Những điều rút ra từ chiến dịch của CSTO ở Kazakhstan

VOV.VN - Do đòi hỏi của tình hình, chiến dịch gìn giữ hòa bình của CSTO được diễn ra gấp gáp và trong một thời gian ngắn, nhưng nhiều kinh nghiệm, kết luận nóng hổi đã được rút ra từ thực tiễn đó.

Chiến dịch gìn giữ hòa bình của CSTO

Chiến dịch của Tổ chức Hiệp ước Anh ninh Tập thể (CSTO) ở Kazakhstan đã được Nga và các nước tham gia khối này tiến hành từ ngày 6/1/2022, theo yêu cầu của Tổng thống Kazakhstan Kassym-Zhomart Tokayev, liên quan đến các cuộc biểu tình lớn leo thang thành đụng độ ở Almaty. Đây là một sứ mệnh gìn giữ hòa bình nhằm bảo vệ các cơ sở chiến lược và nhà nước quan trọng nhất cũng như hỗ trợ Kazakhstan trong việc duy trì luật pháp và trật tự.

Theo Điều 4 của Hiệp ước, nếu một trong các quốc gia thành viên bị xâm lược (một cuộc tấn công vũ trang đe dọa an ninh, ổn định, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền) thì hành động đó sẽ bị các quốc gia thành viên coi là hành động xâm lược chống lại tất cả các quốc gia thành viên của Hiệp ước này. Trong trường đó, tất cả các quốc gia thành viên, theo yêu cầu của quốc gia nạn nhân, sẽ ngay lập tức hỗ trợ, bao gồm cả quân sự, cũng như hỗ trợ ngân quỹ để thực hiện quyền phòng vệ tập thể theo Điều 51 của Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Tối 5/1/2022, Tổng thống Kazakhstan Tokayev đã kêu gọi CSTO hỗ trợ, do ở Kazakhstan có một "mối đe dọa khủng bố" bởi “các băng đảng khủng bố được đào tạo ở nước ngoài”. Đêm 5-6/1/2022, Chủ tịch Hội đồng An ninh Tập thể CSTO, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan thông báo, tổ chức này sẽ gửi “các lực lượng gìn giữ hòa bình tập thể” đến Kazakhstan.

Theo phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Nga, quân đội được cử đến Kazakhstan trong một "khoảng thời gian giới hạn", và mục tiêu của họ là "ổn định và bình thường hóa" tình hình, hỗ trợ các lực lượng chính phủ Kazakhstan canh gác các cơ sở quân sự và nhà nước quan trọng nhất.

Cơ sở của nhóm CSTO là các đơn vị lính dù của Nga, đã đến Kazakhstan vào ngày 7/1 trên máy bay vận tải quân sự của Lực lượng Hàng không Vũ trụ. Ngoài ra, các quân nhân từ Belarus, Armenia, Kyrgyzstan và Tajikistan cũng tham gia chiến dịch. Ngày 10/1, tại phiên họp bất thường của Hội đồng An ninh Tập thể CSTO, Tổng thống Kazakhstan cho biết, số lượng của đội gìn giữ hòa bình CSTO là 2.030 người và 250 xe máy thiết bị. Theo Tổng thư ký CSTO Stanislav Zas, lực lượng gìn giữ hòa bình CSTO được thành lập có tổng số 2.885 người.

Nga đã gửi tới Kazakhstan các phân đội thuộc Lữ đoàn cảnh vệ đặc biệt số 45, Sư đoàn đổ bộ đường không cận vệ số 98 và Lữ đoàn tấn công đường không cận vệ số 31. Đồng thời, một nhóm vận tải quân sự được thành lập gồm hơn 70 máy bay Il-76 và 5 máy bay An-124, bắt đầu chuyển các đơn vị của quân đội Nga đến Kazakhstan từ sân bay Chkalovsky (khu vực Moscow), Ivanovo-Severny (vùng Ivanovo) và Ulyanovsk-Vostochny (vùng Ulyanovsk).

