Vụ quảng trường Trocadero:

Bạo loạn bóng đá Pháp do chính trị?

(VOV) - Dư luận Pháp đang chia rẽ về nguyên nhân vụ bạo động dữ dội “nhân dịp” đội bóng Pháp Paris Saint Germain vô địch.

Tối 13/5 vừa qua, người dân Paris trải qua một đêm kinh hoàng khi bạo loạn bùng nổ tại quảng trường Trocadero nơi đội bóng Paris Saint Germain diễu hành ăn mừng việc đoạt chức vô địch mùa giải 2013.

Sự việc này sau đó kéo theo liên tiếp những tranh luận về trách nhiệm của các bên liên quan, từ việc đội bóng vô địch  nước Pháp quản lý cổ động viên chưa tốt, đến Bộ Nội vụ chuẩn bị yếu kém và phản ứng chậm chạp, rồi khả năng của lực lượng an ninh thành phố Paris. Ngoài ra còn có làn sóng chỉ trích của các đảng đối lập nhằm vào chính phủ của đảng Xã hội của Tổng thống Francois Hollande.

Ngày 16/5, trên quảng trường Trocadero lộng gió với góc nhìn tuyệt đẹp về tháp Eiffel, 3 ngày sau vụ bạo loạn tối 13/5, mọi hoạt động đã trở lại bình thường, khách du lịch vẫn tấp nập qua lại, chụp ảnh, hay ngồi nhâm nhi cafe ngắm cảnh phố phường Paris.

Cửa kính vỡ, nứt các kiểu

Đa số các cửa hàng đã sửa chữa, thay lại những tấm kính bị đập vỡ, nhưng những dấu vết của cuộc bạo loạn 3 ngày trước vẫn còn rõ nét. Nhiều cửa hàng dán chằng chịt băng dính trên các tấm kính nứt vỡ, một số văn phòng du lịch, hiệu thuốc, ngân hàng còn phải áp tạm những tấm gỗ vào những chỗ đã bị cả cổ động viên nổi loạn đập tan tành.

Anh Sebastien, nhân viên quán cafe White nói với phóng viên VOV: “Tôi trực tiếp có mặt trong cửa hàng và chứng kiến tất cả. Thực sự là một thảm họa do con người gây ra. Rất nhiều người bị thương, thiệt hại rất nhiều. Các cửa hàng chúng tôi đã được cảnh sát cảnh báo trước nên đa số đều đóng cửa sớm. Riêng một hiệu thuốc vẫn mở cửa và bị đập tan tành, hư hỏng nhiều sản phẩm thuốc. Họ đập phá khắp nơi, nhảy lên nóc các ô tô, đốt cháy nhiều ô tô. Lực lượng cứu hỏa, cứu thương đã có mặt kịp thời để dập tắt lửa và cấp cứu những người bị thương. Tất cả chỉ trong vòng khoảng hơn 15 phút.”

Chúng tôi có mặt tại quán Cafe Kleber bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Quán nằm giữa quảng trường Trocadero. Chủ quán ông Jean Pierre Reveyrolle cho chúng tôi xem lại những bức ảnh tan hoang của quán sau đêm thứ 2 và cho biết tổng chi phí sửa chữa là khoảng 50 – 60.000 euro.

Ông Reveyrolle nói: “Tất cả các tấm kính của quán đều bị đập tan hoặc nứt vỡ, tất cả. Điều này chưa từng xảy ra trong 30 năm tồn tại của quán ở đây. Tôi đã phải đóng cửa quán một ngày, cho thay toàn bộ cửa kính, thay hệ thống đèn đã bị đập tan, sửa phần sân trước quán… Vấn đề nữa là bên bảo hiểm có chi trả một phần lớn nhưng vấn đề là họ chỉ bồi thường cho tôi sau 3-4 tháng. Trong khi tôi phải trả trước 80% tổng chi phí sửa chữa cho bên công ty sửa chữa. Còn nếu nộp đơn kêu than trên tòa thị chính thì sẽ mất khoảng 6 tháng.”

Cửa hàng thời trang GAP. Chú thích dán trên cửa: Yêu cầu khách hàng không chạm vào kính

Quá khích hay trả đũa chính trị?

Nguyên nhân dẫn đến những hành động quá khích này cũng là chủ đề mà người dân Paris và đặc biệt những người bị hại tại Trocadero bàn luận suốt những ngày qua. Có người cho rằng đó là sự trả thù của những holligan đáp lại quyết định năm 2010 của Chủ tịch đội bóng Paris Saint Germain cấm những kẻ quá khích vào sân. Cũng có ý kiến cho rằng có sự lợi dụng của những đối tượng nhập cư muốn gây loạn tại nước Pháp. Hay đơn giản, có người đưa ra cụm từ “Bạo lực miễn phí”, nghĩa là nổi loạn chỉ để nổi loạn, để phá hoại.

Chủ quán Cafe Kleber ông Jean Pierre Reveyrolle cho biết thêm: “Tôi nghĩ có 3 loại người trong đó, một là những cổ động viên thật sự tới để cổ vũ, thứ hai là những cổ động viên quá khích và thứ ba là những kẻ chỉ đến để phá hoại chứ không liên quan gì đến bóng đá cả.  Tôi nghĩ đây là một vấn đề xã hội, có sự tập hợp để phá hoại, để phản kháng hoặc chẳng vì cái gì cả.”

