Lập NSC, Nhật Bản muốn giành chủ động ở biển Hoa Đông

VOV.VN - Nhật Bản ngày 4/12 đã chính thức thành lập Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) theo mô hình kiểu Mỹ.

Hội đồng này có nhiệm vụ chính là thực hiện những chính sách liên quan tới ngoại giao và an ninh.

Trong bối cảnh tình hình thế giới (trong đó bao gồm cả Nhật Bản) đang có nhiều biến động, việc thành lập Hội đồng An ninh Quốc gia đáp ứng mong muốn một xã hội an toàn và hòa bình của nhân dân Nhật Bản, mang lại lợi ích thiết thực cho quốc gia.   

NSC được thành lập theo 4 trụ cột chính gồm Thủ tướng, Chánh văn phòng Nội các, Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng. Hội đồng này sẽ được hoạt động theo lịch trình cứ hai tuần sẽ tiến hành họp một lần, thảo luận về những vấn đề liên quan tới ngoại giao và an ninh.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thị sát quân đội (Ảnh: AP)


Chính phủ Nhật Bản trong tháng 12 này cũng dự định tiến hành quyết định về Kế hoạch Quốc phòng mới và Chiến lược an ninh Quốc gia, từ đó hướng tới xây dựng một chiến lược ngoại giao, an ninh lâu dài.

Dự  kiến Cố vấn Chính sách đối ngoại của Thủ tướng Abe, ông Shotaro Yachi, sẽ đảm nhiệm vị trí người đứng đầu cơ quan này. Văn phòng NSC sẽ bao gồm khoảng 60 quan chức chủ yếu từ Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng, lực lượng cảnh sát và tự vệ dự định sẽ hoạt động vào tháng 1/2014. Văn phòng không chỉ có nhiệm vụ xây dựng, qui hoạch, điều chỉnh chính sách liên quan tới an ninh, ngoại giao mà còn thu thập, báo cáo những thông tin quan trọng về tình hình an ninh trong và ngoài nước tới các Cơ quan liên quan của chính phủ Nhật Bản.

Vẫn chưa có thể nói gì về việc Hội đồng này sẽ có góp sức gì cho kế hoạch của Thủ tướng Shinzo Abe, tuy nhiên xét trên bình diện luật pháp thì các bộ, ngành của Nhật Bản có nhiệm vụ cung cấp thông tin thường xuyên cho NSC. Để thực hiện điều đó vai trò của Thủ tướng và Chánh văn phòng Nội các trong NSC được phát huy tối đa.

Tăng cường sức mạnh cho “Abenomics”

Thủ tướng Shinzo Abe sau khi nhậm chức vào tháng 12/2012 đã đưa ra chính sách kinh tế được gọi là “Abenomics”. Chính sách này bao gồm 3 bước, đó là, thực hiện gói kích thích tài chính lớn, tăng chi tiêu chính phủ và cải cách cơ cấu. Sau một thời gian thực hiện chính sách nền kinh tế Nhật Bản đã hồi phục đạt mức tăng trưởng dương sau nhiều năm tăng trưởng âm.

Không chỉ ở lĩnh vực kinh tế, chính sách “Abenomics” của Thủ tướng Abe còn nhấn mạnh tới việc sửa đổi điều 9 trong Hiến pháp nhằm tăng cường sức mạnh của lực lượng phòng vệ hướng tới xây dựng quân đội Nhật Bản chính quy.

Theo đó, ông Shinzo Abe “mạnh tay” đẩy mạnh việc cải tổ hệ thống tình báo an ninh quốc gia theo hướng tập trung, xử lý hiệu quả những khủng hoảng chính trị trong và ngoài nước.

Tàu Trung Quốc xâm nhập khu vực Senkaku/Điếu Ngư (Ảnh: Reuters)


Báo Tokyo trong một phân tích cho rằng việc thành lập Hội đồng An ninh Quốc gia không chỉ đơn giản là thành lập ra một tổ chức mới mà là bước đi đầu tiên trong quá trình thực hiện giai đoạn 1 của chính sách “Chủ nghĩa hòa bình” tích cực do Thủ tướng Shinzo Abe đưa ra.

Với phương châm “Bảo đảm hòa bình, ổn định của Nhật Bản và thế giới”, chính sách “Chủ nghĩa hòa bình tích cực” của ông Abe tập trung vào gia tăng sức mạnh cho quân đội. Theo đó, ông Abe muốn thực hiện chính sách tập trung gồm 5 giai đoạn: Thành lập Hội đồng An ninh Quốc gia giống như của Mỹ; Tăng cường hợp tác tình báo với Mỹ; Sửa chữa 3 điều trong Hiến pháp liên quan tới việc xuất khẩu vũ khí; Cải tổ hệ thống tình báo An ninh Quốc gia; Cải tổ Hiến pháp.

