Chiến thuật UAV của Nga ở Ukraine lấy kinh nghiệm từ Houthi ở Yemen?

VOV.VN - Chiến thuật của Nga sử dụng UAV tấn công mạng lưới điện của Ukraine có khả năng cao lấy kinh nghiệm từ lối đánh được các bên thân Iran ở Yemen phát triển từ trước đó.

Dấu hiệu đầu tiên của việc Nga sử dụng các máy bay không người lái (UAV) do Iran chế tạo xuất hiện vào tháng 9 vừa qua. Khi ấy, các binh sĩ Ukraine thông báo rằng lần đầu tiên một UAV cảm tử Shahed-136 đã được sử dụng để tấn công các vị trí quân sự ở một khu vực mà quân Ukraine vừa tái chiếm từ tay Nga, gần thành phố Kupyansk. Các tuần sau đó, Nga sử dụng các UAV này để tiến hành một số đợt tấn công các thành phố Ukraine, bao gồm cả Kiev, khiến phương Tây lo ngại rằng các UAV Iran sẽ được xuất khẩu ồ ạt sang Nga để phục vụ mục tiêu chiến tranh.

Houthi cung cấp kinh nghiệm thực địa cho Iran phát triển UAV sát thủ

Iran đã âm thầm phát triển UAV và tên lửa đạn đạo trong nhiều năm. Iran sử dụng các kinh nghiệm chiến sự ở Yemen để phát triển kho vũ khí của mình. Phiến quân Houthi - được cho là bên ủy nhiệm của Iran ở Yemen, đã cung cấp cho Iran kinh nghiệm chiến trường để thử nghiệm các loại vũ khí mới của họ trước các hệ thống phòng không tân tiến.

Và giờ đây, các UAV trên đang được sử dụng trên mặt trận Ukraine cách xa Iran và Yemen hàng ngàn kilomet.

Với sự giúp đỡ của Iran, Houthi đã dần dần giành được quyền kiểm soát hầu hết khu vực Tây Bắc, cũng là vùng đông dân nhất, của Yemen. Vị trí của nhóm Houthi gần biên giới với Saudi Arabia chắc chắn đóng vai trò quan trọng trong quyết định của Iran ủng hộ nhóm nay. Mặt khác, Houthi cũng cung cấp cho Iran các dữ liệu chiến trường có giá trị và phản hồi từ thực tế cho nhân tố cốt lõi trong học thuyết quân sự của Iran - các chương trình UAV và tên lửa đạn đạo.

Các năm trước đây, người ta ít nghe thấy thông tin về việc nhóm Houthi sử dụng các UAV tự sát và tên lửa. Nỗ lực ban đầu của Houthi trong sử dụng các công cụ này là ở mức thô sơ và kém hiệu quả. Lúc đầu Houthi sử dụng các tên lửa phòng không chuyển đổi và tên lửa đạn đạo từ thời Xô viết để đánh vào miền Nam Saudi Arabia. Với sự hỗ trợ từ Iran, giờ đây kho vũ khí của Houthi đã mở rộng nhanh chóng từ chỗ chỉ toàn rocket thông thường thành tên lửa hành trình và UAV.

Lần đầu tiên Houthi sử dụng UAV do Iran chế tạo hoặc thiết kế có thể là vào cuối năm 2016 khi họ sử dụng UAV tự sát Qasef (loại đạn “lảng vảng” trên không) để nhắm vào Saudi Arabia. Kể từ đó, Houthi đã mở rộng dòng UAV này dựa trên các thiết kế của Iran và các bài học thu được trong các cuộc tấn công trước đó để gia tăng tầm bay và độ chính xác của các UAV đó. Các dòng UAV mới, bao gồm Sammad 1, 2 và 3, cũng được tung vào cuộc.

Đánh vào cơ sở hạ tầng và tấn công đồng loạt theo nhiều hướng

Trong số các UAV này có Shahed-136, có thể lần đầu tiên được sử dụng vào năm 2019 để tấn công 2 cơ sở năng lượng của Saudi Arabia. Sau cuộc tấn công chưa từng có tiền lệ nhằm vào cơ sở hạ tầng của Saudi Arabia, người ta phát hiện một UAV có cánh hình tam giác. Houthi gần như không giấu giếm việc mình sử dụng UAV giống loại được sử dụng ở Ukraine, khi UAV này được phô bày trong một cuộc diễu hành ở thành phố cảng Hudaydah của Yemen.

Các UAV này được dẫn đường bằng tọa độ GPS và do đó chỉ có thể tấn công chính xác vào các mục tiêu bất động.

Houthi sử dụng các UAV này để tấn công các cơ sở kinh tế, hậu cần của Saudi Arabia, qua đó làm suy giảm ý chí của đối phương.

Tương tự, Nga hiện nay tiến hành không kích hệ thống điện lực của Ukraine, từ đó gây sức ép lên người Ukraine khi mùa Đông lạnh giá đã tới.

