Phế truất Tổng thống Morsi – tương lai Ai Cập về đâu?

(VOV) - Đằng sau sự kiện là cuộc đấu 3 bên, trong đó phe thế tục đang chiếm ưu thế với sự hậu thuẫn của quân đội.

Dư luận thế giới hiện đang tập trung vào tình hình tại Ai Cập khi sáng sớm 4/7 (giờ Việt Nam), quân đội Ai Cập đã phế truất Tổng thống Mohamed Morsi và chỉ định Chánh án Tòa án Hiến pháp tối cao làm lãnh đạo lâm thời của nước này.

Những động thái này diễn ra sau khi Tổng thống và các phe phái tại Ai Cập không giải quyết được khủng hoảng trong thời hạn tối hậu thư 48 giờ mà quân đội đưa ra.

Hiện tại tình hình Ai Cập đang rất rối ren. Thủ lĩnh phe đối lập tuyên bố ủng hộ lộ trình của quân đội.

Tình hình rối ren hậu đảo chính

Diễn ra chậm hơn 4 tiếng so với thông báo trước đó, tức vào khoảng 9h tối giờ địa phương (2h sáng Việt Nam), sau khi kéo dài thời gian cho thảo luận với các đại diện trong xã hội Ai Cập, gồm đại diện của lực lượng đối lập, đảng hồi giáo Salaphi Nour, đại diện của giới chức Hồi giáo, đại diện của đạo Cơ đốc giáo, giới chức thẩm phán, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ai Cập, tướng El Sisi đã chính thức công bố lộ trình chính trị nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay. Theo đó, Ai Cập tạm thời đình chỉ bản Hiến pháp, tổ chức bầu cử sớm, người đứng đầu Tòa án Hiến pháp sẽ chịu trách nhiệm điều hành đất nước cho đến khi Ai Cập tổ chức bầu cử tổng thống; thành lập Chính phủ liên minh dân tộc; thành lập ủy ban để điều chỉnh hiến pháp; kêu gọi toàn thể người dân Ai Cập kìm chế tránh bạo lực,..

Chiến xa quân đội Ai Cập trong một lần triển khai trên đường phố thủ đô Cairo hồi trước (ảnh: AP)


Tuyên bố cũng đồng thời nhấn mạnh, kể từ ngày 22/11/2012, tức là sau khi Tổng thống Morsi ban hành bản Tuyên bố hiến pháp gây tranh cãi, lực lượng quân đội đã kêu gọi đối thoại dân tộc, các đảng phái chính trị đã chấp thuận, ngoại trừ Tổng thống. Và lực lượng quân đội hiểu rõ nguyện vọng của người dân và cam kết thực thi tốt trách nhiệm của mình. Đồng thời, họ cũng khẳng định sẽ luôn đứng ngoài các tiến trình chính trị, song luôn quan tâm đến mong muốn của nhân dân.

Sau tuyên bố của quân đội, Bộ Nội vụ Ai Cập cũng chính thức ra tuyên bố khẳng định lộ trình của lực lượng quân đội hoàn toàn đáp ứng nguyện vọng của người dân và khẳng định lực lượng cảnh sát, an ninh sẽ phối hợp với quân đội để duy trì an ninh và trật tự trên toàn lãnh thổ của Ai Cập.

Phản ứng trước vấn đề này, trên trang mạng facebook chính thức của phủ tổng thống, Tổng thống Morsi khẳng định, tuyên bố của quân đội là một cuộc đảo chính và hoàn toàn bác bỏ tuyên bố này. Trong khi đó, trên trang mạng chính thức của tổ chức Anh em Hồi giáo viết, tuyên bố của lực lượng quân đội là một âm mưu chống lại sự hợp hiến và lãng phí mong muốn của người dân và đưa Ai Cập trở lại chế độ chuyên quyền.

Trước khi lộ trình chính trị được công bố chính thức, lực lượng quân đội đã triển khai xe tăng và xe bọc thép dọc các tuyến phố trọng yếu của thủ đô Cairo, đặc biệt các khu vực đang diễn ra biểu tình, gồm quảng trường Tahir, Phủ tổng thống, quảng trường Rabaa Al-Adawiya. Trong khi đó, lực lượng an ninh cũng được tăng cường, giám sát chặt chẽ trên toàn quốc, nhất là những khu vực trọng yếu, như kênh đào Suez, bán đảo Sinai,…

Sau tuyên bố của lực lượng quân đội, phản ứng của người biểu tình ủng hộ và chống đối Tổng thống Morsi hoàn toàn trái ngược nhau. Tại quảng trường Tahir và Phủ tổng thống, điểm biểu tình chính của lực lượng đối lập thì dòng người vui mừng, hò reo, và từ các tuyến phố tại khu vực Giza cách trung tâm Cairo khoảng 5 km, nơi phóng viên Đài TNVN thường trú tại Ai Cập ghi nhận, nhiều người dân đã chuẩn bị sẵn cờ và đổ ra các quảng trường, trung tâm chính để ăn mừng. Trong khi đó, lực lượng ủng hộ tổng thống Morsi đang rất kìm chế, họ tiếp tục biểu tình ngồi tại quảng trưởng Rabaa Al-Adawiya để biểu thị sự ủng hộ tổng thống Morsi.

