Hong Kong gìn giữ tiếng mẹ đẻ trước tiếng Trung Quốc phổ thông

VOV.VN - Tiếng Quảng Đông là tiếng mẹ đẻ của đặc khu hành chính Hong Kong nhưng ngôn ngữ này vấp phải áp lực lớn từ tiếng Trung Quốc phổ thông (Quan thoại).

Trong một đoạn video gần đây, bà Claudi Mo, thành viên Hội đồng Lập pháp Hong Kong (Trung Quốc), phát biểu như sau: “Người ta nói rằng nếu bạn muốn xóa sổ một thành phố, bạn hãy loại bỏ ngôn ngữ của nó”. Bà Mo ám chỉ thực tế là trong những năm gần đây, các bản tin truyền hình buổi tối của Hong Kong được phát sóng bằng tiếng Quan thoại – ngôn ngữ phổ thông quốc gia của Trung Quốc, dù rằng đa số người dân Hong Kong nói tiếng Quảng Đông [với tư cách là tiếng mẹ đẻ].

Hình ảnh minh họa về một em bé Hong Kong băn khoăn lựa chọn giữa trường dạy tiếng Quảng Đông (biểu tượng bên trái) và trường dạy tiếng phổ thông Trung Quốc. Ảnh: Topschools.

Kể từ khi Hong Kong (Hương Cảng) quay trở về dưới sự kiểm soát của chính quyền trung ương Trung Quốc vào năm 1997, tầm quan trọng của tiếng Hán phổ thông ở đặc khu hành chính này đã gia tăng đáng kể do sự liên thông ngày càng lớn giữa Hong Kong và đại lục Trung Quốc.

Tính từ tháng 7/1997, trung bình 150 người dân Đại lục Trung Hoa di cư sang Hong Kong mỗi ngày. Với nền kinh tế và dân số lớn của Đại lục Trung Quốc, việc nói được tiếng Quan thoại đã trở thành một điều kiện khi xin việc làm liên quan đến tài chính, thương mại và du lịch.

Tiếng Hán phổ thông ngày càng có ưu thế

Năm 1996, báo cáo cho hay chỉ có 65.892 cư dân Hong Kong nói tiếng mẹ đẻ là tiếng Quan thoại. Hai mươi năm sau, vào năm 2016, con số này tăng lên thành 131.406 cư dân – tăng 99,4%. Điều này đã gây đau đầu cho ngành giáo dục Hong Kong. Nhiều bậc cha mẹ tranh luận với nhau nên đưa con tới học ở trường dạy bằng tiếng Hán phổ thông hay tiếng Quảng Đông.

Hiện khoảng 70% trường tiểu học Hong Kong sử dụng tiếng Quan thoại làm ngôn ngữ giảng dạy và có tin tức cho hay các đoạn video sử dụng trong các lớp học này cổ xúy cho tiếng Quan thoại và hạ thấp tiếng Quảng Đông. Đó là vì ở Hong Kong, tiếng Quan thoại dần dần được xem là ngôn ngữ hữu ích hơn tiếng Quảng Đông.

Maria Wang, một bà mẹ Hong Kong với tiếng mẹ đẻ là tiếng Quảng Đông và có 3 đứa con, đã quyết định cho các con gái của mình tới học ở một trường quốc tế Trung Quốc nơi các cháu chỉ nói tiếng Trung Quốc phổ thông hoặc tiếng Anh.

Một bài báo trên trang Quartz trích dẫn lời chị Wang cho biết “người nói tiếng Quan thoại có thể viết tiếng Trung Quốc tốt hơn” và đề cập rằng “có nhiều mối quan hệ làm việc với Trung Quốc hiện nay”.

Suy nghĩ của chị Wang lặp lại quan điểm của Kevin Yeung Yun-hung, người đứng đầu ngành giáo dục Hong Kong. Trong một chương trình phát thanh, Kevin đã gây tranh cãi khi cho rằng các chuyên gia nên xem xét liệu có nên dạy ngôn ngữ Trung Quốc bằng tiếng Quan thoại hay không. Ông Kevin nói thêm rằng “sự phát triển của phong trào học tiếng Trung trên toàn cầu trong tương lai sẽ phụ thuộc chủ yếu vào tiếng Quan thoại”.

Phát biểu của ông Kevin là để đáp lại một bài báo đầu năm 2018 của một cựu quan chức Ủy ban Ngôn ngữ Quốc gia Trung Quốc. Bài báo cho rằng ngôn ngữ chính thức của thành phố Hong Kong nên là tiếng Quan thoại vì đó là “ngôn ngữ chung của dân tộc Hán”.

Bình luận của ông Kevin có thể không được đa số cư dân Hong Kong tiếp nhận. Tuy nhiên điều ông ta nói là dựa trên thực tế - ngày nay, tiếng Quan thoại là ngôn ngữ được nói và sử dụng nhiều nhất trong số các thứ tiếng của Trung Quốc.

