Người Duy Ngô Nhĩ ở Afghanistan lo ngại bị Taliban trục xuất về Trung Quốc

VOV.VN - Tình cảnh của những người Duy Ngô Nhĩ bình dân ở Afghanistan hiện nay khá bi đát sau khi phái Hồi giáo cực đoan Taliban trở lại cầm quyền tại quốc gia Nam Á này. Cộng đồng Duy Ngô Nhĩ lo sợ sẽ bị Taliban trục xuất về Trung Quốc, nơi họ từng rời bỏ.

Nỗi lòng cộng đồng Duy Ngô Nhĩ di cư từ Trung Quốc sang

Gia đình của chị Tuhan vượt biên từ vùng Tân Cương (Trung Quốc) sang Afghanistan cách đây 45 năm.

Giờ đây, nhóm Hồi giáo vũ trang Taliban đã trở lại cầm quyền ở Afghanistan (từ giữa tháng 8/2021 - ND) và Tuhan lo sợ mình và những người tộc Duy Ngô Nhĩ khác như chị có thể bị Taliban trục xuất về Trung Quốc.

Tuhan là bí danh để bảo vệ danh tính nhân vật này trước Taliban. Chị hiện nay bị kẹt giữa Trung Quốc (nơi gia đình chị rời bỏ cách đây nửa thế kỷ) và Afghanistan nơi gia đình chị cho tới nay vẫn bị coi là người ngoài.

Cộng đồng Duy Ngô Nhĩ ở Afghanistan có nhiều nỗi lo, trong đó lớn nhất là khả năng bị trục xuất về Trung Quốc.

Đối với họ, việc Taliban lên nắm quyền là điều vô cùng tệ hại. Tuhan nói, "chỉ là vấn đề thời gian, cho đến khi Taliban phát hiện ra chúng tôi là người Duy Ngô Nhĩ, tính mạng của chúng tôi đang gặp nguy hiểm".

Tuhan mới chỉ 7 tuổi khi chị và bố mẹ trốn chạy khỏi Yarkand - một ốc đảo trên con đường Tơ lụa xưa gần biên giới Trung Quốc-Afghanistan.

Khi ấy, Kabul được biết đến với tên gọi "Paris phương Đông". Đối với người tộc Duy Ngô Nhĩ, Kabul là một thiên đường đối với họ sau khi thoát khỏi "Đại Cách mạng Văn hóa" - một biến cố chính trị-xã hội tại Trung Quốc từ năm 1966-1976.

Tuhan nằm trong số 3.000 người Duy Ngô Nhĩ ở Afghanistan, theo Sean Roberts - giáo sư Đại học George Washington (Mỹ), tác giả một cuốn sách về người Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc.

Trong cộng đồng Duy Ngô Nhĩ thiểu số này còn có nhiều người rời khỏi Trung Quốc đại lục sau khi lực lượng của ông Mao Trạch Đông kiểm soát được Tân Cương vào năm 1949. Còn thế hệ như Tuhan rời bỏ Trung Quốc vào giữa thập niên 1970, khi đó họ phải vượt qua nhiều đèo núi ở phía nam Tân Cương.

Hiện nay nhiều người Duy Ngô Nhĩ mang quốc tịch Afghanistan nhưng thẻ căn cước của họ vẫn ghi họ là người tị nạn Trung Quốc, kể cả thế hệ di cư thứ 2, dựa trên một bức ảnh thẻ được chia sẻ với CNN.

Bố mẹ của Abdul Aziz Naseri đã chạy trốn khỏi Tân Cương vào năm 1976. Anh nói, thẻ căn cước của anh vẫn xác định anh là một "người tị nạn Trung Quốc" dù anh được sinh ra tại Kabul.

Khả năng bị Taliban trục xuất về Trung Quốc

Naseri hiện đang sống ở Thổ Nhĩ Kỳ. Anh cho biết đã thu thập được tên của hơn 100 gia đình Duy Ngô Nhĩ muốn di tản khỏi Afghanistan.