Thông qua xung đột Yemen, Iran đã thu được thông tin có giá trị về cách thức hiệu quả để vượt qua các hệ thống phòng không hiện đại. Bên cạnh chương trình UAV, nhóm Houthi cũng hưởng lợi từ kiến thức chuyên môn của Iran về cả tên lửa đạn đạo lẫn tên lửa hành trình, phát triển các loại vũ khí đã được sử dụng hầu hết bên trong hoặc xuất phát từ Yemen.

Iran và các đồng minh đại diện cho họ ở Yemen đã thử nghiệm vài chiến thuật đối phó với phòng không đa tầng. Cách tối ưu của họ là sử dụng kết hợp cả tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và UAV.

Bằng việc phóng nhiều đầu đạn với các đường bay khác nhau, cả Houthi lẫn Nga đều có thể hy vọng áp đảo hệ thống phòng không đối phương và xuyên thủng cả mạng phòng không tối tân có khả năng ứng phó với một trong ba mối đe dọa nói trên. Cách đánh này đã được Houthi hoàn thiện và sử dụng để tấn công chính xác các mục tiêu ở Saudi Arabia trong năm 2022 và tiến hành cuộc tấn công đầu tiên nhằm vào thủ đô Abu Dhabi của UAE.

Và hiện nay, phương Tây lo ngại Nga sẽ áp dụng chiến thuật này trên quy mô lớn trong thời gian tới, có thể ngay trong mùa Đông năm nay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thổ Nhĩ Kỳ: Xung đột Nga - Ukraine có thể kéo dài hàng chục năm
Thổ Nhĩ Kỳ: Xung đột Nga - Ukraine có thể kéo dài hàng chục năm

VOV.VN - Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ vừa cảnh báo, xung đột vũ trang Nga - Ukraine có nguy cơ kéo dài hàng chục năm nếu không có giải pháp đạt được thông qua đàm phán.

Thổ Nhĩ Kỳ: Xung đột Nga - Ukraine có thể kéo dài hàng chục năm

Thổ Nhĩ Kỳ: Xung đột Nga - Ukraine có thể kéo dài hàng chục năm

VOV.VN - Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ vừa cảnh báo, xung đột vũ trang Nga - Ukraine có nguy cơ kéo dài hàng chục năm nếu không có giải pháp đạt được thông qua đàm phán.

Phương Tây nhận định nhầm về năng lực quốc phòng Nga ở Ukraine?
Phương Tây nhận định nhầm về năng lực quốc phòng Nga ở Ukraine?

VOV.VN - Cả phương Tây và Ukraine đã có những nhận định không sát thực tế về kho vũ khí và năng lực công nghiệp quốc phòng của Nga. Trong khi đó, dường như Nga đã chuẩn bị khá kỹ trong nhiều năm cho “chiến dịch quân sự đặc biệt” của họ.

Phương Tây nhận định nhầm về năng lực quốc phòng Nga ở Ukraine?

Phương Tây nhận định nhầm về năng lực quốc phòng Nga ở Ukraine?

VOV.VN - Cả phương Tây và Ukraine đã có những nhận định không sát thực tế về kho vũ khí và năng lực công nghiệp quốc phòng của Nga. Trong khi đó, dường như Nga đã chuẩn bị khá kỹ trong nhiều năm cho “chiến dịch quân sự đặc biệt” của họ.

Bí ẩn vụ tên lửa rơi ở Ba Lan: Ukraine muốn bảo vệ vùng tiếp tế ở phía Tây?
Bí ẩn vụ tên lửa rơi ở Ba Lan: Ukraine muốn bảo vệ vùng tiếp tế ở phía Tây?

VOV.VN - Trong khi Ba Lan, Mỹ và NATO đều khẳng định tên lửa rơi ở Ba Lan không phải do Nga phóng thì Ukraine vẫn một mực cho rằng Nga đứng đằng sau vụ phóng đó. Phải chăng Ukraine đang mong thiết lập vùng cấm bay để bảo vệ vùng tiếp tế ở phía Tây nước này?

Bí ẩn vụ tên lửa rơi ở Ba Lan: Ukraine muốn bảo vệ vùng tiếp tế ở phía Tây?

Bí ẩn vụ tên lửa rơi ở Ba Lan: Ukraine muốn bảo vệ vùng tiếp tế ở phía Tây?

VOV.VN - Trong khi Ba Lan, Mỹ và NATO đều khẳng định tên lửa rơi ở Ba Lan không phải do Nga phóng thì Ukraine vẫn một mực cho rằng Nga đứng đằng sau vụ phóng đó. Phải chăng Ukraine đang mong thiết lập vùng cấm bay để bảo vệ vùng tiếp tế ở phía Tây nước này?

Đức sẽ phát triển vũ khí hạt nhân trong bối cảnh xung đột Ukraine?
Đức sẽ phát triển vũ khí hạt nhân trong bối cảnh xung đột Ukraine?

