Phó Tổng thống Mỹ công du châu Á: Thất bại!

VOV.VN -Nhiệm vụ mà ông Biden phải giải quyết trong chuyến công du Đông Bắc Á là quá khó nếu như không muốn nói là bất khả thi.

Trong bối cảnh Bắc Kinh vừa đơn phương tuyên bố thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông làm dấy lên những căng thẳng trong khu vực, chuyến công du 3 nước Đông Bắc Á của Phó Tổng thống Mỹ, Joe Biden từ dự tính ban đầu là để thúc đẩy các hoạt động thương mại đã chuyển hướng tập trung sang giải quyết những căng thẳng leo thang.

Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) đã có cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ở Tokyo ngày 3/12/2013 (Ảnh: AFP)

Mục tiêu của ông Biden trong chuyến đi này dường như là để “nhắc nhở” Trung Quốc hạ nhiệt tình hình, đồng thời chứng tỏ cho các đồng minh thân cận là Hàn Quốc và Nhật Bản thấy rằng Washington có can dự, và sẽ không bỏ mặc họ.

Ngay sau khi Trung Quốc tuyên bố thiết lập ADIZ trên biển Hoa Đông bao trùm những khu vực chồng lấn, Nhật Bản và Hàn Quốc là 2 quốc gia đã có những phản ứng mạnh mẽ nhất. Tuy nhiên, phía Trung Quốc cho rằng, việc họ thiết lập ADIZ là hoàn toàn bình thường.

Trong một tuyên bố hôm 3/12, ngay trước khi ông Biden đáp chuyến bay từ Tokyo đến Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nhắc lại lập trường của Trung Quốc về việc thành lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông. Theo đó, Vùng nhận diện phòng không được thiết lập trở thành vùng hợp tác chứ không phải đối đầu hay gây nguy hiểm cho bất cứ nước nào.

Ông Hồng Lỗi nói: “Việc Trung Quốc thành lập khu vực ADIZ là hợp pháp và phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế. Việc này không ảnh hưởng đến quyền tự do của các chuyến bay qua vùng biển Hoa Đông hay thay đổi bản chất của luật pháp liên quan đến các chuyến bay và cũng không nhằm vào bất cứ quốc gia nào”.

Người phát ngôn Hồng Lỗi cũng khẳng định, việc Trung Quốc thành lập ADIZ không phải là chưa từng có tiền lệ. Trước Trung Quốc đã có hơn 20 quốc gia trong đó có cả Mỹ, Nhật đã thiết lập Vùng nhận diện phòng không của họ.

Tuy nhiên phía Nhật Bản và Hàn Quốc lại cho rằng, việc Trung Quốc đơn phương tuyên bố thiết lập ADIZ bao trùm những khu vực chồng lấn giữa Trung Quốc/Nhật Bản và Trung Quốc/Hàn Quốc là một động thái gây leo thang căng thẳng trong khu vực sau khi Trung Quốc vừa ra mắt hạm đội tàu ngầm hạt nhân vào đầu tháng 11.

Chuyến đi không thành công của ông Joe Biden?

Đến Đông Bắc Á mang theo sứ mệnh nặng nề khi được kỳ vọng đóng vai trò trung tâm trong việc giải quyết căng thẳng ở Hoa Đông, đồng thời làm sứ giả hàn gắn mối quan hệ rạn nứt giữa 2 đồng minh thân cận là Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng có thể nói, chuyến của ông Biden đã không thành công.

Trong khi ở thăm Hàn Quốc và Nhật Bản, Phó Tổng thống Mỹ đã nhiều lần nhắc lại chính sách “xoay trục” của Mỹ ở châu Á. Phát biểu tại Seoul, ông Biden nói: “Mỹ sẽ không bao giờ nói bất kỳ điều gì mà Mỹ không làm”.

Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: BBC)

Trước đó, khi có mặt ở Tokyo, ông Biden đã kêu gọi Trung Quốc và Nhật Bản thành lập các cơ chế quản lý khủng hoảng, thiết lập các kênh truyền thông hiệu quả và xây dựng lòng tin để giảm bớt căng thẳng cũng như những “va chạm ngoại giao” không đáng có. Phó Tổng thống Mỹ cũng cho biết sẽ "bày tỏ mối lo ngại sâu sắc của nước Mỹ về ADIZ" trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Ngày 4/12, ông Biden có mặt ở Bắc Kinh, sau lễ chào đón tại sân bay, ông Joe Biden bất ngờ đến thẳng Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh. Tại đây, Joe Biden nói về những khác biệt trong đường lối phát triển của Mỹ và Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia phân tích, việc đến Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh giúp ông Joe Biden có thời gian nắm bắt tình hình để đối phó với những chỉ trích của Bắc Kinh trước những tuyên bố “mạnh miệng” trước đó của ông tại Tokyo.

Ngay trước thềm chuyến thăm, truyền thông Trung Quốc, tờ Nhân dân nhật báo đã có bài viết cho rằng: “Ông Biden không nên hy vọng vào một bước tiến lớn nếu còn nhắc lại các bình luận sai trái, một chiều về ADIZ”.

Cũng theo bài viết này: “Nếu thực sự muốn giảm căng thẳng tại khu vực, Mỹ trước hết phải chấm dứt sự ủng hộ ngầm đối với trò chơi ‘bên miệng hố chiến tranh’ của Tokyo. Mỹ cần dừng ngay việc khuyến khích Nhật Bản tiếp tục các hành động xâm lấn và khiêu khích”.

Tại Bắc Kinh, cuộc hội đàm giữa Phó Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra khá thân mật, ông Tập gọi vị khách Mỹ là “người bạn cũ” và nhấn mạnh “tăng cường đối thoại và hợp tác là sự lựa chọn đúng đắn duy nhất đối với cả hai nước".

Chủ tịch Trung Quốc cam kết cùng nỗ lực với Mỹ, tôn trọng những lợi ích cốt lõi và những mối quan tâm của nhau, thúc đẩy hợp tác thực tiễn và phối hợp trong các vấn đề khu vực và thế giới, xử lý thỏa đáng các vấn đề nhạy cảm và những bất đồng, nhằm đảm bảo phát triển bền vững mối quan hệ song phương.

Về phần mình, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng, quan hệ Mỹ - Trung cần phải được xây dựng bằng lòng tin. Điều này cũng được ông khẳng định trong cuộc gặp cùng ngày với Phó Chủ tịch Trung Quốc Lý Nguyên Triều. Hai bên đã cam kết tăng cường trao đổi thông tin chiến lược cấp cao và ngăn chặn tình trạng xung đột cũng như đối đầu.

Ông Biden nhận định quan hệ Mỹ - Trung, có tầm ảnh hưởng rất lớn trên thế giới, đang dần chín muồi, phía Mỹ cam kết mở rộng hợp tác thực chất và giải quyết bất đồng song phương một cách "thẳng thắn và xây dựng” để qua đó thúc đẩy các “mối quan hệ kiểu mới”.

Tuy nhiên, trong buổi họp báo chung sau cuộc hội đàm, cả ông Joe Biden và ông Tập Cận Bình đều không nhắc tới cái gọi là “Vùng nhận dạng phòng không” – vấn đề được 2 đồng minh quan trọng của Mỹ là Nhật Bản và Hàn Quốc cùng quan tâm.

Vậy là những kỳ vọng của Nhật Bản, Hàn Quốc vào chuyến thăm Bắc Kinh của ông Biden đã “tan thành mây khói”. Bất chấp việc Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản, Yoshihide Suga hôm 5/12 vẫn cho rằng, Washington không công khai yêu cầu Bắc Kinh rút lại ADIZ không có nghĩa là Mỹ - Nhật không có chung tiếng nói về vấn đề này, đây có thể coi là thất bại của ông Biden.

Thất bại đã được báo trước

Thực tế, bài toán mà Phó Tổng thống Jose Biden phải giải là quá khó nếu như không muốn nói là không thể giải quyết khi mà ông phải thuyết phục Nhật Bản tin tưởng vào những cam kết đồng minh, đồng thời lại phải thuyết phục Bắc Kinh không leo thang căng thẳng. Theo tờ “Báo độc lập” của Nga thì điều này chẳng khác gì việc Mỹ cùng lúc muốn có cả Mặt Trăng lẫn Mặt Trời.

Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc hội đàm ở Seoul ngày 6/12/2013 (Ảnh: AP)

Phát biểu tại Đại học Yonsei ở Seoul, ông Biden nói rằng, Mỹ sẽ đóng vai trò đầu tầu trong việc tạo ra một kỷ nguyên mới của sự thịnh vượng và an ninh ở châu Á. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận rằng, sự tăng trưởng trong khu vực cũng mang lại những căng thẳng mới và các nước cần phải xây dựng những quy tắc và chuẩn mực để đối phó với những vấn đề này.

Chuyên gia về quan hệ Trung-Mỹ tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, Shi Yinhong nói: “Ông ấy trấn an các đồng minh rằng, khó khăn về tài chính và mối quan hệ với Trung Quốc không khiến Mỹ từ bỏ chiến lược của họ ở châu Á Thái Bình Dương. Sự cạnh tranh trên bình diện ngoại giao là rất rõ ràng… Trung Quốc đã bày tỏ khát vọng chiến lược trong dài hạn của mình và điều này có thể có những xung đột với lợi ích chiến lược của Mỹ”.

Ông Shi cho rằng, ADIZ mà Trung Quốc tuyên bố sẽ khiến Mỹ “suy nghĩ nghiêm túc hơn về cách đối phó với những khát vọng chiến lược của Trung Quốc trong khu vực”.

Việc Bắc Kinh đơn phương thiết lập ADIZ trên biển Hoa Đông ngày 23/11 có thể buộc Mỹ phải thể hiện vai trò rõ ràng hơn với các vấn đề trong khu vực sau quãng thời gian dài chỉ đứng bên lề những căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, nếu Mỹ không gia tăng sức ép phản đối ADIZ mà Trung Quốc tuyên bố thì có nguy cơ Nhật Bản sẽ hành động đơn phương để củng cố quyền kiểm soát của mình đối với chuỗi đảo tranh chấp và khiến cho khủng hoảng thêm trầm trọng.

Mặc dù vậy, hy vọng vào bất cứ một sự nhượng bộ ngay lập từ nào từ phía Bắc Kinh về ADIZ là điều không tưởng. Mục tiêu trước mắt của Mỹ là ngăn chặn một sự leo thang hơn nữa của Trung Quốc. 

Bà Julianne Smith, cựu cố vấn an ninh quốc gia của ông Biden, cho biết: “Không nhiều người hy vọng ADIZ sẽ biến mất sau khi Phó Tổng thống Biden từ châu Á trở về. Điều Mỹ muốn lúc này là bắt đầu một cuộc đối thoại trực tiếp giữa các bên liên quan”.

Ông Michael Auslin, thuộc Viện Doanh nghiệp Mỹ nói: “Nếu xét trên phương diện ngoại giao thông thường, ông ấy đã làm tốt nhiệm vụ, nhưng đây không phải là tình huống ngoại giao thông thường. Các đồng minh của Mỹ mong muốn một điều gì đó mạnh mẽ hơn thế và tôi nghĩ có lẽ họ cảm thấy rằng họ sắp phải tự đối phó một mình”.

Michael Green, một cố vấn của Nhà Trắng về vấn đề châu Á dưới thời chính quyền George W. Bush cho rằng,  thông qua việc chấp nhận những tuyên bố ngoại giao của Trung Quốc về một mô hình mới trong mối quan hệ của các cường quốc, ông Biden đã gửi một thông điệp ngầm rằng, những cam kết của Mỹ với các đồng minh như Nhật Bản và Hàn Quốc đang trở nên ít quan trọng hơn trước.

Ông Green nói: “Mỹ không thông báo về dự định của mình nhưng chắc chắn các đồng minh của họ hiểu được vấn đề và đang không tránh khỏi lo lắng”.