Ai có lỗi khi để vụ việc bùng phát và gây những hậu quả nghiêm trọng đến thế ? Câu hỏi này đang gây tranh cãi và chia rẽ nước Pháp. Đội bóng vô địch nước Pháp năm 2013 Paris Saint Germain chưa kịp hưởng trọn niềm vui chiến thắng đã phải hứng chịu những chỉ trích nặng nề về hành động của những cổ động viên của mình.

Hiệu thuốc bị đập phá, phải ốp tạm gỗ thay cho cửa kính

Bộ trưởng Nội vụ Pháp Manuel Valls đã yêu cầu Paris Saint Germain “nhận trách nhiệm”. Trong khi đó, lãnh đạo đội bóng là Jean-Claude Blanc đã tuyên bố trách nhiệm thuộc về nhiều bên. Về phía đội bóng, ông Blanc tuyên bố đã có sự chuẩn bị, họp bàn các phương án an ninh với cảnh sát Paris.

Ngoài ra, cũng có nhận định vụ bạo loạn có thể là một “đòn trả đũa chính trị” của đảng đối lập Liên minh vì Phong trào Nhân dân (UMP) nhằm vào đảng Xã hội cầm quyền. Minh chứng là Phó thị trưởng quận 16 Paris Claude Goasguen thuộc đảng UMP– người lên tiếng mạnh mẽ nhất yêu cầu Bộ trưởng Nội vụ Manuel Valls từ chức – cũng là người đã ký cho phép các cổ động viên của đội Paris Saint Germain tụ họp tại Trocadero vào buổi tối 13/5.

Trong khi đó, chính phủ của đảng Xã hội đưa lý do “thiếu nhân lực” là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc lực lượng an ninh phản ứng chậm trước bạo loạn, và người đã ra lệnh cắt giảm ồ ạt nhân lực an ninh trước đó không ai khác chính là cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy.

Vụ bạo loạn 13/5 đặt thêm gánh nặng về an ninh lên chính phủ của Tổng thống Francois Hollande và Thủ tướng Jean Marc Ayrault – vốn đã đau đầu vì nền kinh tế Pháp chính thức rơi vào suy thoái./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

100 ngày cầm quyền của Tổng thống Pháp Hollande: Không có mật ngọt
100 ngày cầm quyền của Tổng thống Pháp Hollande: Không có mật ngọt

Giành chiến thắng lịch sử, nhưng vị tổng thống mới không thể tận hưởng những ngày “trăng mật” sau bầu cử, bởi tình hình đất nước và kỳ vọng của người dân.

100 ngày cầm quyền của Tổng thống Pháp Hollande: Không có mật ngọt

100 ngày cầm quyền của Tổng thống Pháp Hollande: Không có mật ngọt

Giành chiến thắng lịch sử, nhưng vị tổng thống mới không thể tận hưởng những ngày “trăng mật” sau bầu cử, bởi tình hình đất nước và kỳ vọng của người dân.

Xã hội Pháp rạn nứt vì Luật hôn nhân đồng tính
Xã hội Pháp rạn nứt vì Luật hôn nhân đồng tính

(VOV) - “Quyết định lịch sử” hay “cuộc bỏ phiếu lịch sử” là những từ mà báo chí Pháp đã dùng để chỉ cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội Pháp.

Xã hội Pháp rạn nứt vì Luật hôn nhân đồng tính

Xã hội Pháp rạn nứt vì Luật hôn nhân đồng tính

(VOV) - “Quyết định lịch sử” hay “cuộc bỏ phiếu lịch sử” là những từ mà báo chí Pháp đã dùng để chỉ cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội Pháp.

Áp lực đổi thay đối với Tổng thống Pháp Hollande
Áp lực đổi thay đối với Tổng thống Pháp Hollande

(VOV) - Dân Pháp trông ngóng sự thay đổi lớn từ Tổng thống Hollande. Nhưng họ vẫn chưa được thỏa mãn sau 1 năm ông cầm quyền.

Áp lực đổi thay đối với Tổng thống Pháp Hollande

Áp lực đổi thay đối với Tổng thống Pháp Hollande

(VOV) - Dân Pháp trông ngóng sự thay đổi lớn từ Tổng thống Hollande. Nhưng họ vẫn chưa được thỏa mãn sau 1 năm ông cầm quyền.

Những làn sóng ngầm trong chính trường Pháp
Những làn sóng ngầm trong chính trường Pháp

(VOV) - Khơi mào cho những bất ổn trên chính trường Pháp là sự kiện thành lập đảng mới của Chủ tịch đảng Cấp tiến Jean- Louis Borloo.

Những làn sóng ngầm trong chính trường Pháp

Những làn sóng ngầm trong chính trường Pháp

(VOV) - Khơi mào cho những bất ổn trên chính trường Pháp là sự kiện thành lập đảng mới của Chủ tịch đảng Cấp tiến Jean- Louis Borloo.

2012 - Nước Pháp vật vã tìm kiếm sự thay đổi
2012 - Nước Pháp vật vã tìm kiếm sự thay đổi

(VOV) - Tân Chính phủ của ông Hollande đã thổi một luồng gió mới vào chính trường Pháp với nhiều gương mặt trẻ, gồm cả phái nữ.

2012 - Nước Pháp vật vã tìm kiếm sự thay đổi

2012 - Nước Pháp vật vã tìm kiếm sự thay đổi

(VOV) - Tân Chính phủ của ông Hollande đã thổi một luồng gió mới vào chính trường Pháp với nhiều gương mặt trẻ, gồm cả phái nữ.