Năm 2017: Khủng hoảng vùng Vịnh mịt mờ triển vọng

VOV.VN - Dư luận cho rằng khủng hoảng ngoại giao Qatar cần sớm được giải quyết để góp phần duy trì ổn định trong khu vực Trung Đông vốn luôn phức tạp.

Cuộc khủng hoảng vùng Vịnh bùng phát khi có tới 9 quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó có Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Bahrain và Ai Cập đột ngột cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar vào ngày 5/6/2017. Các nước đã triệu hồi các đại sứ, áp đặt lệnh cấm vận đường hàng không, đường biển, đường bộ với Qatar. Các quốc gia này ngoại trừ Ai Cập - quốc gia có hơn 250.000 người lao động đang làm việc ở Qatar - đã yêu cầu công dân mình rời khỏi nước này trong vòng 48 giờ.

Khủng hoảng ở Vùng Vịnh nguy cơ gia tăng. Ảnh minh họa: KT.

Các nước đồng minh do Saudi Arabia dẫn đầu đã chỉ trích Qatar vi phạm thỏa thuận Riyadh 2014 khi can thiệp vào công việc nội bộ của một số nước trong khu vực gây mất ổn định; cáo buộc Qatar hỗ trợ các tổ chức cực đoan bao gồm Anh em Hồi giáo (MB), tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và tổ chức khủng bố al-Qaeda, bằng việc kích động qua các kênh phương tiện truyền thông Al Jazera cũng như có chính sách tăng cường quan hệ với Iran và Israel đi ngược lại với chính sách của khối GCC.

Tuy nhiên, Qatar đã bác bỏ cáo buộc này và cho rằng đây là những cáo buộc thiếu căn cứ.

Trong khi đó, theo các nhà phân tích, nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng là do sự cạnh tranh thế lực giữa các nước trong khu vực. Saudi Arabia và các quốc gia vùng Vịnh sẽ và không bao giờ muốn chấp nhận để Qatar đứng ngoài những “chuẩn mực” của khu vực, trong đó trọng tâm là việc chống lại tầm ảnh hưởng của Iran.

Ngoài ra, chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến Saudi Arabia hồi cuối tháng 5, được cho là đã châm ngòi và thổi bùng những căng thẳng, bất đồng vốn tồn tại âm ỉ trong thời gian dài giữa Qatar với các quốc gia vùng Vịnh.

Trước đó, mâu thuẫn bắt nguồn từ cách mạng Mùa Xuân Arab khi Qatar thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với các phong trào cải cách dân chủ ở Trung Đông – nhưng đây lại được xem là điều “cấm kỵ” đối với các chế độ nhà nước quân chủ như Saudi Arabia và đồng minh của họ ở khu vực này. Đáng chú ý, đây không phải lần đầu tiên các nước láng giềng của Qatar thể hiện sự bất bình đối với chính sách ngoại giao độc lập của nước này.

Vào năm 2014, họ đã từng cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar suốt 9 tháng và chỉ lắng dịu sau khi Qatar buộc các thành viên của Nhóm Anh em Hồi giáo ra khỏi nước này. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng hiện nay được cho là vượt quá xa, khác xa cuộc khủng hoảng năm 2014. Do đó căng thẳng có thể còn kéo dài.

Hòa giải thất bại

Trong bối cảnh đó, Kuwait đã đứng ra làm trung gian hòa giải nhưng cho tới nay vẫn chưa có bước tiến triển, đột phá mới, khi Qatar và các nước láng giềng vẫn duy trì các quan điểm đối lập, không xuống thang, không nhượng bộ.

Các nước Arab còn đưa ra bản yêu sách 13 điểm như một điều kiện tiên quyết để ngồi vào bàn đàm phán, đồng thời cảnh báo loại Qatar khỏi khối Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC). Tuy nhiên, Qatar đã bác bỏ các yêu cầu này và khẳng định sẵn sàng đàm phán nhưng phải theo các điều kiện hợp lý.

Ngoại trưởng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman al-Thani cho rằng "tối hậu thư" của các nước Arab và vùng Vịnh không nhằm mục đích giải quyết chủ nghĩa khủng bố, mà là xâm phạm chủ quyền của Qatar.

Hội nghị thượng đỉnh GCC chưa thể giải quyết khủng hoảng Qatar. Ảnh: Reuters.

