Những việc Mỹ cần làm sau khi bình thường hóa quan hệ với Cuba

VOV.VN - Mỹ còn rất nhiều việc phải làm để có thể hoàn toàn xóa bỏ sự thù địch trong quan hệ giữa hai nước vốn đã kéo dài tới 54 năm.

AP đã liệt kê một số bước đi mà Mỹ cần thực hiện nếu muốn đạt được mục tiêu này: 

Khôi phục hòa toàn quan hệ ngoại giao 

Mặc dù việc trao đổi công văn ngoại giao giữa Washington và Havana là đủ để hai bên tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Việc khôi phục toàn bộ quan hệ ngoại giao của Mỹ lại phụ thuộc chủ yếu vào các dự luật do Quốc hội Mỹ thông qua. 

Người dân Cuba mong chờ một tương lai tươi sáng hơn sau khi Mỹ tuyên bố bình thường hóa quan hệ (Ảnh Reuters)

Sau đó, cả Mỹ và Cuba cần phải đi đến một thỏa thuận về các vấn đề có liên quan để có thể thực thi được các dự luật này. 

Theo đó, các cuộc đàm phán cấp cao giữa hai bên sẽ được bắt đầu vào cuối tháng 1/2015 tại Havana. Cuộc đàm phán này là một phần trong các cuộc đàm phán liên quan đến vấn đề nhập cư giữa Mỹ và Cuba. 

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Tây bán cầu Roberta Jacobson, người sẽ dẫn đầu đoàn đàm phán của Mỹ, ngày 18/12 cho biết, quá trình đàm phán này sẽ liên quan đến nhiều vấn đề kỹ thuật và sẽ không liên quan nhiều đến những vấn đề mà Mỹ vẫn còn hoài nghi đối với Cuba. 

Mặc dù vậy, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng, việc cải thiện tình hình nhân quyền ở Cuba cũng như giải quyết những vấn đề quan trọng, bao gồm cả những vụ kiện pháp lý giữa Mỹ và Cuba, sẽ là ưu tiên hàng đầu của Mỹ. 

Mối quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Cuba đã trở nên nghiêm trọng vào năm 1961, nhưng đã được khôi phục một phần vào năm 1977 sau khi cả hai bên thiết lập các cơ sở ngoại giao nhằm giải quyết các lợi ích của các bên tại thủ đô của Mỹ và Cuba. 

Những cơ sở này về mặt kỹ thuật nằm dưới quyền điều hành của Thụy Sỹ, nước có vai trò bảo hộ quyền lợi cho cả Mỹ và Cuba trong việc này. 

Trong trường hợp Mỹ và Cuba khôi phục hòa toàn quan hệ ngoại giao, những cơ sở này sẽ được xây dựng thành Đại sứ quán. 

Mở Đại sứ quán tại Havana và chỉ định Đại sứ 

Theo Hiến pháp Mỹ, Chính phủ có quyền mở hoặc đóng cửa các cơ sở ngoại giao ở nước ngoài. Tuy nhiên, Quốc hội sẽ phải phê chuẩn việc cấp kinh phí cho các cơ sở ngoại giao này và Thượng viện có trách nhiệm phê chuẩn việc bổ nhiệm Đại sứ. 

Chính vì vậy, nhiều thượng nghị sỹ phản đối việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Cuba đã đe dọa sẽ không cấp kinh phí cho Đại sứ quán Mỹ tại Havana và sẽ không thông qua bất kỳ một Đại sứ được chỉ định nào. 

Tuy nhiên, với việc Quốc hội Mỹ đã cấp kinh phí cho các cơ sở ngoại giao và các nhân viên Mỹ làm việc tại Havana để phục vụ cho cả người Mỹ và Cuba trong vòng 37 năm qua, sẽ khó có khả năng Quốc hội Mỹ lại không phê chuẩn việc cấp kinh phí cho Đại sứ quán Mỹ tại Cuba nếu được thành lập. 

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, họ dự định sử dụng cơ sở ngoại giao của Mỹ hiện nay tại Cuba, một tòa nhà 6 tầng đã từng là Đại sứ quán Mỹ từ năm 1953-1961, để mở tòa Đại sứ mới và sẽ không cấp thêm kinh phí nhiều hơn so với những gì mà họ đã chi trả từ trước đến nay. 

Tổng thống Barack Obama tuyên bố Mỹ dỡ bỏ cấm vận với Cuba (Ảnh AP)

Mặc dù vậy việc bổ nhiệm Đại sứ được cho là sẽ khó khăn hơn rất nhiều bởi ngay cả một thượng nghị sỹ cũng có thể ngăn cản việc bổ nhiệm này. 