Thực tế không có một ngôn ngữ Trung Quốc duy nhất. Tiếng Trung là một tập hợp nhiều phương ngữ khác nhau được nói ở các tỉnh của Trung Quốc. Trong số này, nhiều thứ tiếng khác hẳn nhau đến mức người nói tiếng này không hiểu được người nói tiếng kia. Điều này khiến việc quản lý một quốc gia rộng lớn như Trung Quốc trở nên khó khăn.

Do vậy, vào năm 1909 chính quyền quốc gia Trung Quốc khi đó đã lựa chọn tiếng Quan thoại (dựa chủ yếu trên phương ngữ Bắc Kinh cùng một số phương ngữ miền Bắc Trung Quốc khác và được sử dụng trong triều đình) làm ngôn ngữ quốc gia thứ nhất của Trung Quốc.

Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc giành được chính quyền ở đại lục Trung Hoa vào năm 1949, họ tiếp tục sử dụng tiếng Quan thoại làm ngôn ngữ chính thức và thứ tiếng này được chính quyền mới cho dạy trên khắp đất nước, khiến nhiều phương ngữ khác, trong đó có tiếng Quảng Đông, dần dần bị suy giảm vị thế.

Trong thời kỳ này của lịch sử Trung Quốc, Hong Kong vẫn nằm dưới sự quản lý của người Anh – họ băn khoăn liệu người dân địa phương nói tiếng Quảng Đông hay tiếng Quan thoại. Quảng Đông là tỉnh Trung Quốc giáp với Hong Kong.

Sức sống của tiếng Quảng Đông bản địa

Độ phổ biến của tiếng Quảng Đông tăng vọt trong giai đoạn từ thập niên 1970 đến thập niên 1990 do việc Hong Kong xuất khẩu ngôn ngữ và văn hóa của mình thông qua các phim võ thuật Hong Kong và các biểu tượng văn hóa của thành phố này như Bruce Lee (Lý Tiểu Long) và Jackie Chan. Nhưng thời hoàng kim này đã qua đi.

Cũng kể từ đó kinh tế của đại lục Trung Quốc tăng trưởng nhanh chóng, giúp tiếng Quan thoại trở nên quan trọng hơn ở Hong Kong. Ngày nay tiếng Hán tiêu chuẩn được sử dụng như một ngôn ngữ chính thức ở nhiều nơi – Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore và Liên Hợp Quốc. Tiếng Quan thoại đã trở thành ngôn ngữ được nói nhiều nhất thế giới. Nếu bạn đăng ký một khóa tiếng Trung ở hải ngoại thì đó thường là lớp tiếng Quan thoại.

Mặc dù vậy, bất ngờ thay, tiếng Quảng Đông vẫn không hề gặp phải mối hiểm nguy bị “tuyệt chủng” ở Hong Kong. Kể từ năm 1996, tỷ lệ phần trăm dân số Hong Kong nói tiếng Quảng Đông đã tăng nhẹ, từ 88,7% lên 88,9%. Số người dân thực sự nói tiếng Quảng Đông ở Hong Kong với tư cách là tiếng mẹ đẻ đã tăng từ  5.196.240 lên thành 6.264.700. Ngay cả Đặc khu trưởng Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) – người được xem là ủng hộ việc hội nhập với đại lục Trung Hoa, cũng có ý kiến về vấn đề này. Khi các phóng viên hỏi bà Lâm về các bình luận của Kevin Yeung, bà đã trả lời như thế này: “Chúng tôi hàng ngày nói tiếng Quảng Đông, đây không phải là vấn đề gì cả”. Khi phóng viên truy vấn thêm và hỏi bà Lâm rằng bà nói tiếng mẹ đẻ nào thì bà đáp lại như sau: “Xin lỗi, tôi không trả lời những câu hỏi ngớ ngẩn”.

Xin đừng ghẻ lạnh “từ Hán Việt”

VOV.VN- Cái mà chúng ta quen gọi là “từ Hán Việt” đóng vai trò không hề nhỏ trong ngôn ngữ dân tộc. Thế nhưng nhiều khi lớp từ đó lại bị rẻ rúng một cách vô lý.

Ngày nay ở Hong Kong, tiếng Quan thoại trở nên phổ biến so với chính nó trước đây và xu hướng này sẽ tiếp tục trong tương lai. Tuy nhiên điều này phản ánh một thực tế là Hong Kong và Trung Quốc đại lục đang ngày càng trở nên kết nối mạnh mẽ với nhau theo thời gian.

Khi Hong Kong quay trở về với Đại lục vào năm 1997, người ta đã hứa hẹn với thành phố này là sẽ trao cho nó mức độ tự trị cao trong 50 năm và trong quãng thời gian đó, chính quyền trung ương Trung Quốc sẽ không can thiệp vào nền chính trị nội bộ của Hong Kong. Mặc dù vậy, Hong Kong vẫn là một phần của Trung Quốc, và khi hai nền kinh tế tiếp tục quện chặt vào nhau, với ranh giới giữa hai bên dần dần biến mất, thì tiếng Quan thoại sẽ được sử dụng ngày càng rộng rãi ở Hong Kong. Nhưng như thế không có nghĩa là tiếng Quảng Đông sẽ biến mất; thay vào đó, tiếng Quảng Đông sẽ tiếp tục được người dân Hong Kong nói bên cạnh tiếng Hán phổ thông.