Anh này nói rằng các gia đình kia lo lắng về mối quan hệ thân thiện giữa Taliban và Trung Quốc, và khả năng bị Taliban trục xuất về Trung Quốc.

Naseri cho rằng Taliban có nhiều lý do để lấy lòng Bắc Kinh, nhằm đạt được các mục đích như được quốc tế công nhận, có được trợ giúp tài chính trong bối cảnh cộng đồng quốc tế không muốn hỗ trợ tài chính cho Taliban.

Trong các năm gần đây, Trung Quốc đã cố gắng đưa những người Duy Ngô Nhĩ từ hải ngoại, trong đó có các nước Hồi giáo, về vùng Tân Cương.

Báo cáo của tổ chức UHRP hồi tháng 6/2021 cho biết có ít nhất 395 trường hợp người Duy Ngô Nhĩ từ nhiều nước bị gửi trở lại Trung Quốc kể từ năm 1997.

Trong khi đó, trong một thông cáo gửi cho CNN, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã gọi UHRP là một tổ chức "hoàn toàn ly khai chống Trung Quốc" và cho rằng các dữ liệu mà UHRP đưa ra không đáng tin cậy và thậm chí không đáng được bác bỏ".

Giờ hơn 50 tuổi, Tuhan sống ở miền bắc Afghanistan, kiếm sống bằng nghề cắt may quần áo. Con cái của chị làm các việc vặt, như sơn nhà cửa hàng xóm... miễn sao kiếm được tiền.

Roberts cho biết hiện không rõ Đảng Hồi giáo Turkistan (TIP) hiện có hiện diện nhiều ở Afghanistan hay không. Trong trường hợp trục xuất, nhiều khả năng Taliban sẽ trục xuất người Duy Ngô Nhĩ thông thường trước rồi mới đến các thành viên TIP (cũng là người Duy Ngô Nhĩ).

Bất chấp việc sống ở Afghanistan nhiều thập kỷ, người Duy Ngô Nhĩ vẫn bị coi là người ngoài. Khác với hàng ngàn người được Mỹ và đồng minh đưa đi sơ tán bằng máy bay thời gian qua, người Duy Ngô Nhĩ không có nước nào giúp họ dàn xếp việc di tản cả.

Tuhan cho biết chị và gia đình thậm chí không có hộ chiếu. Do vậy kể cả có nước nào nhận họ thì họ vẫn có ít cách để rời khỏi Afghanistan.

Tuhan nói: "Người ta không tặng hộ chiếu miễn phí mà chúng tôi không có đủ tiền để lo việc đó. Giờ thì họ đã ngừng luôn cả việc cấp hộ chiếu"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổ chức khủng bố Hồi giáo ETIM có đang tồn tại như các tuyên bố của Trung Quốc?
Tổ chức khủng bố Hồi giáo ETIM có đang tồn tại như các tuyên bố của Trung Quốc?

VOV.VN - Trung Quốc thường bày tỏ lo ngại về tổ chức ETIM của người Duy Ngô Nhĩ ở Afghanistan và quy trách nhiệm cho ETIM về các cuộc tấn công bạo lực trên lãnh thổ Trung Quốc. Nhưng ETIM liệu có đang tồn tại như các tuyên bố của Trung Quốc?

Tổ chức khủng bố Hồi giáo ETIM có đang tồn tại như các tuyên bố của Trung Quốc?

Tổ chức khủng bố Hồi giáo ETIM có đang tồn tại như các tuyên bố của Trung Quốc?

VOV.VN - Trung Quốc thường bày tỏ lo ngại về tổ chức ETIM của người Duy Ngô Nhĩ ở Afghanistan và quy trách nhiệm cho ETIM về các cuộc tấn công bạo lực trên lãnh thổ Trung Quốc. Nhưng ETIM liệu có đang tồn tại như các tuyên bố của Trung Quốc?