Trong một động thái nhượng bộ, các nước vùng Vịnh đã thay đổi từ 13 yêu cầu xuống còn 6 yêu cầu khái quát mang tính chất nguyên tắc bao gồm: cam kết chống chủ nghĩa cực đoan và khủng bố dưới tất cả các hình thức; ngăn chặn việc cung cấp tài chính hoặc cung cấp nơi ẩn náu cho các nhóm này; tạm dừng tất cả các hành động khiêu khích và diễn thuyết kích động thù hận hoặc bạo lực; thực hiện đầy đủ Hiệp định Riyadh năm 2013 và thoả thuận bổ sung năm 2014, trong khuôn khổ chương trình của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh; tuân thủ tất cả các kết quả của Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Arab được tổ chức vào tháng 5/2017 tại Riyadh; không được can thiệp vào công việc nội bộ của các nước và hỗ trợ các thực thể bất hợp pháp; trách nhiệm của tất cả các quốc gia trong cộng đồng là phải coi mọi hành động cực đoan và khủng bố là một mối đe dọa đối với hoà bình và an ninh quốc tế.

Tuy nhiên, Qatar vẫn cương quyết từ chối vì cho rằng những yêu sách chung chung, không phù hợp và thiếu khả thi.

Nhiều nhà phân tích cho rằng, khủng hoảng vùng Vịnh chỉ có thể được giải quyết khi Mỹ làm trung gian, nhất là khi nước này được cho là đã “bật đèn xanh” để căng thẳng bùng phát.

Ba tháng sau khủng hoảng, Tổng thống Donald Trump mới tuyên bố sẵn sàng làm trung gian hòa giải và hy vọng căng thẳng sẽ được giải quyết "chóng vánh". Động thái này được cho là muộn và chỉ được đưa ra khi Nga bày tỏ ý định làm trung gian hòa giải.

Điều này cho thấy Mỹ không thể đứng ngoài cuộc mà phải can dự để trước hết là cản trở ảnh hưởng của  Nga ở khu vực Trung  Đông đồng thời duy trì vai trò của mình ở khu vực này. Tuy nhiên, kế hoạch hòa giải của ông Donald Trump có thành công hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Với nhiều hoạt động ngoại giao, nhưng các nhà phân tích cho rằng cuộc đối đầu giữa 4 nước Arab và Qatar dường như không có dấu hiệu giảm bớt và chỉ ra rằng tất cả các nước đều thất bại trong cuộc khủng hoảng này, nhất là các thiệt hại về kinh tế, thương mại và đầu tư cũng như uy tín, vai trò ảnh hưởng.

Qatar phải nhập khẩu khoảng 90% lương thực từ các nước láng giềng vùng Vịnh Arab. Chỉ trong 4 tuần đầu khủng hoảng, thị trường chứng khoán của Qatar mất khoảng 10% (khoảng 15 tỷ USD). Qatar phải dùng đến dự trữ tiền mặt sau khi mất 38,5 tỷ USD (chiếm 23% GDP) chỉ trong hai tháng.

Ngoài ra nước này đang phải đối mặt với những khó khăn do chuẩn bị tổ chức vòng loại World Cup 2020 bị gián đoạn nhập khẩu nguyên liệu. Trong khi đó các nước cấm vận cũng phải đối mặt với các vấn đề kinh tế và thâm hụt ngân sách, cán cân thương mại và đầu tư.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế cảnh báo nếu cuộc khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh tiếp tục "trong một thời gian dài hơn" có thể làm suy yếu sự tăng trưởng kinh tế ở khu vực GCC cũng như làm suy yếu lòng tin, giảm đầu tư và tăng chi phí tài chính ở Qatar và các nước GCC.

Bao giờ chấm dứt khủng hoảng

Trong bối cảnh đó, hội nghị Thượng đỉnh GCC lần thứ 38 tại Kuwait hồi đầu tháng 12 được xem là cơ hội để giải quyết khủng hoảng vùng Vịnh. Tuy nhiên, trong khi Quốc vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani tới tham dự hội nghị thì 3 nước Bahrain, Saudi Arabia và UAE chỉ cử đại diện cấp thấp hơn tham dự và cơ hội hòa giải đã tuột mất.

Sự chia rẽ trong nội bộ khối còn thể hiện rõ khi UAE tuyên bố thành lập mối quan hệ đối tác mới với Saudi Arabia để điều phối “tất cả lĩnh vực quân sự, chính trị, kinh tế, thương mại và văn hóa giữa hai nước", tách biệt với GCC. Nếu hai nước quyết tâm theo đuổi mục tiêu này, việc GCC dần mất đi vai trò của mình sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian. Điều này đồng nghĩa với việc hòa giải giữa Qatar và các nước trong khối vùng Vịnh ngày càng xa vời.

Những gì đang diễn ra, cho thấy Qatar khó lòng chấp nhận bước vào bàn đàm phán, trừ phi các quốc gia vùng Vịnh từ bỏ hoàn toàn việc cô lập, cấm vận đối với nước này. Trong khi đó, 4 nước Arab do Saudi Arabia dẫn đầu sẽ không dễ dàng nhượng bộ, chấp nhận những đòi hỏi từ Qatar, bởi đến lúc này họ không còn lo ngại bị “đe dọa, tổn hại” trước những tuyên bố của Doha trong việc ủng hộ Iran, hay lời đề nghị mở rộng hợp tác quân sự với Thổ Nhĩ Kỳ.