Chính vì thế, các quan chức Mỹ khẳng định, nếu việc bổ nhiệm Đại sứ quá khó khăn, họ sẽ chỉ định Phó Đại sứ hoặc Đại biện lâm thời, những người có thể đảm nhiệm những trách nhiệm chính ở Đại sứ quán. 

Chính phủ Mỹ cho biết họ hy vọng rằng việc mở Đại sứ quán sẽ được hoàn tất “trong vài tháng tới”, và điều này cho thấy nỗ lực của Mỹ trong việc cải thiện quan hệ với Cuba. 

Chấm dứt lệnh cấm vận và loại Cuba ra khỏi danh sách “Nước viện trợ cho khủng bố” 

Chính phủ Mỹ không có quyền dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận do nước này áp đặt với Cuba năm 1963. Tuy nhiên, họ hoàn toàn có thể tiến hành những biện pháp cần thiết để giảm nhẹ tác động của lệnh cấm vận này. 

Theo quy định, việc chấm dứt lệnh cấm vận thuộc thẩm quyền của Quốc hội và các quan chức chính quyền Mỹ thừa nhận, họ không tin rằng việc này sẽ sớm được thông qua. 

Tòa nhà Quốc hội Mỹ, nơi Tổng thống Obama sẽ phải "tranh đấu" với các Nghị sĩ để bảo vệ quyết định bình thường hóa quan hệ với Cuba của mình (Ảnh Reuters)

Mặc dù vậy, họ cho rằng, việc nới lỏng lệnh cấm vận sẽ tạo ra nhiều cơ hội mới cho Cuba và dần dần sẽ khiến những người phản đối việc bình thường hóa quan hệ với Cuba chấp thuận dỡ bỏ lệnh cấm vận. 

Tuy nhiên, ngoài lệnh cấm vận, Cuba còn chịu nhiều lệnh trừng phạt của Mỹ, trong đó có lệnh trừng phạt năm 1982 vì bị coi là “nước viện trợ cho khủng bố”. 

Theo đó, lệnh trừng phạt này giới hạn hoàn toàn việc Mỹ hỗ trợ về mặt ngoại giao, cấm buôn bán vũ khí và kiểm soát chặt chẽ việc bán các trang thiết bị lưỡng dụng cho Cuba. 

Tổng thống Obama đã tuyên bố, ông yêu cầu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bắt đầu xem xét lại lệnh trừng phạt này và tìm cách loại Cuba ra khỏi danh sách nói trên. 

Ngoài ra, Cuba còn chịu các lệnh trừng phạt theo Luật Cấm buôn bán với kẻ thù và Luật Helms- Burton. Tất cả các lệnh trừng phạt này sẽ cần Quốc hội phê chuẩn mới có thể được dỡ bỏ nhưng lại có thể được Chính phủ nới lỏng mà không cần Quốc hội thông qua. 

Nới lỏng các rào cản kinh tế, du lịch 

Người dân Mỹ vẫn chưa thể nghĩ tới việc được mua xì gà và rượu rum trực tiếp từ Cuba bởi việc nới lỏng các hạn chế về thương mại, đi lại và tiền tệ được công bố ngày 17/12 sẽ không có hiệu lực cho đến khi Bộ Thương mại và Bộ Tài chính Mỹ xem xét kỹ các quy định về pháp luật và công bố chính thức việc sửa đổi. Quá trình này có thể kéo dài hàng ít nhất là trong vài tuần. 

Chính quyền Mỹ cho biết, các quy định về việc người Mỹ đến Cuba sẽ được nới lỏng. Theo đó, người Mỹ du lịch đến Cuba trong một số trường hợp sẽ không cần phải xin giấy phép đặc biệt từ Cục Quản lý Tài sản Nước ngoài, Bộ Tài chính Mỹ như trước đây. 

Ngoài ra, người Mỹ có người thân ở Cuba được phép gửi cho họ số tiền lên đến 2.000USS/3 tháng so với 500USD như trước đây và người Mỹ đến du lịch ở Cuba sẽ được mua hàng hóa trị giá tới 400 USD, bao gồm cả số tiền tối đa là 100 USD để mua rượu và thuốc lá. Việc mua bán này được chấp thuận ngay cả khi khách trả tiền bằng thẻ tín dụng do các ngân hàng Mỹ cấp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giáo hoàng Francis - Người đứng sau thỏa thuận lịch sử Mỹ - Cuba
Giáo hoàng Francis - Người đứng sau thỏa thuận lịch sử Mỹ - Cuba

VOV.VN - Giáo hoàng Francis lên tiếng chúc mừng quyết định lịch sử nhằm hướng tới bình thường hóa quan hệ của Mỹ và Cuba.

Giáo hoàng Francis - Người đứng sau thỏa thuận lịch sử Mỹ - Cuba

Giáo hoàng Francis - Người đứng sau thỏa thuận lịch sử Mỹ - Cuba

VOV.VN - Giáo hoàng Francis lên tiếng chúc mừng quyết định lịch sử nhằm hướng tới bình thường hóa quan hệ của Mỹ và Cuba.

