Hội nghị thượng đỉnh EU sẽ thảo luận nhiều vấn đề nóng

VOV.VN - Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) diễn ra trong hai ngày 26 và 27/10, tại Brussels, Bỉ. Tại hội nghị lần này, các nhà lãnh đạo EU thảo luận về những vấn đề “nóng” của khối.

Trong đó phải kể đến căng thẳng giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas, cuộc xung đột đang diễn ra giữa Nga-Ukraine, nỗ lực hỗ trợ cho Kiev, cũng như các vấn đề kinh tế, di cư và an ninh, quốc phòng của EU.

Hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra trong bối cảnh, các quốc gia thành viên EU thời gian gần đây, đang đứng trước lo ngại cao độ sau các vụ tấn công và hàng loạt lời đe dọa khủng bố, cũng như những bất đồng liên quan đến việc giải quyết khủng hoảng di cư. Những vấn đề này sẽ được các nhà lãnh đạo EU đề cập ra sao tại hội nghị thượng đỉnh EU đang diễn ra ở Brussels.

Nội dung của Hội nghị thượng đỉnh EU

Trong thời gian vừa qua, Liên minh Châu Âu đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề nhức nhối ảnh hưởng trực tiếp đến khối 27 cả trong lẫn ngoài.

Đầu tiên cuộc xung đột Israel-Hamas đang diễn biến phức tạp. EU lo sợ việc căng thẳng leo thang tại Trung Đông sẽ ảnh hưởng đến an ninh của khối. Thế nên việc cấp bách bây giờ đó là tìm ra được một giải pháp khả thi đối với vấn đề này. Nhưng cho đến nay, các nước thành viên khối 27 vẫn đang vấp phải những bất đồng trong việc thống nhất ý kiến. Chỉ riêng vấn đề viện trợ nhân đạo cho người dân Dải Gaza cũng đang gây tranh cãi trong nội bộ EU.

Sau chuyến thăm Israel, Tổng thống Pháp cho rằng cần phải tạm dừng viện trợ nhân đạo ở Gaza để giúp đỡ người dân, trong khi Đức kêu gọi thiết lập "các cửa sổ nhân đạo", phía các nước như Ireland yêu cầu "lệnh ngừng bắn nhân đạo" hay như Áo, Cộng hòa Séc kiên quyết ủng hộ Israel. Mặc dù các khái niệm chỉ hơi khác biệt nhưng ở mức độ quốc gia, điều này có ý nghĩa to lớn khi thể hiện quan điểm của từng nước thành viên. Bài toán lớn nhất của EU lúc này có lẽ không phải là việc tìm ra giải pháp cho vấn đề xung đột mà tập trung vào việc thống nhất ý kiến. Việc không thống nhất được một tiếng nói chung sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của khối 27 về cuộc xung đột Israel – Hamas nói riêng và trên các diễn đàn quốc tế nói chung.

Ngoài ra, một vấn đề nữa cần được đưa ra thảo luận tại cuộc họp lần này, đó là việc mở rộng Liên minh Châu Âu và kết nạp thêm các thành viên mới. Ukraine và Moldova, đã trở thành ứng cử viên của Liên minh Châu Âu từ hơn một năm nay. Đã đến lúc, EU cần công bố một lộ trình cụ thể hoặc ít nhất là đưa ra một phương hướng xác thực cho quá trình kết nạp của 2 nước này vào Liên minh Châu Âu. Vấn đề viện trợ cho Ukraine có lẽ cũng cần phải thảo luận lại bởi Robert Fico, tân Thủ tướng Slovakia cho biết ông sẽ không cấp viện trợ quân sự mới cho Ukraine trong thời gian tới.

Không dừng lại ở đấy, vấn đề về di cư cũng là một điểm nóng của hội nghị khối 27. Cuộc khủng hoảng ở đảo Lampedusa, Italy hiện vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu. EU mới chỉ dừng lại ở việc thống nhất ý kiến về Hiệp ước tị nạn và di cư. Từ bước thống nhất cho đến việc đạt được sự đồng thuận của tất các các nước thành viên là cả một quá trình dài chưa có hồi kết.

Tuy Hiệp định về di cư và tị nạn được đánh giá hoàn hảo về mặt lý thuyết, song trên thực tế, các nước EU khó tìm được tiếng nói chung về chia sẻ gánh nặng, hay việc mở hành lang cho người nhập cư hợp pháp. Đó là lý do Ba Lan và Hungary vẫn phản đối và bỏ phiếu chống, trong khi Cộng hòa Séc, Slovakia và Áo bỏ phiếu trắng đối với Hiệp định.

Một vấn đề nổi trội không kém, đó là các câu hỏi về ngân sách. Vào tháng 6 vừa qua, Ủy ban Châu Âu đã yêu cầu các quốc gia thành viên đóng góp thêm tổng cộng 66 tỷ euro cho ngân sách khối. Đối với một số nước có thu nhập "thấp", đây là con số không hề nhỏ. Và điều này cũng có thể khơi dậy các cuộc tranh luận tại lần gặp mặt này. 