Có thể nói, lợi thế về tài chính, ngoại giao và truyền thông đã và đang giúp Qatar trụ vững và phát đi những thông điệp cứng rắn trước các lệnh trừng phạt.

Tuy vậy, càng kéo dài căng thẳng sẽ càng nảy sinh nhiều bất lợi, phức tạp. Qatar thấy điều đó, và nhận ra rằng, đến một lúc nào đó, họ chỉ được phép lựa chọn một trong hai hướng đi, đó là chọn theo các nước vùng Vịnh và Arab anh em, hoặc là tiếp tục theo đuổi các chính sách trái ngược, ủng hộ Iran, cổ súy cho các hoạt động cải cách dân chủ ở khu vực.

Nhiều nhà phân tích khu vực nhận định không nhìn thấy triển vọng cho cuộc khủng hoảng và chắc chắn nó sẽ tiếp tục kéo dài cho đến năm 2018 và sau đó./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Các nước vùng Vịnh khuyến cáo công dân không đi du lịch tới Lebanon
Các nước vùng Vịnh khuyến cáo công dân không đi du lịch tới Lebanon

VOV.VN - Ba nước vùng Vịnh ra khuyến cáo công dân không đi du lịch Lebanon và yêu cầu công dân nước mình đang ở Lebanon rời khỏi nước này càng sớm càng tốt.

Các nước vùng Vịnh khuyến cáo công dân không đi du lịch tới Lebanon

Các nước vùng Vịnh khuyến cáo công dân không đi du lịch tới Lebanon

VOV.VN - Ba nước vùng Vịnh ra khuyến cáo công dân không đi du lịch Lebanon và yêu cầu công dân nước mình đang ở Lebanon rời khỏi nước này càng sớm càng tốt.

Căng thẳng Saudi-Iran đẩy an ninh vùng Vịnh tới giới hạn đỏ
Căng thẳng Saudi-Iran đẩy an ninh vùng Vịnh tới giới hạn đỏ

VOV.VN - Khu vực Trung Đông những ngày qua tiếp tục “nóng” với những diễn biến căng thẳng trong mối quan hệ giữa Iran và Saudi Arabia.

Căng thẳng Saudi-Iran đẩy an ninh vùng Vịnh tới giới hạn đỏ

Căng thẳng Saudi-Iran đẩy an ninh vùng Vịnh tới giới hạn đỏ

VOV.VN - Khu vực Trung Đông những ngày qua tiếp tục “nóng” với những diễn biến căng thẳng trong mối quan hệ giữa Iran và Saudi Arabia.

Khủng hoảng vùng Vịnh tiếp tục nóng với tuyên bố từ Qatar
Khủng hoảng vùng Vịnh tiếp tục nóng với tuyên bố từ Qatar

VOV.VN - Cuộc khủng hoảng vùng Vịnh đã bước sang tháng thứ 6, song đến nay vẫn chưa có bất kỳ dấu hiệu hạ nhiệt nào.

Khủng hoảng vùng Vịnh tiếp tục nóng với tuyên bố từ Qatar

Khủng hoảng vùng Vịnh tiếp tục nóng với tuyên bố từ Qatar

VOV.VN - Cuộc khủng hoảng vùng Vịnh đã bước sang tháng thứ 6, song đến nay vẫn chưa có bất kỳ dấu hiệu hạ nhiệt nào.

Tuyên bố Kuwait kêu gọi các quốc gia vùng Vịnh đoàn kết
Tuyên bố Kuwait kêu gọi các quốc gia vùng Vịnh đoàn kết

VOV.VN - Ngày 5/12, tại Kuwait, Hội nghị Thượng đỉnh các nước Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) đã kết thúc.

Tuyên bố Kuwait kêu gọi các quốc gia vùng Vịnh đoàn kết

Tuyên bố Kuwait kêu gọi các quốc gia vùng Vịnh đoàn kết

VOV.VN - Ngày 5/12, tại Kuwait, Hội nghị Thượng đỉnh các nước Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) đã kết thúc.

Mỹ ủng hộ Qatar trong giải quyết khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh
Mỹ ủng hộ Qatar trong giải quyết khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh

VOV.VN - Theo kế hoạch, Ngoại trưởng Qatar Sheikh Mohamed bin Abdulrahman Al Thani sẽ có cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson vào tuần tới.

Mỹ ủng hộ Qatar trong giải quyết khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh

Mỹ ủng hộ Qatar trong giải quyết khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh

VOV.VN - Theo kế hoạch, Ngoại trưởng Qatar Sheikh Mohamed bin Abdulrahman Al Thani sẽ có cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson vào tuần tới.