Đại học tư nhân - Vấn đề của giáo dục đại học ở Nhật Bản

VOV.VN - Nhiều trường đại học tư Nhật Bản đang trong tình cảnh khó khăn về tài chính do không có khả năng để thu hút đủ lượng sinh viên.

Tầm quan trọng của giáo dục bậc đại học đối với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là điều đã được khẳng định và vai trò này đang ngày càng gia tăng trong bối cảnh những biến đổi về toàn cầu hóa, dân số và công nghệ tác động đến các nền kinh tế.

Điều này càng quan trọng với Nhật Bản, quốc gia vốn đã đối mặt với những biến động chưa từng có, cả do quy luật tự nhiên và do con người, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, xã hội và tinh thần dân tộc của Nhật Bản. 

Học sinh nước ngoài ở Nhật Bản 

Trở lại nắm quyền năm 2012, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đưa ra chính sách kinh tế với tên gọi “Abenomics” - Kinh tế học Abe, nhằm phục hồi nền kinh tế với ba trọng tâm cải cách là tiền tệ, tài khóa và cơ cấu. Tuy nhiên, hai trọng tâm về chính sách tiền tệ và tài khóa đã ít cho thấy sự hiệu quả và những người ủng hộ chính sách này của Thủ tướng Nhật Bản đang trông chờ vào trọng tâm cải cách còn lại: Cải cách về cơ cấu, bao gồm những thay đổi về các quy tắc thị trường lao động và doanh nghiệp, cũng như sự chú trọng vào cải thiện tính cạnh tranh quốc tế. Trong cải thiện tính cạnh tranh, Nhật Bản cần cải thiện chất lượng của giáo dục đại học, hiện đã tụt hậu so với Mỹ và các đối tác ở châu Âu.

Tuy nhiên, làm thế nào để cải thiện giáo dục đại học ở Nhật Bản, đã trở thành một nhiệm vụ khó khăn trong bối cảnh cơ cấu dân số thay đổi và sự khắt khe trong quan điểm tài khóa của Chính phủ.

Mặc dù hàng loạt sáng kiến như liên kết các đại học quốc gia, thiết lập một hệ thống đánh giá tiêu chuẩn, mở rộng phân bổ nguồn lực cạnh tranh, thúc đẩy quá trình quốc tế hóa… đã có hiệu lực, nhưng những sáng kiến này không phải khi nào cũng có tác động tích cực đến các trường đại học tư nhân, bộ phận vốn đã đối mặt với khó khăn do sự cắt giảm hỗ trợ tài chính kéo dài từ Chính phủ.

Bên cạnh đó, dường như quá trình toàn cầu hóa cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự đi xuống của môi trường giáo dục, khi mà các trường đại học đang quan tâm tới vấn đề số lượng nhiều hơn thay vì chú trọng vào chất lượng đầu vào.

Nhà xã hội học nổi tiếng của Nhật Bản, Kariya Takhiko mô tả thực trạng giáo dục đại học của Nhật Bản hiện tại như là “căn bệnh Nhật Bản” và cảnh báo rằng “ngoại trừ một số ít các trường đại học hàng đầu, vào đại học không còn có tính cạnh tranh cao và sinh viên đã đánh mất động lực học tập”. Nhiều trường đại học tư đang trong tình cảnh khó khăn về tài chính do không có khả năng để thu hút đủ lượng sinh viên.

Theo Gregory Clark, cựu Chủ tịch Đại học Tama, các trường đại học tư ở Nhật Bản cần phải đảm bảo được số lượng sinh viên nhất định để họ có thể tồn tại như một thực thể kinh tế. Tuy nhiên, trong năm 2013 có gần một nửa trường đại học tư nhân hệ 4 năm không thể tuyển sinh đủ sinh viên theo chỉ tiêu. Vấn đề càng phức tạp đối với Nhật Bản khi có một thực tế là số lượng trường tư lại chiếm hơn 75% và trong hơn một thập kỷ qua, rất nhiều trường cao đẳng công lập đã được tái cơ cấu thành các trường đại học hệ 4 năm.

Một chiến lược chung của các trường tư nhân nhằm tránh tình trạng phá sản và duy trì tài chính cần thiết là tuyển sinh sinh viên nước ngoài, chủ yếu từ Trung Quốc và các khu vực khác của châu Á. Chiến lược này phù hợp với “Chương trình 300.000 sinh viên quốc tế” của Chính phủ Nhật Bản, với mục tiêu tuyển 300.000 sinh viên quốc tế vào năm 2020.

Do các trường đại học coi những sinh viên nước ngoài là nền tảng để tồn tại, nên nhiều trường đang nỗ lực để tăng cường các dịch vụ cho sinh viên quốc tế, như cung cấp các khóa học tiếng Nhật, hỗ trợ cho các vấn đề cuộc sống hàng ngày, và giúp đỡ tìm kiếm chỗ ở và việc làm ở Nhật Bản. Như vậy, sinh viên là khách hàng của các trường đại học và giáo dục đại học là một ngành công nghiệp.

Tuy nhiên, sự chú trọng vào số lượng sinh viên đồng nghĩa với việc vấn đề học thuật có thể không còn là ưu tiên hàng đầu. Hầu hết các trường đại học tư nhân ở Nhật Bản thường không yêu cầu cao đối với các sinh viên khi họ mới nhập học. Khi mới bước vào đại học, sinh viên không học mà thay vào đó là chơi.