Trong thời gian chờ lực lượng quân đội đưa ra tuyên bố, chúng tôi ghi nhận một số vụ đụng độ nhỏ, lẻ ở các khu vực Sau khi quân đội Ai Cập ra tuyên bố chính thức, đã có một số ghi nhận về việc xảy ra một số vụ đụng độ và đã có người bị thiệt mạng, song nhìn chung tình hình an ninh vẫn đươc kiểm soát khá tốt.

Tuy nhiên, để có thể có sự đánh giá xác đáng hơn về tình hình Ai Cập thời gian tới, vẫn cần phải chờ đến những phản ứng từ phía phe Hồi giáo, các lực lượng trung thành với Tổng thống Morsi. Người ta hiện rất hoài nghi về phản ứng của Anh em Hồi giáo, tổ chức tôn giáo có tổ chức tốt và nhận được sự ủng hộ của một bộ phận không nhỏ dân chúng Ai Cập. Anh em Hồi giáo không dễ dàng bỏ cuộc, điều này đồng nghĩa với khả năng Ai Cập có thể phải đối mặt với một làn sóng biểu tình và các hoạt động phản kháng chưa thể xác định được của phe ủng hộ ông Morsi.

‘Lo sợ thế lực thần quyền củng cố quyền lực, Hồi giáo hóa xã hội’

Biểu hiện lớn nhất giữa quân đội và Tổng thống được bộc lộ rõ nét, khi vào ngày 1/7 vừa qua, chỉ sau đúng 1 ngày lực lượng đối lập phát động biểu tình tại nhiều tỉnh, thành phố của Ai Cập, yêu cầu Tổng thống từ chức và tổ chức bầu cử sớm, lực lượng quân đội ra tối hậu thư yêu cầu mọi lực lượng chính trị trong vòng 48 tiếng phải đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, nếu không lực lượng này sẽ vạch ra lộ trình chính trị để chấm dứt cuộc khủng hoảng hiện nay. Lực lượng hồi giáo hậu thuẫn Tổng thống, nhất là tổ chức Anh em Hồi giáo, xác định đây là một động thái đảo chính quân sự, và Tổng thống Morsi bác bỏ tối hậu thư, và khẳng định sẽ có lộ trình riêng để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay.

Sự khác nhau về quan điểm giữa quân đội và chính phủ xuất phát từ nhiều lý do và để nhìn nhận vấn đề này một cách đầy đủ, xin được điểm lại một số dấu mốc đáng chú ý sau: Sau khi Tổng thống Mubarak bị sụp đổ trong đợt biểu tình 25/1/2011, lực lượng quân đội – Hội đồng tối cao các lực lượng vũ trang đã tạm thời nắm quyền điều hành đất nước cho đến khi tổng thống Morsi được bầu. Trong khoảng thời gian đó, mặc dù quân đội đã tiếp tục duy trì ổn định an ninh, song đã diễn ra một số vụ bạo loạn nghiêm trọng, khiến hàng chục người bị thiệt mạng – điều đó đã tác động, làm giảm uy tín, vai trò của lực lượng này. Trong thời gian Tổng thống Morsi cầm quyền, dường như quân đội và tổ chức Anh em Hồi giáo đã chia sẻ quyền lực, song với những diễn biến thâu tóm quyền lực nhanh chóng của lực lượng hồi giáo, đặc biệt là sau tuyên bố hiến pháp gây tranh cãi của Tổng thống, lực lượng quân đội đã đề nghị đối thoại dân, song tiến trình này đã không được thực hiện, dẫn đến các rạn nứt ngày càng rõ nét. Đỉnh điểm là cuộc biểu tình ngày 30/6 vừa qua, quân đội đã thực thi một bước đi chính trị, mà tôi cho rằng điều này sẽ lấy lại uy tín của lực lượng này, ngoại trừ lực lượng hồi giáo ủng hộ Tổng thống Morsi. Như vậy, lý do cơ bản nhất, vẫn là vấn đề lợi ích và cuộc đấu tranh giành ảnh hưởng của họ chính là điểm mấu chốt dẫn đến những khác biệt hiện nay.

