã tiến hành biểu tình trên đại lộ Bagramyan, nơi đặt dinh tổng thống, quốc hội, tòa án hiến pháp và Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Armenia nhằm phản đối quyết định được Ủy ban Nhà nước điều phối Dịch vụ công thông qua ngày 17/6, theo đó tăng giá điện sinh hoạt từ 17-22% và dự kiến thực hiện từ ngày 1/8 tới.

Những người biểu tình đã phong tỏa hoạt động giao thông trên đại lộ trung tâm thủ đô, yêu cầu Ủy ban điều hòa dịch vụ công hủy bỏ quyết định tăng giá điện.

Cảnh sát đã bắt giữ gần 240 người, 25 người phải hỗ trợ y tế.

Phó giám đốc Cảnh sát Erevan Valery Osipyan nói rằng tất cả những người biểu tình bị bắt giữ đã được thả về. Những người biểu tình yêu cầu hủy bỏ quyết định ngày 17/6 của Ủy ban dịch vụ công cộng về tăng giá điện.

Tuy nhiên, ngày 24/6, hàng nghìn người tiếp tục xuống đường biểu tình ở thủ đô Erevan.

2.Nguy cơ đảo chính

Theo nghị sĩ Nga Igor Morozov “tình hình Armenia lúc này giống như là có đảo chính quân sự. Đó là những gì sẽ xảy ra, nếu như Tổng thống Armenia Sarkissian không rút ra được bài học Maidan của Ukraine”.

Sputnik dẫn lời chuyên gia nghiên cứu chính trị độc lập Sergey Shakaryan nhận định: “Ngay từ đầu, người dân Armenia đã bộc lộ rõ sự khó chịu với hành động của chính phủ. Lực lượng chống đối rất dễ trà trộn và kích động thêm người biểu tình. Phía Anh và Mỹ cho rằng cảnh sát Armenia đã dùng vũ lực quá mức. Từ thực tế Ukraine, lực lượng chống đối hoạt động mạnh trong cuộc beieru tình. Họ khéo léo xoay bánh lái kích động, hoặc lựa thế để khuấy đảo những bất ổn lên cao”.

3.Châu Âu âm thầm theo dõi

Theo Sputnik, diễn biến biểu tình Armenia đang có chiều hướng ngày một xấu đi nhưng các quan chức Liên minh châu Âu lại chưa hề lên tiếng. Họ có vẻ đang âm thầm theo dõi mọi động thái chính trị ở Armenia.

Trong khi đó, ở một quốc gia Kavkaz khác là Azerbaijan, trước nguy cơ bất ổn, Nghị viện Hội đồng Châu Âu (PACE) ngày lập tức ban hành hai nghị quyết về các cuộc xung đột và dân chủ Nagorno-Karabakh tại Azerbaijan.

Hôm qua 25/6, Tổng thống Armenia đã tới Brussels, Bỉ và có bài phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh Đảng Nhân dân các nước châu Âu (thành phần chiếm đa số tại Nghị viện châu Âu).

4. Có dấu hiệu can thiệp từ Mỹ

Cũng theo Nghị sĩ Nga Igor Morozov phân tích những điểm mà cuộc biểu tình ở Armenia đang giống với biểu tình Maidan. Thứ nhất, người biểu tình đã từ chối đối thoại với Tổng thống Viktor Yanukovych, tiếp tục kéo dài các cuộc tuần hành gây bất ổn chính trị xã hội.
Cảnh sát Armenia đã phải dùng vòi rồng giải tán đám đông (ảnh: AP)

Thứ hai là bắt đầu thấy dấu hiệu gia tăng các hoạt động can dự của Đại sứ quán Mỹ tại Kiev và Yerevan. “Cần phải lưu ý rằng rằng Đại sứ quán Mỹ tại Armenia là một trong những phái bộ ngoại giao lớn nhất của Mỹ ở nước ngoài, chỉ đứng sau phái bộ ngoại giao tại Iraq, dù Armenia chỉ là một nước nhỏ”.

Thứ ba, người biểu tình ở thủ đô Yerevan đang có xu hướng nhằm vào yếu tố thân Nga của chính phủ Armenia. Họ tung ra những khẩu hiệu bài Nga, cụ thể là Công ty ENA hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của Inter RAO (Nga).

Nhà phân tích chính trị Sergei Markov người Nga bình luận: Biểu tình phản đối tại Armenia không phải ngẫu nhiên nổ ra, đó là vấn đề liên quan đến “công nghệ và những nhà tổ chức” và chắc chắn những người từng đạo diễn kịch bản Maidan ở Kiev thì giờ cũng đang “điều phối” ở Yerevan, với mục đích là kịch động đổ máu.