Belarus đã cử một đại đội gìn giữ hòa bình chuyên biệt từ Lữ đoàn Phòng không Vệ binh Biệt động số 103 cùng các phân đội bổ sung thành lập nhóm tác chiến-tiểu đoàn, ước tính khoảng 200 binh sĩ. Kyrgyzstan đã cử một đội gìn giữ hòa bình đến Kazakhstan, bao gồm 150 quân nhân, 8 xe bọc thép và 11 xe tăng; Armenia - 100 quân nhân; Tajikistan - một tiểu đoàn quân cơ động gồm 200 người.

Việc vận chuyển lực lượng gìn giữ hòa bình từ Nga, Belarus, Armenia, Kyrgyzstan và Tajikistan tới Kazakhstan được Không quân Nga thực hiện. Sở chỉ huy của Lực lượng gìn giữ hòa bình CSTO ở Kazakhstan được triển khai tại Học viện Lục quân ở thành phố Almaty. Ngày 9/1, việc triển khai đã hoàn thành, lực lượng này thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ các cơ sở quân sự, nhà nước và các cơ sở xã hội quan trọng ở thành phố Almaty và các khu vực lân cận. Việc họ bảo vệ các cơ sở chiến lược trên khắp đất nước khỏi những kẻ khủng bố đã giúp các cơ quan an ninh Kazakhstan tập trung vào các hoạt động chống khủng bố và các hoạt động thực thi pháp luật khác.

Thấy gì từ chiến dịch gìn giữ hòa bình của CSTO

Tình hình ở Kazakhstan đã lắng dịu, với sự giúp đỡ của các đơn vị CSTO lực lượng an ninh đã lập lại được trật tự tương đối. Ngày 11/1, Tổng thống Kazakhstan Tokayev cho biết nhiệm vụ chính của chiến dịch gìn giữ hòa bình có giới hạn CSTO do Nga dẫn đầu đã hoàn thành xuất sắc trong việc giúp Kazakhstan khôi phục chế độ pháp quyền theo hiến pháp trên cả nước. Một cuộc khủng hoảng an ninh khu vực tiềm tàng chưa từng có đã được ngăn chặn thông qua sự can thiệp mang tính quyết định này.

Theo Tổng thống Kazakhstan, quá trình rút từng giai đoạn lực lượng gìn giữ hòa bình khỏi lãnh thổ của Kazakhstan sẽ bắt đầu, quá trình rút quân sẽ mất không quá 10 ngày. Các chuyên gia đang tổng hợp những kết quả đầu tiên về hoạt động của các đơn vị CSTO tại quốc gia này. Theo kênh Militarist được trang topcor.ru đưa lại, chiến dịch cho thấy 9 điểm chính:

1. Nga đã có thể đảm bảo tính tập thể và tính chặt chẽ của các chiến dịch của liên minh. Việc vận chuyển lực lượng được thực hiện bằng các máy bay của Không quân Nga.

2. CSTO đã chứng minh được tính hiệu quả của nó, và trong tương lai, các cơ quan quân sự và tình báo của các quốc gia CSTO rút kinh nghiêm từ thành công này để phối hợp chặt chẽ hơn các hoạt động à hy vọng ngăn chặn bất kỳ cuộc Chiến tranh Khủng bố Lai tương tự nào xảy ra với bất kỳ quốc gia nào trong khối.

3. Quân đội một lần nữa đã trở thành nhân tố quan trọng giải quyết khủng hoảng mà ngoại giao và kinh tế đều bất lực.

4. Nga đã chứng tỏ khả năng của mình trong việc di chuyển một lữ đoàn không có vũ khí hạng nặng đến một địa điểm mới trong một ngày; ở đây, vai trò của lực lượng dù đã tăng lên đáng kể.

5. Một lần nữa xác nhận hiệu quả của Không quân vận tải Nga và đội ngũ phi công. Trong chiến dịch của CSTO này có tới 1/3 số máy bay vận tải của Nga tham gia. Các chuyến bay của Il-76MD và An-124-100 còn được thực hiện sang các hướng khác (Syria).

6. Các xe bọc thép tấn công đổ bộ BMD-4M và máy bay vận tải quân sự Il-76MD-90A hiện đại hóa đã được thử nghiệm thực tế.

7. Quân đội Nga đã sử dụng máy bay không người lái (Orlan-10).

8. Thể hiện chất lượng cao của xe máy đặc chủng của lực lượng lính dù - trong quá trình triển khai tác chiến, các phương tiện quân sự của lính dù Nga không hề bị hư hại.