VOV.VN - Môi trường địa chiến lược thay đổi, đặc biệt là xung đột Ukraine, đã khiến Đức phải tái định hướng chiến lược của mình và tranh luận trong nội bộ về vấn đề phát triển vũ khí chiến lược, tạo răn đe hạt nhân...

Đức sẽ phát triển vũ khí hạt nhân trong bối cảnh xung đột Ukraine?

Đức sẽ phát triển vũ khí hạt nhân trong bối cảnh xung đột Ukraine?

VOV.VN - Môi trường địa chiến lược thay đổi, đặc biệt là xung đột Ukraine, đã khiến Đức phải tái định hướng chiến lược của mình và tranh luận trong nội bộ về vấn đề phát triển vũ khí chiến lược, tạo răn đe hạt nhân...

Sự lợi hại không ngờ của UAV cảm tử Iran sau khi được Nga cải tiến
Sự lợi hại không ngờ của UAV cảm tử Iran sau khi được Nga cải tiến

VOV.VN - Dù giá rẻ, UAV cảm tử của Iran tỏ ra rất lợi hại trong thực chiến. Khi trải qua sự chỉnh sửa, cải tiến của Nga (phiên bản Geran-2), UAV đó càng nguy hiểm hơn nhiều.

Sự lợi hại không ngờ của UAV cảm tử Iran sau khi được Nga cải tiến

Sự lợi hại không ngờ của UAV cảm tử Iran sau khi được Nga cải tiến

VOV.VN - Dù giá rẻ, UAV cảm tử của Iran tỏ ra rất lợi hại trong thực chiến. Khi trải qua sự chỉnh sửa, cải tiến của Nga (phiên bản Geran-2), UAV đó càng nguy hiểm hơn nhiều.

Iran tuyên bố tên lửa siêu thanh có thể tới Tel Aviv (Israel) trong 7 phút
Iran tuyên bố tên lửa siêu thanh có thể tới Tel Aviv (Israel) trong 7 phút

VOV.VN - Các cơ quan truyền thông Iran có mối liên hệ với Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo đang đe dọa tiến hành tấn công Israel bằng tên lửa siêu thanh trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa 2 nước đối địch này.

Iran tuyên bố tên lửa siêu thanh có thể tới Tel Aviv (Israel) trong 7 phút

Iran tuyên bố tên lửa siêu thanh có thể tới Tel Aviv (Israel) trong 7 phút

VOV.VN - Các cơ quan truyền thông Iran có mối liên hệ với Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo đang đe dọa tiến hành tấn công Israel bằng tên lửa siêu thanh trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa 2 nước đối địch này.

Mỹ đánh cược vào hệ thống NASAMS để bảo vệ Ukraine trước UAV Nga
Mỹ đánh cược vào hệ thống NASAMS để bảo vệ Ukraine trước UAV Nga

VOV.VN - Chính quyền Tổng thống Mỹ Biden viện trợ cho Ukraine hệ thống phòng không NASAMS tuy đắt tiền nhưng chưa chứng minh được nhiều trên thực địa. Họ đánh cược vào hệ thống này, cho rằng thế là đủ để đối đầu với các cuộc không kích của Nga.

Mỹ đánh cược vào hệ thống NASAMS để bảo vệ Ukraine trước UAV Nga

Mỹ đánh cược vào hệ thống NASAMS để bảo vệ Ukraine trước UAV Nga

VOV.VN - Chính quyền Tổng thống Mỹ Biden viện trợ cho Ukraine hệ thống phòng không NASAMS tuy đắt tiền nhưng chưa chứng minh được nhiều trên thực địa. Họ đánh cược vào hệ thống này, cho rằng thế là đủ để đối đầu với các cuộc không kích của Nga.

Ukraine đối phó thế nào nếu Nga tiếp nhận hàng loạt UAV và tên lửa mới từ Iran?
Ukraine đối phó thế nào nếu Nga tiếp nhận hàng loạt UAV và tên lửa mới từ Iran?

VOV.VN - Giới chức một nước phương Tây chuyên theo dõi chương trình vũ khí của Iran đã nói với đài CNN rằng Iran sắp gửi xấp xỉ 1.000 vũ khí mới cho Nga, trong đó có tên lửa đạn đạo tầm ngắn và UAV tấn công.

Ukraine đối phó thế nào nếu Nga tiếp nhận hàng loạt UAV và tên lửa mới từ Iran?

Ukraine đối phó thế nào nếu Nga tiếp nhận hàng loạt UAV và tên lửa mới từ Iran?

VOV.VN - Giới chức một nước phương Tây chuyên theo dõi chương trình vũ khí của Iran đã nói với đài CNN rằng Iran sắp gửi xấp xỉ 1.000 vũ khí mới cho Nga, trong đó có tên lửa đạn đạo tầm ngắn và UAV tấn công.