Khủng hoảng di cư

Đây là một vấn đề nóng bỏng của EU vào lúc này. Tại hội nghị thượng đỉnh không chính thức của EU ngày 6/10 vừa qua, nội dung Hiệp định về di cư và tị nạn đã không được đưa vào tuyên bố chung do còn nhiều chia rẽ giữa các nước thành viên. Ba Lan và Hungary chỉ trích rằng các quyết định về di cư giữa các nước EU được đưa ra bởi quy tắc đa số đủ điều kiện chứ không phải nguyên tắc đồng thuận. 

Thủ tướng Hungary Viktor Orban mô tả việc bắt buộc các quốc gia thành viên EU phải tiếp nhận một phần người di cư hoặc phải trả tiền là "hành động cưỡng bức hợp pháp". Trước các phản ứng này, việc đạt được sự phê duyệt của các nước thành viên khối 27 về Hiệp định về di cư và tị nạn có lẽ vẫn còn xa vời.

Ngoài ra, cho đến nay, rào cản lớn nhất để đạt được tiếng nói chung về vấn đề di cư của EU nằm ở hai vấn đề chính. Thứ nhất, đây là một vấn đề nhạy cảm rất khó mở lời. Người dân các quốc gia đang gặp khó khăn về kinh tế cảm thấy lo ngại về việc phải tiếp nhận và chi trả hàng đống tiền cho người di cư. Điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ phải đóng góp nhiều hơn và nhận lại ít hơn trong bối cảnh giá cả leo thang.

Mặt khác, vị trí địa lý của các quốc gia thành viên khác nhau khiến gánh nặng di cư đối với từng nước là khác nhau. Các quốc gia cửa ngõ của Liên minh Châu Âu sẽ luôn phải chịu áp lực đến từ dòng người di cư cụ thể là các nước liên quan đến Địa Trung Hải như Tây Ban Nha, Italy, Hy Lạp hay các cửa ngõ phía đông như Ba Lan, Romania hay Bulgaria.

Trong khi các quốc gia còn lại sẽ nhẹ gánh hơn khi chỉ phải tiếp đón dòng người di cư đã qua chọn lọc hoặc chỉ phải đóng góp một khoản tiền mà không cần chịu bất cứ vấn đề nào liên quan đến di cư hay tị nạn như bất ổn an ninh, áp lực xã hội…Trên thực tế, vấn đề di cư đã là ưu tiên hàng đầu của tất cả các chính sách an ninh châu Âu trong hơn một thập niên qua, nhưng không thể áp dụng được do tầm nhìn khác nhau của các quốc gia trong việc kiểm soát tình trạng này.

Với việc ông Robert Fico, tân Thủ tướng Slovakia tham dự vào hội nghị Châu Âu lần này, vấn đề khủng hoảng di cư có thể sẽ được đem ra thảo luận lại hoặc thậm chí đi theo một hướng mới trong trường hợp ông Fico sẽ tham gia phản đối cùng với Ba Lan và Hungary. Việc này có thể kéo theo sự ủng hộ của Cộng hòa Séc và Áo dẫn đến làn sóng phản đối có sức nặng tại phiên thảo luận lần này. Tuy nhiên, dù trong trường hợp ông Fico không phản đối thì việc tiếp tục bàn bạc để có thể hoàn thiện thể chế và nhanh chóng tìm ra một giải pháp thiết thực cho cuộc khủng hoảng ở Lampedusa vẫn là ưu tiên hàng đầu của các nhà lãnh đạo EU trong lần gặp mặt này.

Thượng đỉnh EU-Mỹ: Đoàn kết đan xen bất đồng

VOV.VN - Một trong những sự kiện nổi bật trong tuần là Hội nghị thượng đỉnh Mỹ -EU diễn ra tại Washington, Mỹ. Đây là lần đầu tiên sau hơn 2 năm, các nhà lãnh đạo cấp cao của hai bên gặp nhau trong bối cảnh vẫn tồn tại nhiều bất đồng, rạn nứt; cũng là Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-EU lần thứ hai dưới thời chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Liệu hội nghị có tạo ra sự đột phá

Vấn đề di cư có lẽ sẽ không có quá nhiều đột phá bởi thứ nhất là do các bất đồng về mặt địa lý, sẽ luôn có quốc gia phải chịu thiệt hoặc cảm thấy không công bằng về những chính sách của khối. Ngoài ra, nội bộ EU hiện vẫn còn một số bất đồng liên quan đến vấn đề này như trường hợp của Italy và Đức hồi tháng 9 vừa qua, thế nên nhìn một cách tổng thể, chưa có bất cứ tín hiệu nào báo hiệu sẽ có sự đột phá trong lần gặp mặt này. Nếu tân Thủ tướng Slovakia, ông Robert Fico cũng ủng hộ chính sách của khối về di cư thì nhiều khả năng EU sẽ có thể rút ngắn khá nhiều thời gian trong việc phê duyệt Hiệp định về tị nạn và di cư của khối.