Từ trước đến nay, Mỹ vẫn luôn khẳng định rằng họ không muốn là trung gian hòa giải cho các tranh chấp ở khu vực châu Á. Trên thực tế, Mỹ đã luôn cố gắng để tránh bị “lôi kéo” vào các vấn đề liên quan đến chủ quyền nhóm đảo ở biển Hoa Đông- một trong những chủ đề chính trong mối quan hệ căng thẳng của Trung Quốc với Nhật Bản.

Mặc dù vậy, các đồng minh của Mỹ ở châu Á lại luôn muốn tìm đến Mỹ trong việc giải quyết các xung đột và tranh chấp. Nhà Trắng gần đây luôn khẳng định chính sách “xoay trục” sang khu vực châu Á Thái Bình Dương. Để thực hiện chính sách đó, Mỹ không thể dễ dàng có được tất cả những gì mong muốn nếu như không có những động thái tích cực hơn với các vấn đề nổi cộm trong khu vực.

Có một điều chắc chắn là các đồng minh sẽ không thể hoan nghênh sự hiện diện của Mỹ trong khu vực nếu Mỹ chỉ muốn can dự vào những vấn đề mà họ có lợi. Với những lợi ích khó có thể dung hòa giữa các bên liên quan, chuyến công du 3 nước Đông Bắc Á của Phó Tổng thống Mỹ lần này không đạt được nhiều thành công chắc hẳn đã nằm trong sự tiên liệu của nhiều người./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phó Tổng thống Mỹ tới Trung Quốc làm rõ về Vùng phòng không
Phó Tổng thống Mỹ tới Trung Quốc làm rõ về Vùng phòng không

VOV.VN - Ông Biden cũng sẽ dừng chân tại Nhật Bản và Hàn Quốc – 2 quốc gia phản đối mạnh mẽ nhất với tuyên bố ADIZ của Trung Quốc.

Phó Tổng thống Mỹ tới Trung Quốc làm rõ về Vùng phòng không

Phó Tổng thống Mỹ tới Trung Quốc làm rõ về Vùng phòng không

VOV.VN - Ông Biden cũng sẽ dừng chân tại Nhật Bản và Hàn Quốc – 2 quốc gia phản đối mạnh mẽ nhất với tuyên bố ADIZ của Trung Quốc.

Mỹ mong đợi gì từ chuyến công du châu Á của Joe Biden?
Mỹ mong đợi gì từ chuyến công du châu Á của Joe Biden?

VOV.VN - Phó Tổng thống Mỹ sẽ có chuyến thăm Ấn Độ và Singapore trong vòng 6 ngày bắt đầu từ 22/7.

Mỹ mong đợi gì từ chuyến công du châu Á của Joe Biden?

Mỹ mong đợi gì từ chuyến công du châu Á của Joe Biden?

VOV.VN - Phó Tổng thống Mỹ sẽ có chuyến thăm Ấn Độ và Singapore trong vòng 6 ngày bắt đầu từ 22/7.

Mỹ khẳng định vị thế qua chuyến thăm châu Á của Joe Biden
Mỹ khẳng định vị thế qua chuyến thăm châu Á của Joe Biden

VOV.VN -Ấn Độ và Singapore là 2 mắt xích quan trọng của Mỹ trong chiến lược chuyển trọng tâm sang châu Á.

Mỹ khẳng định vị thế qua chuyến thăm châu Á của Joe Biden

Mỹ khẳng định vị thế qua chuyến thăm châu Á của Joe Biden

VOV.VN -Ấn Độ và Singapore là 2 mắt xích quan trọng của Mỹ trong chiến lược chuyển trọng tâm sang châu Á.

Phó Tổng thống Mỹ tới Đông bắc Á “hạ nhiệt” căng thẳng
Phó Tổng thống Mỹ tới Đông bắc Á “hạ nhiệt” căng thẳng

VOV.VN -Ngoài thúc đẩy thương mại, vấn đề an ninh trong khu vực sẽ là chủ đề chính trong chuyến công du châu Á của ông Biden.