Mỹ bình thường hóa quan hệ với Cuba: Tất yếu của lịch sử
Mỹ bình thường hóa quan hệ với Cuba: Tất yếu của lịch sử

VOV.VN - Nhà cầm quyền đã nhận ra chân lý của câu “Nước Mỹ cần phải thay đổi”, thay đổi trong chiến lược phát triển, trong cách tiếp cận các nước yếu thế hơn.

Mỹ bình thường hóa quan hệ với Cuba: Tất yếu của lịch sử

Mỹ bình thường hóa quan hệ với Cuba: Tất yếu của lịch sử

VOV.VN - Nhà cầm quyền đã nhận ra chân lý của câu “Nước Mỹ cần phải thay đổi”, thay đổi trong chiến lược phát triển, trong cách tiếp cận các nước yếu thế hơn.

LHQ hoan nghênh Mỹ và Cuba bình thường hóa quan hệ
LHQ hoan nghênh Mỹ và Cuba bình thường hóa quan hệ

VOV.VN - Tổng Thư ký Ban Ki-moon khẳng định “LHQ sẵn sàng hỗ trợ hai nước vun đắp quan hệ láng giềng tốt đẹp”

LHQ hoan nghênh Mỹ và Cuba bình thường hóa quan hệ

LHQ hoan nghênh Mỹ và Cuba bình thường hóa quan hệ

VOV.VN - Tổng Thư ký Ban Ki-moon khẳng định “LHQ sẵn sàng hỗ trợ hai nước vun đắp quan hệ láng giềng tốt đẹp”

Phe đối lập chỉ trích ông Obama vì quyết định nối lại quan hệ với Cuba
Phe đối lập chỉ trích ông Obama vì quyết định nối lại quan hệ với Cuba

VOV.VN - Thượng nghị sĩ Marco Rubio, người gốc Cuba, cho biết ông sẽ làm hết sức mình để phá hoại kế hoạch bình thường hóa.

Phe đối lập chỉ trích ông Obama vì quyết định nối lại quan hệ với Cuba

Phe đối lập chỉ trích ông Obama vì quyết định nối lại quan hệ với Cuba

VOV.VN - Thượng nghị sĩ Marco Rubio, người gốc Cuba, cho biết ông sẽ làm hết sức mình để phá hoại kế hoạch bình thường hóa.

ĐHĐ LHQ thông qua Nghị quyết chấm dứt lệnh cấm vận với Cuba
ĐHĐ LHQ thông qua Nghị quyết chấm dứt lệnh cấm vận với Cuba

VOV.VN - Nghị quyết được thông qua với tỷ lệ phiếu áp đảo 188 thuận, 02 chống (Mỹ và Israel), 03 trắng (Palau, Micronesia và Marshall Islands).

ĐHĐ LHQ thông qua Nghị quyết chấm dứt lệnh cấm vận với Cuba

ĐHĐ LHQ thông qua Nghị quyết chấm dứt lệnh cấm vận với Cuba

VOV.VN - Nghị quyết được thông qua với tỷ lệ phiếu áp đảo 188 thuận, 02 chống (Mỹ và Israel), 03 trắng (Palau, Micronesia và Marshall Islands).

Tổng thống Obama: 50 năm cô lập Cuba không có tác dụng
Tổng thống Obama: 50 năm cô lập Cuba không có tác dụng

VOV.VN -Tổng thống Barack Obama đã mở ra chương mới trong quan hệ Mỹ - Cuba bằng tuyên bố tình bình thường hóa quan hệ ngoại giao và kinh tế.

Tổng thống Obama: 50 năm cô lập Cuba không có tác dụng

Tổng thống Obama: 50 năm cô lập Cuba không có tác dụng

VOV.VN -Tổng thống Barack Obama đã mở ra chương mới trong quan hệ Mỹ - Cuba bằng tuyên bố tình bình thường hóa quan hệ ngoại giao và kinh tế.

Mỹ vẫn cấm vận thương mại Cuba dù bình thường hóa ngoại giao
Mỹ vẫn cấm vận thương mại Cuba dù bình thường hóa ngoại giao

VOV.VN - Cuba và Mỹ là đối thủ ý thức hệ kể từ khi xảy ra cuộc cách mạng XHCN năm 1959.

Mỹ vẫn cấm vận thương mại Cuba dù bình thường hóa ngoại giao

Mỹ vẫn cấm vận thương mại Cuba dù bình thường hóa ngoại giao

VOV.VN - Cuba và Mỹ là đối thủ ý thức hệ kể từ khi xảy ra cuộc cách mạng XHCN năm 1959.