Liên quan đến vấn đề lộ trình gia nhập của 2 ứng viên Ukraine và Moldova, nhiều khả năng việc kết nạp của 2 nước này sẽ chỉ diễn ra trong thời gian vài năm tới. Bởi cho đến nay, cả 2 nước trên vẫn chưa đạt được yêu cầu của EU về vấn đề kinh tế và chính trị cũng như khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình trong hệ thống Liên minh Châu Âu. Bất kể nội dung của cuộc thảo luận tại các phiên họp Hội đồng Châu Âu sắp tới là gì, điều tốt nhất mà Ukraine và Moldova có thể mong chờ đó là một lộ trình cụ thể cho việc hội nhập.  

Theo các chuyên gia, nhiều khả năng phiên họp lần này sẽ đạt được sự thống nhất của EU về vấn cứu trợ nhân đạo tại dải Gaza. Mặc dù còn tồn tại một số bất đồng nhưng nhìn một cách tổng thể, sự khác biệt trong khối 27 là không nhiều. Hơn thế nữa, vấn đền xung đột Israel – Hamas cũng là vấn đề nóng nhất có ảnh hưởng trực tiếp đến EU cũng như thu hút sự quan tâm của cả khối 27 trong thời gian gần đây.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thượng đỉnh EU-Mỹ: Đoàn kết đan xen bất đồng
Thượng đỉnh EU-Mỹ: Đoàn kết đan xen bất đồng

VOV.VN - Một trong những sự kiện nổi bật trong tuần là Hội nghị thượng đỉnh Mỹ -EU diễn ra tại Washington, Mỹ. Đây là lần đầu tiên sau hơn 2 năm, các nhà lãnh đạo cấp cao của hai bên gặp nhau trong bối cảnh vẫn tồn tại nhiều bất đồng, rạn nứt; cũng là Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-EU lần thứ hai dưới thời chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Thượng đỉnh EU-Mỹ: Đoàn kết đan xen bất đồng

Thượng đỉnh EU-Mỹ: Đoàn kết đan xen bất đồng

VOV.VN - Một trong những sự kiện nổi bật trong tuần là Hội nghị thượng đỉnh Mỹ -EU diễn ra tại Washington, Mỹ. Đây là lần đầu tiên sau hơn 2 năm, các nhà lãnh đạo cấp cao của hai bên gặp nhau trong bối cảnh vẫn tồn tại nhiều bất đồng, rạn nứt; cũng là Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-EU lần thứ hai dưới thời chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Thượng đỉnh Mỹ - EU trong bối cảnh xung đột vũ trang leo thang
Thượng đỉnh Mỹ - EU trong bối cảnh xung đột vũ trang leo thang

VOV.VN - Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh vào ngày mai (20/10), tại Washington, Mỹ. Đây là lần đầu tiên sau hơn 2 năm, các nhà lãnh đạo cấp cao của Mỹ và EU gặp nhau trong bối cảnh hai bên đang có những dấu hiệu rạn nứt.

Thượng đỉnh Mỹ - EU trong bối cảnh xung đột vũ trang leo thang

Thượng đỉnh Mỹ - EU trong bối cảnh xung đột vũ trang leo thang

VOV.VN - Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh vào ngày mai (20/10), tại Washington, Mỹ. Đây là lần đầu tiên sau hơn 2 năm, các nhà lãnh đạo cấp cao của Mỹ và EU gặp nhau trong bối cảnh hai bên đang có những dấu hiệu rạn nứt.

EU khẳng định 2 nhà nước là giải pháp duy nhất cho hoà bình Israel-Palestine
EU khẳng định 2 nhà nước là giải pháp duy nhất cho hoà bình Israel-Palestine

VOV.VN - Cao uỷ phụ trách an ninh và đối ngoại châu Âu, ông Josep Borrell hôm qua (10/10) nhấn mạnh “giải pháp 2 nhà nước là con đường duy nhất cho nền hoà bình giữa Israel và Palestine”.

EU khẳng định 2 nhà nước là giải pháp duy nhất cho hoà bình Israel-Palestine

EU khẳng định 2 nhà nước là giải pháp duy nhất cho hoà bình Israel-Palestine

VOV.VN - Cao uỷ phụ trách an ninh và đối ngoại châu Âu, ông Josep Borrell hôm qua (10/10) nhấn mạnh “giải pháp 2 nhà nước là con đường duy nhất cho nền hoà bình giữa Israel và Palestine”.

EU phủ định việc đóng băng viện trợ cho Palestine sau vụ tấn công của Hamas
EU phủ định việc đóng băng viện trợ cho Palestine sau vụ tấn công của Hamas

VOV.VN - EU đã đính chính thông tin Uỷ viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng và láng giềng ông Oliver Varhelyi cho biết khối này sẽ tạm dừng tất cả các khoản viện trợ phát triển dành cho Palestine trong năm 2023

EU phủ định việc đóng băng viện trợ cho Palestine sau vụ tấn công của Hamas

EU phủ định việc đóng băng viện trợ cho Palestine sau vụ tấn công của Hamas

VOV.VN - EU đã đính chính thông tin Uỷ viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng và láng giềng ông Oliver Varhelyi cho biết khối này sẽ tạm dừng tất cả các khoản viện trợ phát triển dành cho Palestine trong năm 2023