Phó Tổng thống Mỹ tới Đông bắc Á “hạ nhiệt” căng thẳng

Phó Tổng thống Mỹ tới Đông bắc Á “hạ nhiệt” căng thẳng

VOV.VN -Ngoài thúc đẩy thương mại, vấn đề an ninh trong khu vực sẽ là chủ đề chính trong chuyến công du châu Á của ông Biden.

Phó Tổng thống Mỹ rời Nhật, thăm Trung Quốc bàn về ADIZ
Phó Tổng thống Mỹ rời Nhật, thăm Trung Quốc bàn về ADIZ

VOV.VN -Vấn đề liên quan đến ADIZ Trung Quốc tuyên bố thiết lập sẽ là chủ đề “nóng” trong chuyến thăm Trung Quốc của ông Biden.

Phó Tổng thống Mỹ rời Nhật, thăm Trung Quốc bàn về ADIZ

Phó Tổng thống Mỹ rời Nhật, thăm Trung Quốc bàn về ADIZ

VOV.VN -Vấn đề liên quan đến ADIZ Trung Quốc tuyên bố thiết lập sẽ là chủ đề “nóng” trong chuyến thăm Trung Quốc của ông Biden.

Ông Biden đến Hàn Quốc: Cam kết củng cố quan hệ đồng minh
Ông Biden đến Hàn Quốc: Cam kết củng cố quan hệ đồng minh

VOV.VN - Phó Tổng thống Biden cũng khẳng định quyết tâm theo đuổi chiến lược tái cân bằng của Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương.

Ông Biden đến Hàn Quốc: Cam kết củng cố quan hệ đồng minh

Ông Biden đến Hàn Quốc: Cam kết củng cố quan hệ đồng minh

VOV.VN - Phó Tổng thống Biden cũng khẳng định quyết tâm theo đuổi chiến lược tái cân bằng của Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương.

Phó Tổng thống Joe Biden và sứ mệnh giải quyết vấn đề ADIZ
Phó Tổng thống Joe Biden và sứ mệnh giải quyết vấn đề ADIZ

VOV.VN - Mỹ kêu gọi Trung Quốc hủy bỏ khu vực ADIZ mà nước này vừa công bố nhằm tránh đối đầu với các nước trong khu vực.

Phó Tổng thống Joe Biden và sứ mệnh giải quyết vấn đề ADIZ

Phó Tổng thống Joe Biden và sứ mệnh giải quyết vấn đề ADIZ

VOV.VN - Mỹ kêu gọi Trung Quốc hủy bỏ khu vực ADIZ mà nước này vừa công bố nhằm tránh đối đầu với các nước trong khu vực.

Phó Tổng thống Mỹ công du châu Á
Phó Tổng thống Mỹ công du châu Á

VOV.VN - Chuyến thăm thể hiện cam kết của Mỹ trong việc chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á- Thái Bình Dương.

Phó Tổng thống Mỹ công du châu Á

Phó Tổng thống Mỹ công du châu Á

VOV.VN - Chuyến thăm thể hiện cam kết của Mỹ trong việc chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á- Thái Bình Dương.

Phó Tổng thống Mỹ công du Nhật Bản
Phó Tổng thống Mỹ công du Nhật Bản

VOV.VN -Ngày 2/12, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tới Tokyo trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản.

Phó Tổng thống Mỹ công du Nhật Bản

Phó Tổng thống Mỹ công du Nhật Bản

VOV.VN -Ngày 2/12, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tới Tokyo trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản.

Phó Tổng thống Mỹ kết thúc thăm Đông Bắc Á
Phó Tổng thống Mỹ kết thúc thăm Đông Bắc Á

VOV.VN - Chuyến công du được tiến hành từ  ngày 2/12 với nước thăm đầu tiên là Nhật Bản và cuối cùng là Hàn Quốc.

Phó Tổng thống Mỹ kết thúc thăm Đông Bắc Á

Phó Tổng thống Mỹ kết thúc thăm Đông Bắc Á

VOV.VN - Chuyến công du được tiến hành từ  ngày 2/12 với nước thăm đầu tiên là Nhật Bản và cuối cùng là Hàn Quốc.