Bên cạnh đó, một yếu tố đã được giới phân tích đánh giá ngay từ giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng là sự khác biệt về hệ tư tưởng giữa Chính quyền do những người theo chủ nghĩa thần quyền kiểm soát và lực lượng quân đội vốn trung thành với một xã hội thế tục. Vì vậy, có thể khẳng định chắc chắn rằng, quân đội Ai Cập luôn đặc biệt dè chừng và cảnh giác với nguy cơ Ai Cập bị biến thành một xã hội thần quyền, phi thế tục, điều mà rất nhiều người đã nghi ngờ là Chính phủ của Tổng thống Morsi đang theo đuổi.

Sự đối đầu giữa một bên là quân đội và các lực lượng thế tục với một bên là lực lượng hồi giáo nhìn chung sẽ tác động tiêu cực đến tình hình Ai Cập trong thời gian tới, vì sau tuyên bố của lực lượng quân đội, Ai Cập sẽ phải bắt đầu lại một quá trình chuyển giao quyền lực mới. Và sự đoàn kết giữa các lực lượng nói chung, sẽ là nhân tố rất quan trọng giúp quốc gia này nhanh chóng phục hồi và giải quyết tốt các vấn đề thách thức hiện nay.

Tuy nhiên, một vấn đề logic trong lĩnh vực chính trị, là trong giai đoạn chuyển giao quyền lực, thì việc xảy ra cuộc đấu tranh giành quyền lực, cũng như thỏa hiệp để chia sẻ quyền lực giữa các lực lượng là vấn đề khó có thể tránh khỏi.

Cuộc đấu 3 bên

Hiện nay, có thể nói các nhà phân tích cũng đã đưa ra rất nhiều dự đoán về tương lai của Ai Cập. Tựu trung, tương lai Ai Cập sẽ phụ thuộc nhiều vào những yếu tố sau:

Thứ nhất, đó là sự đồng thuận, đoàn kết trong xã hội, giữa những người hồi giáo, quân đội và thế tục, tự do, cánh tả, cơ đốc giáo,..

Như các phân tích thời gian qua về tình hình Ai Cập cho thấy, 3 lực lượng hiện chi phối quốc gia này bao gồm: quân đội, hồi giáo và dân chủ, thế tục, cánh tả…. Vì vậy, mọi quan điểm của họ sẽ tác động, ảnh hưởng đến quan điểm của lực lượng ủng hộ họ. Và kịch bản lý tưởng nhất, là 3 nhóm lực lượng này cùng chia sẻ, thỏa hiệp lợi ích, cùng thống nhất đoàn kết, gánh vác trách nhiệm để giải quyết những khó khăn, thách thức hiện nay,– thì tương lai Ai Cập chắc chắn sẽ tươi sáng. Và ngược lại thì chắc chắn cuộc khủng hoảng hiện nay sẽ còn kéo dài, điều đó tác động trực tiếp đến người dân - và khó khăn hiện nay sẽ càng lớn hơn.

Hai là, Ai Cập cũng cần phải có thời gian để hàn gắn những rạn nứt trong xã hội. Có thể nói những cuộc biểu tình phản đối, ủng hộ tổng thống Morsi thời gian qua, cùng với những hệ lụy của các cuộc biểu tình, bạo loạn diễn ra kể từ đầu năm 2011 đến nay, đã tạo ra sự chia rẽ sâu sắc giữa các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Tâm lý hoài nghi, bất mãn, sự sợ hãi đan xen với lòng kiêu hãnh đang vẽ lên bức tranh nhiều mảng mầu sáng tối, phản ánh xã hội tương lai của Ai Cập./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng thống bị lật đổ Morsi được chuyển cho Bộ Quốc phòng
Tổng thống bị lật đổ Morsi được chuyển cho Bộ Quốc phòng

(VOV) - Tổ chức Anh em Hồi giáo đã xác nhận thông tin này.

Tổng thống bị lật đổ Morsi được chuyển cho Bộ Quốc phòng

Tổng thống bị lật đổ Morsi được chuyển cho Bộ Quốc phòng

(VOV) - Tổ chức Anh em Hồi giáo đã xác nhận thông tin này.

Mỹ sơ tán nhân viên Đại sứ quán tại Cairo
Mỹ sơ tán nhân viên Đại sứ quán tại Cairo

Đại sứ quán Mỹ tại Ai Cập, từng nhiều lần bị người biểu tình tấn công, đã đóng cửa trong ngày 3/7 nhằm phòng ngừa.

Mỹ sơ tán nhân viên Đại sứ quán tại Cairo

Mỹ sơ tán nhân viên Đại sứ quán tại Cairo

Đại sứ quán Mỹ tại Ai Cập, từng nhiều lần bị người biểu tình tấn công, đã đóng cửa trong ngày 3/7 nhằm phòng ngừa.

