Mỹ-Ấn tăng cường quan hệ đối tác chiến lược

VOV.VN - Chuyến thăm này của ông Manmohan Singh được kỳ vọng sẽ nâng tầm mối quan hệ giữa 2 nước.

Ngày 27/9, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đến Washington bắt đầu chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ và sẽ có cuộc hội đàm với Tổng thống Barrack Obama. Chuyến thăm của ông Manmohan Singh đánh dấu 1 năm cao điểm diễn ra nhiều cuộc trao đổi cấp cao giữa 2 quốc gia có tiếng nói quan trọng trên trường quốc tế.

Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Sujatha Singh cho hay, chỉ riêng trong năm 2013, hai nước đã có 55 cuộc trao đổi song phương chính thức hoặc các chuyến công du thăm viếng lẫn nhau. Con số này phản ánh sự quan tâm, chia sẻ về các vấn đề chung giữa 2 nước cũng như những vấn đề quốc tế mà 2 bên cùng quan tâm.

Tổng thống Mỹ Barrack Obama và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh (Ảnh: liveIndia)

Tuần trước, trong một cuộc trả lời phỏng vấn của các phóng viên ở New Delhi, bà Sujatha Singh cho biết, các cuộc thảo luận dự kiến giữa Thủ tướng Manmohan Singh và Tổng thống Barack Obama sẽ tái khẳng định cam kết giữa Chính phủ 2 nước không ngừng thắt chặt mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp hiện có.
 
Bà Singh nói: “Chuyến thăm không chỉ tập trung vào những việc đôi bên có thể thực hiện được mà còn tái khẳng định các lợi ích chiến lược mà 2 nước có được từ mối quan hệ ngoại giao hữu hảo”.

Trước đó, trong năm nay Ngoại trưởng John Kerry và Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden khi có các cuộc công du đến Ấn Độ cũng đã bày tỏ nguyện vọng tương tự.

Cùng chung định hướng chiến lược

Nhìn lại quá khứ, mối quan hệ giữa 2 nước bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc kể từ thời của Tổng thống George W. Bush. Trong đó, sự đổi thay mang tính bước ngoặt là thỏa thuận gây nhiều tranh cãi cho phép Mỹ bán công nghệ hạt nhân dân sự cho Ấn Độ.

Chính quyền Obama đã tận dụng mọi thứ sẵn có từ thời Tổng thống tiền nhiệm để phát triển quan hệ song phương lên một tầm cao mới. Tổng thống Obama đã dành những “lời có cánh” khi gọi Ấn Độ "là đồng minh tự nhiên" của Mỹ. Rõ ràng với vị thế cũng như tiềm năng phát triển cực lớn, Ấn Độ chính là một “trụ cột" trong việc chuyển trọng tâm chiến lược của Mỹ sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ.

Có rất nhiều lý do để một nền dân chủ lâu đời nhất thế giới và một nền dân chủ lớn nhất thế giới hàn gắn quan hệ. Theo đánh giá của các chuyên gia phân tích, có lẽ lý do quan trọng nhất khiến 2 quốc gia này xích lại gần nhau đó là sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc.

Mối quan hệ Mỹ - Ấn có một ý nghĩa đặc biệt đối với cả hai quốc gia cũng như đối với khu vực và thế giới, đặc biệt là trong bối cảnh Mỹ - Ấn đều có chung định hướng chiến lược.

Trong khi, Mỹ đang thực hiện chính sách chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thì Ấn Độ cũng khẳng định theo đuổi chính sách hướng Đông. Chính vì lý do này, 2 nước cùng có nhu cầu tìm kiếm sự đồng thuận trong lợi ích cho cả hai bên tại khu vực và trên thế giới.

Phát biểu khi có mặt ở Washington hôm 26/9, một ngày trước cuộc gặp với Tổng thống Obama, ông Manmohan Singh cho rằng, Ấn Độ cần Mỹ để tạo một lực đẩy giúp nước này phát triển.

Ông Singh mô tả Mỹ như một “đối tác chiến lược quan trọng”. Ông cũng cho biết, từ khi Tổng thống Obama lên nắm quyền, “chúng tôi đã có những bước tiến quan trong để mở rộng và làm sâu sắc thêm mối quan hệ đối tác theo nhiều cách khác nhau”.

Trong chuyến thăm này, 2 bên sẽ xem xét những tiến bộ đã đạt được và cùng nhau tìm ra giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại để củng cố thêm mối quan hệ và sự hợp tác giữa 2 quốc gia.

Theo dự kiến Thủ tướng Manmohan Singh và Tổng thống Obama sẽ thảo luận về một loạt các vấn đề tập trung vào lĩnh vực quốc phòng, kinh tế và an ninh khu vực.

Ông Singh nói: “Mỹ là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Ấn Độ. Họ cũng là một nhà cung cấp, nhà đầu tư và hỗ trợ công nghệ quan trọng cho sự phát triển của Ấn Độ. Chúng tôi cần nước Mỹ giúp chúng tôi thúc đẩy các chương trình phát triển kinh tế, quốc phòng”.