Đầu tư vào Afghanistan, Trung Quốc sẽ đối mặt với muôn vàn thách thức
Đầu tư vào Afghanistan, Trung Quốc sẽ đối mặt với muôn vàn thách thức

VOV.VN - Mỹ đã đầu tư bao thời gian, công sức, và tiền bạc vào Afghanistan để rồi phải cay đắng rút khỏi đây. Nếu Trung Quốc quyết định đầu tư vào Afghanistan, họ cũng được cho là sẽ gặp phải rất nhiều thách thức như tình trạng bất ổn, tham nhũng, mafia, tính cục bộ địa phương...

Đầu tư vào Afghanistan, Trung Quốc sẽ đối mặt với muôn vàn thách thức

Đầu tư vào Afghanistan, Trung Quốc sẽ đối mặt với muôn vàn thách thức

VOV.VN - Mỹ đã đầu tư bao thời gian, công sức, và tiền bạc vào Afghanistan để rồi phải cay đắng rút khỏi đây. Nếu Trung Quốc quyết định đầu tư vào Afghanistan, họ cũng được cho là sẽ gặp phải rất nhiều thách thức như tình trạng bất ổn, tham nhũng, mafia, tính cục bộ địa phương...

Chia rẽ và tranh giành quyền lực trong nội bộ ban lãnh đạo Taliban ở Afghanistan
Chia rẽ và tranh giành quyền lực trong nội bộ ban lãnh đạo Taliban ở Afghanistan

VOV.VN - Tổ chức Taliban đã chiếm được chính quyền ở hầu khắp Afghanistan. Tuy nhiên đang xuất hiện nhiều phe phái tranh giành quyền lực với nhau trong nội bộ lực lượng Hồi giáo này. Sự chia rẽ bên trong Taliban khiến người ta lo ngại về nguy cơ bất ổn và bạo lực tại quốc gia Nam Á này.

Chia rẽ và tranh giành quyền lực trong nội bộ ban lãnh đạo Taliban ở Afghanistan

Chia rẽ và tranh giành quyền lực trong nội bộ ban lãnh đạo Taliban ở Afghanistan

VOV.VN - Tổ chức Taliban đã chiếm được chính quyền ở hầu khắp Afghanistan. Tuy nhiên đang xuất hiện nhiều phe phái tranh giành quyền lực với nhau trong nội bộ lực lượng Hồi giáo này. Sự chia rẽ bên trong Taliban khiến người ta lo ngại về nguy cơ bất ổn và bạo lực tại quốc gia Nam Á này.

Toan tính của Trung Quốc và Pakistan trước sự sụp đổ của chính quyền Afghanistan
Toan tính của Trung Quốc và Pakistan trước sự sụp đổ của chính quyền Afghanistan

VOV.VN - Nói đến tình hình biến động ở Afghanistan và lực lượng Taliban, không thể không nhắc tới Trung Quốc và Pakistan. Dự liệu việc Taliban lên nắm quyền, họ đã có nhiều toan tính chiến lược kỹ càng từ trước.

Toan tính của Trung Quốc và Pakistan trước sự sụp đổ của chính quyền Afghanistan

Toan tính của Trung Quốc và Pakistan trước sự sụp đổ của chính quyền Afghanistan

VOV.VN - Nói đến tình hình biến động ở Afghanistan và lực lượng Taliban, không thể không nhắc tới Trung Quốc và Pakistan. Dự liệu việc Taliban lên nắm quyền, họ đã có nhiều toan tính chiến lược kỹ càng từ trước.

G7 đưa ra sáng kiến Tái thiết Thế giới B3W ứng phó BRI của Trung Quốc có lỗi thời?
G7 đưa ra sáng kiến Tái thiết Thế giới B3W ứng phó BRI của Trung Quốc có lỗi thời?