Thế giới phản ứng trước việc Tổng thống Morsi bị lật đổ
Thế giới phản ứng trước việc Tổng thống Morsi bị lật đổ

(VOV) - Liên minh châu Âu kêu gọi Ai Cập nhanh chóng quay trở lại chế độ chính trị dân sự và hạn chế vũ lực.

Thế giới phản ứng trước việc Tổng thống Morsi bị lật đổ

Thế giới phản ứng trước việc Tổng thống Morsi bị lật đổ

(VOV) - Liên minh châu Âu kêu gọi Ai Cập nhanh chóng quay trở lại chế độ chính trị dân sự và hạn chế vũ lực.

Tổng thống Ai Cập Morsi lên tiếng sau khi bị lật đổ
Tổng thống Ai Cập Morsi lên tiếng sau khi bị lật đổ

(VOV) - Ông Morsi khẳng định vẫn là Tổng thống hợp pháp của Ai Cập và coi sự lật đổ này là vi hiến.

Tổng thống Ai Cập Morsi lên tiếng sau khi bị lật đổ

Tổng thống Ai Cập Morsi lên tiếng sau khi bị lật đổ

(VOV) - Ông Morsi khẳng định vẫn là Tổng thống hợp pháp của Ai Cập và coi sự lật đổ này là vi hiến.

14 người chết sau khi Tổng thống Ai Cập bị lật đổ
14 người chết sau khi Tổng thống Ai Cập bị lật đổ

(VOV) - Bạo loạn sau khi quân đội tuyên bố hạ bệ Tổng thống đất nước Bắc Phi này đã dẫn tới cái chết của 14 người.

14 người chết sau khi Tổng thống Ai Cập bị lật đổ

14 người chết sau khi Tổng thống Ai Cập bị lật đổ

(VOV) - Bạo loạn sau khi quân đội tuyên bố hạ bệ Tổng thống đất nước Bắc Phi này đã dẫn tới cái chết của 14 người.

Dân Ai Cập phản ứng sau vụ Tổng thống Morsi bị lật đổ
Dân Ai Cập phản ứng sau vụ Tổng thống Morsi bị lật đổ

(VOV) - Những người phản đối Tổng thống thì  nhảy múa, ăn mừng; những người ủng hộ xuất hiện trên phố với thái độ ôn hòa hơn.

Dân Ai Cập phản ứng sau vụ Tổng thống Morsi bị lật đổ

Dân Ai Cập phản ứng sau vụ Tổng thống Morsi bị lật đổ

(VOV) - Những người phản đối Tổng thống thì  nhảy múa, ăn mừng; những người ủng hộ xuất hiện trên phố với thái độ ôn hòa hơn.

Cuộc lật đổ Chính phủ Ai Cập lần thứ 2 trong vòng 2 năm qua
Cuộc lật đổ Chính phủ Ai Cập lần thứ 2 trong vòng 2 năm qua

(VOV) - Hàng trăm nghìn người tụ tập tại Quảng trường Tahrir ăn mừng sau tuyên bố của quân đội phế truất Tổng thống Morsi.

Cuộc lật đổ Chính phủ Ai Cập lần thứ 2 trong vòng 2 năm qua

Cuộc lật đổ Chính phủ Ai Cập lần thứ 2 trong vòng 2 năm qua

(VOV) - Hàng trăm nghìn người tụ tập tại Quảng trường Tahrir ăn mừng sau tuyên bố của quân đội phế truất Tổng thống Morsi.

Diễn biến “đảo chính quân sự” tại Ai Cập
Diễn biến “đảo chính quân sự” tại Ai Cập

(VOV) - Đã có lệnh bắt giữ đối với hàng trăm nhân vật của tổ chức Anh em Hồi giáo.

Diễn biến “đảo chính quân sự” tại Ai Cập

Diễn biến “đảo chính quân sự” tại Ai Cập

(VOV) - Đã có lệnh bắt giữ đối với hàng trăm nhân vật của tổ chức Anh em Hồi giáo.

Mỹ xem xét lại việc viện trợ cho Ai Cập sau ‘đảo chính’
Mỹ xem xét lại việc viện trợ cho Ai Cập sau ‘đảo chính’

(VOV) - Theo luật Mỹ, chính phủ phải dừng viện trợ cho bất cứ quốc gia nào mà nhà lãnh đạo dân bầu bị đảo chính lật đổ.

Mỹ xem xét lại việc viện trợ cho Ai Cập sau ‘đảo chính’

Mỹ xem xét lại việc viện trợ cho Ai Cập sau ‘đảo chính’

(VOV) - Theo luật Mỹ, chính phủ phải dừng viện trợ cho bất cứ quốc gia nào mà nhà lãnh đạo dân bầu bị đảo chính lật đổ.