Trước chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ, Nhà Trắng cho biết, họ đánh giá cao vai trò của ông Manmohan Singh trong việc thúc đẩy mối quan hệ giữa 2 nước. Một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết, “trên quan điểm của Mỹ, chúng tôi coi trọng mối quan hệ chiến lược với Ấn Độ và tin rằng niềm tin và sự tôn trọng lẫn nhau sẽ giúp 2 nước cùng tiến bước”.

Vị quan chức Mỹ cũng cho hay, mục đích của chuyến thăm này là khẳng định cam kết của lãnh đạo 2 nước để xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược Mỹ - Ấn và “đặt ra một lộ trình cho mối quan hệ giữa 2 quốc gia trong thời gian tới”.

Tiếp tục cải thiện quan hệ trên mọi lĩnh vực

Mặc dù mối quan hệ Mỹ- Ấn không ngừng được cải thiện và 2 nước đã đưa ra nhiều cam kết, thì vẫn có những ý kiến cho rằng sẽ không có nhiều đột phá trong mối quan hệ Mỹ - Ấn, kể từ sau thỏa thuận hạt nhân quan trọng được phê chuẩn năm 2008.

Mối quan hệ Mỹ - Ấn không ngừng được cải thiện trong những năm gần đây (Ảnh: cfr.org)

Chuyên gia phân tích Rory Medcalf tại Viện nghiên cứu các chính sách quốc tế Lowy ở Sydney nói: “Thỏa thuận hạt nhân đạt được giữa 2 nước đã loại bỏ được trở ngại lớn nhất là sự phân biệt đối xử và thiếu tin cậy. Tuy nhiên việc thực thi thỏa thuận hạt nhân giữa của Mỹ và Ấn Độ khá phức tạp và đã ít nhiều gây thất vọng. Mỹ- Ấn hiện vẫn còn những bất đồng liên quan đến các quy định về trách nhiệm hạt nhân của luật pháp Ấn Độ, bên cạnh đó một số rào cản thương mại và rào cản xã hội cũng gây cản trở trong việc hợp tác giữa 2 quốc gia”.  

Theo ông Medcalf, mối quan tâm lớn của Ấn Độ hiện nay là về những thay đổi trong việc cấp thị thực cho các nhân viên công nghệ thông tin sống và làm việc tại Mỹ khiến lực lượng lao động chất xám này gặp nhiều khó khăn. Ông Medcalf cũng cho rằng, Ấn Độ chưa thực sự sẵn sàng để có thể cam kết “kề vai sát cánh” với Mỹ trong các vấn đề hệ trọng chẳng hạn như vấn đề Iran.

Trên cương vị Thủ tướng Ấn Độ, ông Manmohan Singh đã từng đến thăm Nhà Trắng vào năm 2009. Lần trở lại này của ông Singh cho thấy tầm quan trọng của quốc gia này đối với chính sách “xoay trục” của Mỹ. Tổng thống Obama đã từng nói về “bổn phận” của mình để đưa 2 nước xích lại gần với nhau hơn.

Tuy nhiên, có vẻ như nhiệm vụ mà ông Obama đặt ra chỉ mới được thực hiện một phần. Trước cuộc gặp với Thủ tướng Ấn Độ, ông Obama hiện phải chịu nhiều áp lực từ các nhà lập pháp Mỹ khi họ cho rằng, Ấn Độ vẫn còn áp dụng biện pháp bảo hộ với một số lĩnh vực và chưa nghiêm túc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ.

Kim ngạch thương mại giữa Ấn Độ và Mỹ ước đạt 60 tỷ USD/năm, nhưng con số này chỉ bằng 1/8 so với kim ngạch thương mại Mỹ - Trung. Trong khi đó, Cố vấn An ninh Quốc gia Ấn Độ cũng đã lên tiếng thừa nhận, mối quan hệ thương mại giữa hai nước đang có chiều hướng đi xuống.

Ngoài các vấn đề thương mại,cuộc gặp dự kiến giữa ông Obama và Thủ tướng Singh sẽ bàn thảo đến vấn đề hợp tác song phương trong các lĩnh vực năng lượng, an ninh và các vấn đề nóng trong khu vực cũng như trên thế giới.

Chuyên gia phân tích Rory Medcalf nhận định: “Ấn Độ sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc tái thiết xây dựng ở Afghanistan và trên thực tế Ấn Độ đã thực hiện tốt điều đó. Ấn Độ sẽ ngày một khẳng định vị thế của mình trong trật tự chiến lược ở châu Á”.

Ông Medcalf nói thêm: “Nhưng ở thời điểm hiện tại, Ấn Độ chưa phải là một quyền lực có khả năng thay đổi cục diện cán cân quyền lực trong khu vực như những gì mà chính phủ cựu Tổng thống Bush trước đây từng kỳ vọng khi đặt nền móng cho mối quan hệ chiến lược với quốc gia này”.