VOV.VN - Sự phát triển của Trung Quốc nói chung và sự mở rộng của đại dự án "Vành đai và Con đường" nói riêng đã khiến các nước giàu có G7 lo ngại. Họ đã vạch ra sáng kiến Tái thiết thế giới B3W để làm đối trọng với BRI của Trung Quốc.

G7 đưa ra sáng kiến Tái thiết Thế giới B3W ứng phó BRI của Trung Quốc có lỗi thời?

G7 đưa ra sáng kiến Tái thiết Thế giới B3W ứng phó BRI của Trung Quốc có lỗi thời?

VOV.VN - Sự phát triển của Trung Quốc nói chung và sự mở rộng của đại dự án "Vành đai và Con đường" nói riêng đã khiến các nước giàu có G7 lo ngại. Họ đã vạch ra sáng kiến Tái thiết thế giới B3W để làm đối trọng với BRI của Trung Quốc.

Danh xưng “Con đường Tơ lụa” vốn dĩ không phải của Trung Quốc?
Danh xưng “Con đường Tơ lụa” vốn dĩ không phải của Trung Quốc?

VOV.VN - Có vẻ như Trung Quốc đang cố tận dụng các chi tiết mơ hồ trong lịch sử để cổ xúy cho “Con đường Tơ lụa” hiện đại và sáng kiến “Vành đai và Con đường”.

Danh xưng “Con đường Tơ lụa” vốn dĩ không phải của Trung Quốc?

Danh xưng “Con đường Tơ lụa” vốn dĩ không phải của Trung Quốc?

VOV.VN - Có vẻ như Trung Quốc đang cố tận dụng các chi tiết mơ hồ trong lịch sử để cổ xúy cho “Con đường Tơ lụa” hiện đại và sáng kiến “Vành đai và Con đường”.

Trung Quốc đe dọa Mỹ sẽ lãnh hậu quả do ban hành luật Duy Ngô Nhĩ
Trung Quốc đe dọa Mỹ sẽ lãnh hậu quả do ban hành luật Duy Ngô Nhĩ

VOV.VN - Sau khi Mỹ ban hành luật trừng phạt Trung Quốc về cách đối xử với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, Trung Quốc dọa Mỹ sẽ hứng chịu hậu quả.

Trung Quốc đe dọa Mỹ sẽ lãnh hậu quả do ban hành luật Duy Ngô Nhĩ

Trung Quốc đe dọa Mỹ sẽ lãnh hậu quả do ban hành luật Duy Ngô Nhĩ

VOV.VN - Sau khi Mỹ ban hành luật trừng phạt Trung Quốc về cách đối xử với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, Trung Quốc dọa Mỹ sẽ hứng chịu hậu quả.

Phụ nữ Afghanistan lo sợ về an ninh và tương lai của mình dưới chế độ Taliban lần 2
Phụ nữ Afghanistan lo sợ về an ninh và tương lai của mình dưới chế độ Taliban lần 2

VOV.VN - Hiện nay nhiều phụ nữ Afghanistan e sợ rằng các quyền lợi về giáo dục, xã hội, và chính trị mà họ được hưởng trong 2 thập kỷ qua sẽ bị cắt xén hoặc xóa bỏ hẳn khi Taliban lên nắm quyền tại quốc gia này lần thứ 2.

Phụ nữ Afghanistan lo sợ về an ninh và tương lai của mình dưới chế độ Taliban lần 2

Phụ nữ Afghanistan lo sợ về an ninh và tương lai của mình dưới chế độ Taliban lần 2

VOV.VN - Hiện nay nhiều phụ nữ Afghanistan e sợ rằng các quyền lợi về giáo dục, xã hội, và chính trị mà họ được hưởng trong 2 thập kỷ qua sẽ bị cắt xén hoặc xóa bỏ hẳn khi Taliban lên nắm quyền tại quốc gia này lần thứ 2.