Thành lập Hội đồng An ninh Quốc gia là “ấn nút đầu tiên” trong việc thực hiện chính sách mà ông Abe đang tham vọng sẽ thành công bằng việc kích thích tăng trưởng kinh tế, tăng cường sức mạnh quân đội trong bối cảnh căng thẳng khu vực gia tăng, đặc biệt vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Trung Quốc và Takeshima/ Dokdo với Hàn Quốc.

Giành thế chủ động tại Biển Hoa Đông?

Từ sau thất bại trong Thế chiến thứ II, Nhật Bản không cho phép cải tổ chính trị và quân sự. Đây có thể nói là qui tắc tưởng chừng “bất di bất dịch” của Nhật Bản, ăn sâu vào trong đời sống chính trị, văn hóa.

Song những bất ổn gần đây trên khu vực vùng biển Hoa Đông xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư với Trung Quốc, các vụ thử hạt nhân của Triều Tiên đe dọa an ninh khu vực, việc tiết lộ thông tin bí mật tại các quốc gia ngày càng trở nên trầm trọng khiến Nhật Bản không thể “khoanh tay đứng nhìn”.  

Trên thực tế, quan ngại của Tokyo không phải không có cơ sở. Kể từ sau khi Tokyo quyết định mua lại ba trong số năm đảo nhỏ thuộc quần đảo Senkaku mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư từ một thương nhân của nước này hồi tháng 9/2012, Trung Quốc đã nhiều lần cử các tàu thuyền tới vùng biển gần quần đảo Senkaku mà Nhật Bản đang quản lý.

Theo Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG), đến nay Trung Quốc đã hàng trăm lần cử tàu hải giám tới vùng biển của Nhật Bản kể từ tháng 9/2012.

Nhưng có lẽ “nước tràn ly” khi gần đây nhất vào ngày 23/11, Trung Quốc tuyên bố thiết lập Khu vực nhận diện phòng không (ADIZ) tại khu vực biển Hoa Đông trong đó bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khiến Nhật Bản và các nước đồng minh lo ngại và kịch liệt phản đối.

Máy bay Nhật Bản  bay qua vùng ADIZ (Ảnh: Reuters)


Dựa trên nguyên tắc của ADIZ, các máy bay khi qua khu vực mà Trung Quốc tuyên bố phải đáp ứng các yêu cầu của cơ qua chức năng nước này. Nhật Bản đã “phớt lờ” Trung Quốc vẫn thực hiện các chuyến bay qua vùng không phận này. Trung Quốc tuy không có phản ứng mạnh mẽ trước động thái này của Nhật Bản, nhưng Nhật Bản qua đó thấy rằng quan trọng hơn hết vẫn phải tăng cường sức mạnh quân đội để đề phòng trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.

Trong Sách Trắng Quốc phòng Nhật Bản được công bố hồi đầu tháng 7 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera khẳng định “môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản đang trở nên khắc nghiệt hơn do các thách thức” như hành động khiêu khích của CHDCND Triều Tiên, trong đó có hoạt động phóng tên lửa mà Bình Nhưỡng gọi là “vệ tinh” và vụ thử hạt nhân của nước láng giềng này, cũng như việc Trung Quốc nhanh chóng mở rộng và tăng cường hoạt động ở các khu vực trên biển và trên không xung quanh Nhật Bản, trong đó có các vụ xâm nhập lãnh hải và không phận Nhật Bản”.

Sách Trắng nhấn mạnh: “Đối với những vấn đề về các lợi ích đang xung đột với các nước xung quanh, trong đó có Nhật Bản, Trung Quốc đang tìm cách thay đổi hiện trạng bằng vũ lực dựa trên những tuyên bố không phù hợp với trật tự luật pháp quốc tế hiện hành của nước này. Các nỗ lực này (của Trung Quốc) đã bị chỉ trích là các hành vi rủi ro có thể gây ra các tình huống bất ngờ”.