Bất chấp việc giữa Mỹ và Ấn Độ vẫn còn nhiều tồn tại và vướng mắc, với nỗ lực của Chính phủ 2 nước trong việc xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược, nhất là khi Mỹ- Ấn có chung định hướng và lợi ích, chắc chắn những khó khăn trở ngại sẽ sớm được tháo gỡ. Và chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ lần này của Thủ tướng Manmohan Singh sẽ tiếp tục đóng góp vào tiến trình đó./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ấn Độ - Pakistan gặp song phương
Ấn Độ - Pakistan gặp song phương

VOV.VN - Cuộc gặp là cơ hội để hai nhà lãnh đạo thảo luận biện pháp nối lại các cuộc đối thoại hòa bình đang bị đình trệ.

Ấn Độ - Pakistan gặp song phương

Ấn Độ - Pakistan gặp song phương

VOV.VN - Cuộc gặp là cơ hội để hai nhà lãnh đạo thảo luận biện pháp nối lại các cuộc đối thoại hòa bình đang bị đình trệ.

Thủ tướng Ấn Độ tuyên bố từ chức nếu Đảng cầm quyền đề nghị
Thủ tướng Ấn Độ tuyên bố từ chức nếu Đảng cầm quyền đề nghị

Thủ tướng Manmohan Singh bị phe đối lập chỉ trích để xảy ra các vụ tham nhũng lớn liên quan vụ bán đấu giá dịch vụ điện thoại không dây 2G.  

Thủ tướng Ấn Độ tuyên bố từ chức nếu Đảng cầm quyền đề nghị

Thủ tướng Ấn Độ tuyên bố từ chức nếu Đảng cầm quyền đề nghị

Thủ tướng Manmohan Singh bị phe đối lập chỉ trích để xảy ra các vụ tham nhũng lớn liên quan vụ bán đấu giá dịch vụ điện thoại không dây 2G.  

Thủ tướng Trung Quốc gặp Thủ tướng Ấn Độ
Thủ tướng Trung Quốc gặp Thủ tướng Ấn Độ

(VOV) - Ngày 19/11, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo có cuộc gặp với Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh.

Thủ tướng Trung Quốc gặp Thủ tướng Ấn Độ

Thủ tướng Trung Quốc gặp Thủ tướng Ấn Độ

(VOV) - Ngày 19/11, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo có cuộc gặp với Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh.

Thủ tướng Ấn Độ sẽ tới Mỹ vào tháng 9
Thủ tướng Ấn Độ sẽ tới Mỹ vào tháng 9

VOV.VN - Thủ tướng Ấn Độ sẽ có cuộc gặp Tổng thống Mỹ vào ngày 27/9 tới.

Thủ tướng Ấn Độ sẽ tới Mỹ vào tháng 9

Thủ tướng Ấn Độ sẽ tới Mỹ vào tháng 9

VOV.VN - Thủ tướng Ấn Độ sẽ có cuộc gặp Tổng thống Mỹ vào ngày 27/9 tới.

Ấn Độ: Cựu Thủ tướng Manmohan Singh lãnh đạo phái nghị sĩ đảng Quốc đại
Ấn Độ: Cựu Thủ tướng Manmohan Singh lãnh đạo phái nghị sĩ đảng Quốc đại
Thủ tướng Ấn Độ thăm Mỹ
Thủ tướng Ấn Độ thăm Mỹ

Ngày 24/11, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tiếp Thủ tướng Ấn Độ  Manmohan Singh tại Nhà Trắng. Đây là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của Thủ tướng Ấn Độ tới Mỹ kể từ khi Tổng thống Obama nhậm chức.

Thủ tướng Ấn Độ thăm Mỹ

Thủ tướng Ấn Độ thăm Mỹ

Ngày 24/11, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tiếp Thủ tướng Ấn Độ  Manmohan Singh tại Nhà Trắng. Đây là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của Thủ tướng Ấn Độ tới Mỹ kể từ khi Tổng thống Obama nhậm chức.

Thủ tướng Ấn Độ kêu gọi người dân ủng hộ cải cách kinh tế
Thủ tướng Ấn Độ kêu gọi người dân ủng hộ cải cách kinh tế

(VOV) -Những biện pháp Chính phủ nước này đưa ra đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của một số đảng đối lập

Thủ tướng Ấn Độ kêu gọi người dân ủng hộ cải cách kinh tế

Thủ tướng Ấn Độ kêu gọi người dân ủng hộ cải cách kinh tế

(VOV) -Những biện pháp Chính phủ nước này đưa ra đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của một số đảng đối lập

Thủ tướng Ấn Độ thay một loạt bộ trưởng
Thủ tướng Ấn Độ thay một loạt bộ trưởng

(VOV) - Thủ tướng Singh sẽ thay thế ít nhất 8 bộ trưởng và các Bộ trưởng mới dự kiến sẽ nhậm chức vào chiều 17/6.

Thủ tướng Ấn Độ thay một loạt bộ trưởng

Thủ tướng Ấn Độ thay một loạt bộ trưởng

(VOV) - Thủ tướng Singh sẽ thay thế ít nhất 8 bộ trưởng và các Bộ trưởng mới dự kiến sẽ nhậm chức vào chiều 17/6.