Theo một số chuyên gia, việc Mỹ và phương Tây can dự vào Armenia là để nhằm trả đũa chính quyền Tổng thống Sargsyan hồi năm 2013 đã từ chối ký Thỏa thuận liên kết kinh tế với liên minh châu Âu (EU) và hướng trọng tâm sang Nga - như những gì cựu Tổng thống Viktor Yanukovych từng làm ở Ukraine. Cuối 2014, Quốc hội Armenia đã phê chuẩn thỏa thuận gia nhập Liên minh Kinh tế Âu-Á (EAEU) với đầu tàu là Nga.

Dấu hiệu bài Nga trong cuộc biểu tình Yerevan đang khiến giới phân tích nghiên về khả năng phương Tây và nhất là Mỹ đang thao túng đám đông để lật đổ chế độ dân cử tại Armenia.

Tại Moscow, Hội đồng an ninh quốc nội, gần đây nhất là Bộ Quốc phòng, đã thông báo triển khai các biện pháp đề phòng cách mạng màu xảy ra tại quốc gia đồng minh Armenia./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phương Tây đang cố tạo ra "cách mạng màu" mới ở Ukraine?
Phương Tây đang cố tạo ra "cách mạng màu" mới ở Ukraine?

VOV.VN - Ngoại trưởng Nga Lavrov cho rằng, phương Tây đang ủng hộ việc thay đổi chế độ ở Ukraine một cách vi hiến.

Phương Tây đang cố tạo ra "cách mạng màu" mới ở Ukraine?

Phương Tây đang cố tạo ra "cách mạng màu" mới ở Ukraine?

VOV.VN - Ngoại trưởng Nga Lavrov cho rằng, phương Tây đang ủng hộ việc thay đổi chế độ ở Ukraine một cách vi hiến.

Tưởng niệm 100 năm ngày vụ thảm sát dân Armenia
Tưởng niệm 100 năm ngày vụ thảm sát dân Armenia

Tổng thống Putin cho rằng vụ thảm sát này là không thể biện minh.

Tưởng niệm 100 năm ngày vụ thảm sát dân Armenia

Tưởng niệm 100 năm ngày vụ thảm sát dân Armenia

Tổng thống Putin cho rằng vụ thảm sát này là không thể biện minh.

Nga cáo buộc Mỹ chuẩn bị “cách mạng cam” tại Nga
Nga cáo buộc Mỹ chuẩn bị “cách mạng cam” tại Nga

Người đứng đầu Ủy ban Ngoại giao Quốc hội Nga Alexei Pushkov dự báo về 3 kịch bản “cách mạng cam” nguy cơ xảy ra ở nước này.

Nga cáo buộc Mỹ chuẩn bị “cách mạng cam” tại Nga

Nga cáo buộc Mỹ chuẩn bị “cách mạng cam” tại Nga

Người đứng đầu Ủy ban Ngoại giao Quốc hội Nga Alexei Pushkov dự báo về 3 kịch bản “cách mạng cam” nguy cơ xảy ra ở nước này.

Mối lo ngại “kịch bản Ukraine” lặp lại tại Armenia
Mối lo ngại “kịch bản Ukraine” lặp lại tại Armenia

VOV.VN -Các cuộc biểu tình kéo dài tại Armenia khiến dư luận lo ngại về một kịch bản Maidan- Ukranie lặp lại

Mối lo ngại “kịch bản Ukraine” lặp lại tại Armenia

Mối lo ngại “kịch bản Ukraine” lặp lại tại Armenia

VOV.VN -Các cuộc biểu tình kéo dài tại Armenia khiến dư luận lo ngại về một kịch bản Maidan- Ukranie lặp lại

“Biểu tình Maidan Ukraine” lan sang khu vực Kavkaz?
“Biểu tình Maidan Ukraine” lan sang khu vực Kavkaz?

VOV.VN -Một nước khu vực Kavkaz là Armenia đang đối mặt với “kịch bản Ukraine” tái diễn tại đây khi người biểu tình bác đề nghị thương thuyết của Chính phủ.

“Biểu tình Maidan Ukraine” lan sang khu vực Kavkaz?

“Biểu tình Maidan Ukraine” lan sang khu vực Kavkaz?

VOV.VN -Một nước khu vực Kavkaz là Armenia đang đối mặt với “kịch bản Ukraine” tái diễn tại đây khi người biểu tình bác đề nghị thương thuyết của Chính phủ.

1 tỷ USD “bốc hơi”, người dân Moldova biểu tình trong giận dữ
1 tỷ USD “bốc hơi”, người dân Moldova biểu tình trong giận dữ

VOV.VN - 40.000 người biểu tình ngày 3/5 đã phủ kín khu vực hành chính ở thủ đô Chisinau, Moldova, yêu cầu làm rõ vụ thất thoát 1 tỷ USD của nước này.

1 tỷ USD “bốc hơi”, người dân Moldova biểu tình trong giận dữ

1 tỷ USD “bốc hơi”, người dân Moldova biểu tình trong giận dữ

VOV.VN - 40.000 người biểu tình ngày 3/5 đã phủ kín khu vực hành chính ở thủ đô Chisinau, Moldova, yêu cầu làm rõ vụ thất thoát 1 tỷ USD của nước này.