Tuy nhiên dù tiếng Quảng Đông không mất đi thì việc tiếng Quan thoại trở nên phổ biến vẫn gây lo ngại cho nhiều người Hong Kong tự xem mình khác biệt với Đại lục về mặt văn hóa và ngôn ngữ. Tất cả các rào cản về vật chất và ngoại giao giữa Hong Kong và đại lục Trung Hoa sẽ hết hiệu lực vào ngày 1/7/2047. Rào cản duy nhất khi đó có thể còn tồn tại là rào cản ngôn ngữ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ “khuấy động” Venezuela để chặn nguồn cung dầu cho Trung Quốc?
Mỹ “khuấy động” Venezuela để chặn nguồn cung dầu cho Trung Quốc?

VOV.VN - Việc Mỹ đẩy mạnh hỗ trợ phe đối lập Venezuela hạ bệ Tổng thống Maduro có thể không chỉ giới hạn vào câu chuyện “sân sau” mà còn nhằm vào Trung Quốc.

Mỹ “khuấy động” Venezuela để chặn nguồn cung dầu cho Trung Quốc?

Mỹ “khuấy động” Venezuela để chặn nguồn cung dầu cho Trung Quốc?

VOV.VN - Việc Mỹ đẩy mạnh hỗ trợ phe đối lập Venezuela hạ bệ Tổng thống Maduro có thể không chỉ giới hạn vào câu chuyện “sân sau” mà còn nhằm vào Trung Quốc.

Mỹ phát động “thập tự chinh” chống Huawei, gây sức ép lên Trung Quốc?
Mỹ phát động “thập tự chinh” chống Huawei, gây sức ép lên Trung Quốc?

VOV.VN - Một số học giả cho rằng việc Mỹ gây khó dễ cho hãng viễn thông Trung Quốc Huawei là nhằm mục đích rộng lớn hơn, không chỉ là chuyện thương mại.

Mỹ phát động “thập tự chinh” chống Huawei, gây sức ép lên Trung Quốc?

Mỹ phát động “thập tự chinh” chống Huawei, gây sức ép lên Trung Quốc?

VOV.VN - Một số học giả cho rằng việc Mỹ gây khó dễ cho hãng viễn thông Trung Quốc Huawei là nhằm mục đích rộng lớn hơn, không chỉ là chuyện thương mại.

Xuất hiện cực Nga-Trung Quốc đối phó NATO và Mỹ trong quan hệ quốc tế
Xuất hiện cực Nga-Trung Quốc đối phó NATO và Mỹ trong quan hệ quốc tế

VOV.VN - Xu hướng liên kết mạnh mẽ, toàn diện đã hình thành giữa hai cường quốc láng giềng Nga và Trung Quốc để ứng phó với siêu cường Mỹ và khối quân sự NATO.

Xuất hiện cực Nga-Trung Quốc đối phó NATO và Mỹ trong quan hệ quốc tế

Xuất hiện cực Nga-Trung Quốc đối phó NATO và Mỹ trong quan hệ quốc tế

VOV.VN - Xu hướng liên kết mạnh mẽ, toàn diện đã hình thành giữa hai cường quốc láng giềng Nga và Trung Quốc để ứng phó với siêu cường Mỹ và khối quân sự NATO.

Quan hệ đặc biệt Nga-Trung Quốc được thúc đẩy bởi cả trí tuệ nhân tạo
Quan hệ đặc biệt Nga-Trung Quốc được thúc đẩy bởi cả trí tuệ nhân tạo

VOV.VN - Lĩnh vực AI (trí tuệ nhân tạo) là một động lực mới cho mối quan hệ hợp tác giữa Nga và Trung Quốc.

Quan hệ đặc biệt Nga-Trung Quốc được thúc đẩy bởi cả trí tuệ nhân tạo

Quan hệ đặc biệt Nga-Trung Quốc được thúc đẩy bởi cả trí tuệ nhân tạo

VOV.VN - Lĩnh vực AI (trí tuệ nhân tạo) là một động lực mới cho mối quan hệ hợp tác giữa Nga và Trung Quốc.

Ấn Độ sẽ “cô lập hoàn toàn” Pakistan, đồng minh của Trung Quốc?
Ấn Độ sẽ “cô lập hoàn toàn” Pakistan, đồng minh của Trung Quốc?

VOV.VN - Sau vụ tấn công đẫm máu mới nhất do phiến quân gây ra ở Kashmir, Ấn Độ tức giận tuyên bố sẽ cô lập đồng minh của Trung Quốc là Pakistan.

Ấn Độ sẽ “cô lập hoàn toàn” Pakistan, đồng minh của Trung Quốc?

Ấn Độ sẽ “cô lập hoàn toàn” Pakistan, đồng minh của Trung Quốc?

VOV.VN - Sau vụ tấn công đẫm máu mới nhất do phiến quân gây ra ở Kashmir, Ấn Độ tức giận tuyên bố sẽ cô lập đồng minh của Trung Quốc là Pakistan.