Với những diễn biến trên Nhật Bản đang nỗ lực tăng cường sức mạnh quốc phòng với mong muốn đảm bảo an ninh cho Nhật Bản và hòa bình, ổn định thế giới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhật Bản đề nghị cuộc gặp Bộ trưởng Quốc phòng Nhật-Trung
Nhật Bản đề nghị cuộc gặp Bộ trưởng Quốc phòng Nhật-Trung
Sách Trắng quốc phòng Nhật Bản lo ngại về hải quân Trung Quốc
Sách Trắng quốc phòng Nhật Bản lo ngại về hải quân Trung Quốc

Trong sách Trắng đề cập đến ngân sách quốc phòng của Trung Quốc trong 24 năm qua đã tăng lên gấp 30 lần.  

Sách Trắng quốc phòng Nhật Bản lo ngại về hải quân Trung Quốc

Sách Trắng quốc phòng Nhật Bản lo ngại về hải quân Trung Quốc

Trong sách Trắng đề cập đến ngân sách quốc phòng của Trung Quốc trong 24 năm qua đã tăng lên gấp 30 lần.  

Các nhà hoạt động Nhật Bản đến gần Senkaku/Điếu Ngư
Các nhà hoạt động Nhật Bản đến gần Senkaku/Điếu Ngư

VOV.VN - Nhóm Ganbare Nippon của Nhật Bản hi vọng bằng hoạt động này sẽ gửi thông điệp đến Trung Quốc.

Các nhà hoạt động Nhật Bản đến gần Senkaku/Điếu Ngư

Các nhà hoạt động Nhật Bản đến gần Senkaku/Điếu Ngư

VOV.VN - Nhóm Ganbare Nippon của Nhật Bản hi vọng bằng hoạt động này sẽ gửi thông điệp đến Trung Quốc.

Mỹ xoa dịu Trung Quốc trong vấn đề Senkaku/Điếu Ngư
Mỹ xoa dịu Trung Quốc trong vấn đề Senkaku/Điếu Ngư

VOV.VN - Trước đó thượng nghị sĩ McCain gọi quần đảo này là lãnh thổ của Nhật và các nước bị đe dọa trên biển cần phối hợp với nhau.

Mỹ xoa dịu Trung Quốc trong vấn đề Senkaku/Điếu Ngư

Mỹ xoa dịu Trung Quốc trong vấn đề Senkaku/Điếu Ngư

VOV.VN - Trước đó thượng nghị sĩ McCain gọi quần đảo này là lãnh thổ của Nhật và các nước bị đe dọa trên biển cần phối hợp với nhau.

Trung Quốc mong Mỹ nên trung lập về Senkaku/Điếu Ngư
Trung Quốc mong Mỹ nên trung lập về Senkaku/Điếu Ngư

VOV.VN - Tổng thống Obama hy vọng rằng những mọi tranh chấp sẽ được giải quyết thông qua cuộc gặp ngoại giao và đối thoại hòa bình./.

Trung Quốc mong Mỹ nên trung lập về Senkaku/Điếu Ngư

Trung Quốc mong Mỹ nên trung lập về Senkaku/Điếu Ngư

VOV.VN - Tổng thống Obama hy vọng rằng những mọi tranh chấp sẽ được giải quyết thông qua cuộc gặp ngoại giao và đối thoại hòa bình./.

Nhật Bản đề nghị tổ chức cuộc gặp Bộ trưởng Quốc phòng Nhật-Trung
Nhật Bản đề nghị tổ chức cuộc gặp Bộ trưởng Quốc phòng Nhật-Trung
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản ủng hộ đổ bộ lên Senkaku
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản ủng hộ đổ bộ lên Senkaku

Bộ trưởng Quốc phòng Satoshi Morimoto tin rằng Chính phủ Nhật Bản nên cho phép một nhóm quan chức Tokyo đặt chân lên quần đảo tranh chấp Senkaku

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản ủng hộ đổ bộ lên Senkaku

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản ủng hộ đổ bộ lên Senkaku

Bộ trưởng Quốc phòng Satoshi Morimoto tin rằng Chính phủ Nhật Bản nên cho phép một nhóm quan chức Tokyo đặt chân lên quần đảo tranh chấp Senkaku

Tàu khảo sát Trung Quốc hoạt động tại đảo Senkaku/Điếu Ngư
Tàu khảo sát Trung Quốc hoạt động tại đảo Senkaku/Điếu Ngư

(VOV) -  Đây là lần đầu tiên tàu khảo sát đại dương của Trung Quốc hoạt động tại vùng biển thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Tàu khảo sát Trung Quốc hoạt động tại đảo Senkaku/Điếu Ngư

Tàu khảo sát Trung Quốc hoạt động tại đảo Senkaku/Điếu Ngư

(VOV) -  Đây là lần đầu tiên tàu khảo sát đại dương của Trung Quốc hoạt động tại vùng biển thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.