Một số “cách thức điều trị” hiện tại đối với “căn bệnh Nhật Bản” là các chương trình giáo dục đặc biệt, bao gồm giáo dục “điều trị” cho các sinh viên người Nhật Bản và đào tạo đặc biệt về tiếng Nhật cho các sinh viên nước ngoài. Chương trình đào tạo cũng nhằm giúp thúc đẩy tính độc lập của sinh viên mới trong học tập và khuyến khích họ hòa nhập vào cuộc sống ở môi trường đại học.

Những chỉ dẫn đặc biệt liên quan đến tất cả các khía cạnh của cuộc sống trường đại học, bao gồm đăng ký lớp, tạo uy tín, nộp đơn xin hỗ trợ tài chính, thực tập, yêu cầu tìm việc làm… Trọng tâm của những biện pháp này nhằm cổ vũ sinh viên giành nhiều công sức và nỗ lực hơn cho nhiệm vụ học tập.

Hiệu quả của những biện pháp trên có thể còn quá sớm để có thể được kiểm chứng, nhưng theo Takamitsu Sawa, Chủ tịch Đại học Shiga, khẳng định rằng đa số sinh viên nước ngoài theo đuổi các chương trình đại học hoặc nghề ở Nhật Bản đang được áp dụng các biện pháp như ở trên bởi vì họ đã không đủ điều kiện để tham gia giáo dục đại học của chính đất nước họ. Điều này càng khiến cho sự tranh cãi càng gia tăng về việc các trường đại học không đủ năng lực tài chính sẽ có thể chấp nhận sinh viên bất chấp thành tích học tập miễn họ có thể chi trả học phí.

Trong khi những thay đổi về kinh tế và dân số rõ ràng là vượt tầm kiểm soát của các trường đại học, thì cần phải có những nỗ lực ở trên tất cả các mặt để ngăn chặn sự sụt giảm nghiêm trọng về chất lượng giáo dục, nhằm giải quyết các vấn đề mà các trường đại học tư nhân ở Nhật Bản đang phải đối mặt./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thượng viện Anh thông qua kế hoạch tăng học phí đại học
Thượng viện Anh thông qua kế hoạch tăng học phí đại học

Theo đó, các trường đại học ở Anh được phép tăng học phí từ 3.200 bảng (tương đương 5.047 USD) hiện nay lên 6.000 bảng và có trường tới 9.000 bảng/năm.

Thượng viện Anh thông qua kế hoạch tăng học phí đại học

Thượng viện Anh thông qua kế hoạch tăng học phí đại học

Theo đó, các trường đại học ở Anh được phép tăng học phí từ 3.200 bảng (tương đương 5.047 USD) hiện nay lên 6.000 bảng và có trường tới 9.000 bảng/năm.

Con trai Bạc Hy Lai tốt nghiệp Đại học Harvard
Con trai Bạc Hy Lai tốt nghiệp Đại học Harvard

Bạc Qua Qua, 24 tuổi đã có mặt tại buổi lễ trao bằng tốt nghiệp của trường Đại học quản lý hành chính công Harvard Kennedy, Mỹ.

Con trai Bạc Hy Lai tốt nghiệp Đại học Harvard

Con trai Bạc Hy Lai tốt nghiệp Đại học Harvard

Bạc Qua Qua, 24 tuổi đã có mặt tại buổi lễ trao bằng tốt nghiệp của trường Đại học quản lý hành chính công Harvard Kennedy, Mỹ.

Xả súng tại Đại học Công nghệ Virginia
Xả súng tại Đại học Công nghệ Virginia

Một sĩ quan cảnh sát đã thiệt mạng và xác nạn nhân thứ hai được phát hiện tại một bãi đỗ xe gần đó.  

Xả súng tại Đại học Công nghệ Virginia

Xả súng tại Đại học Công nghệ Virginia

Một sĩ quan cảnh sát đã thiệt mạng và xác nạn nhân thứ hai được phát hiện tại một bãi đỗ xe gần đó.  

Một trường đại học Anh bán bằng rởm cho sinh viên nước ngoài
Một trường đại học Anh bán bằng rởm cho sinh viên nước ngoài

Việc bán bằng rởm cho các sinh viên nước ngoài để giúp họ kéo dài thời gian ở lại Anh quốc và rất có thể trong số này có những đối tượng liên quan đến các hoạt động khủng bố

Một trường đại học Anh bán bằng rởm cho sinh viên nước ngoài

Một trường đại học Anh bán bằng rởm cho sinh viên nước ngoài

Việc bán bằng rởm cho các sinh viên nước ngoài để giúp họ kéo dài thời gian ở lại Anh quốc và rất có thể trong số này có những đối tượng liên quan đến các hoạt động khủng bố

Đại học quốc gia Moscow bốc cháy
Đại học quốc gia Moscow bốc cháy

Theo điều tra ban đầu, một căn phòng trên tầng 18 đã bốc cháy và ngọn lửa nhan chóng bao trùm diện tích 20m2.

Đại học quốc gia Moscow bốc cháy

Đại học quốc gia Moscow bốc cháy

Theo điều tra ban đầu, một căn phòng trên tầng 18 đã bốc cháy và ngọn lửa nhan chóng bao trùm diện tích 20m2.

Các trường đại học Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới
Các trường đại học Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới

VOV.VN - Mỹ có tới 17 trường trong top 20.

Các trường đại học Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới

Các trường đại học Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới

VOV.VN - Mỹ có tới 17 trường trong top 20.