9. Các hành động của CSTO ở Kazakhstan làm sâu sắc thêm mối quan hệ hợp tác giữa quân đội Nga và Belarus.

Chiến dịch đã thành công trong một khoảng thời gian ngắn như vậy bởi vì CSTO đã chuẩn bị cho kịch bản này kể từ khi thành lập (1992). Các thành viên CSTO nhận thức được rằng các mối đe dọa an ninh khu vực trở nên tồi tệ hơn do hậu quả của cuộc rút lui hỗn loạn của Mỹ khỏi Afghanistan tháng 8/2021. Mặc dù các cơ quan tình báo quân sự của họ không phát hiện trước được kịch bản cụ thể này, nhưng đã có sẵn các kế hoạch để ứng phó với các sự kiện một cách nhanh chóng, hiệu quả và chuyên nghiệp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng thống Tokayev tuyên bố CSTO hoàn thành sứ mệnh và sẽ rút khỏi Kazakhstan
Tổng thống Tokayev tuyên bố CSTO hoàn thành sứ mệnh và sẽ rút khỏi Kazakhstan

VOV.VN - Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev tuyên bố Tổ chức An ninh tập thể (CSTO) đã hoàn thành sứ mệnh và sẽ rút lực lượng trong vài ngày tới.

Tổng thống Tokayev tuyên bố CSTO hoàn thành sứ mệnh và sẽ rút khỏi Kazakhstan

Tổng thống Tokayev tuyên bố CSTO hoàn thành sứ mệnh và sẽ rút khỏi Kazakhstan

VOV.VN - Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev tuyên bố Tổ chức An ninh tập thể (CSTO) đã hoàn thành sứ mệnh và sẽ rút lực lượng trong vài ngày tới.

Kazakhstan bổ nhiệm Thủ tướng mới
Kazakhstan bổ nhiệm Thủ tướng mới

VOV.VN - Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev đã ký sắc lệnh bổ nhiệm ông Alikhan Smailov làm Thủ tướng Kazakhstan.

Kazakhstan bổ nhiệm Thủ tướng mới

Kazakhstan bổ nhiệm Thủ tướng mới

VOV.VN - Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev đã ký sắc lệnh bổ nhiệm ông Alikhan Smailov làm Thủ tướng Kazakhstan.

Tổng thống Kazakhstan tiết lộ thời điểm lực lượng CSTO rút quân
Tổng thống Kazakhstan tiết lộ thời điểm lực lượng CSTO rút quân

VOV.VN - Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev ngày 11/1 cho biết, các lực lượng gìn giữ hòa bình của Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO) được điều đến quốc gia này để hỗ trợ khôi phục trật tự sẽ bắt đầu rút đi sau 2 ngày nữa.

Tổng thống Kazakhstan tiết lộ thời điểm lực lượng CSTO rút quân

Tổng thống Kazakhstan tiết lộ thời điểm lực lượng CSTO rút quân

VOV.VN - Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev ngày 11/1 cho biết, các lực lượng gìn giữ hòa bình của Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO) được điều đến quốc gia này để hỗ trợ khôi phục trật tự sẽ bắt đầu rút đi sau 2 ngày nữa.

Vì sao Trung Quốc bất an khi Nga đưa quân tới Kazakhstan?
Vì sao Trung Quốc bất an khi Nga đưa quân tới Kazakhstan?

VOV.VN - Quyết định của Nga can thiệp quân sự vào Kazakhstan không chỉ khiến phương Tây lo ngại mà còn khiến Trung Quốc – đối tác vô cùng thân thiết của Moscow cảm thấy bất an.

Vì sao Trung Quốc bất an khi Nga đưa quân tới Kazakhstan?

Vì sao Trung Quốc bất an khi Nga đưa quân tới Kazakhstan?

VOV.VN - Quyết định của Nga can thiệp quân sự vào Kazakhstan không chỉ khiến phương Tây lo ngại mà còn khiến Trung Quốc – đối tác vô cùng thân thiết của Moscow cảm thấy bất an.