Senkaku/Điếu Ngư: Cái gai nhọn trong quan hệ Nhật - Trung

(VOV) - Tranh chấp lãnh thổ đang ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ Nhật - Trung trên mọi phương diện

Kể từ đầu tháng 9/2012, vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật Bản và Trung Quốc đã nóng lên khi Bắc Kinh đã có hàng loạt các hành động nhằm cụ thể hóa tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Nhật Bản đang quản lý. Điều này dẫn tới những quan ngại về khả năng tranh chấp lãnh thổ sẽ đẩy hai cường quốc châu Á này vào một cuộc chiến thảm khốc. Tuy nhiên, thời điểm hiện nay, khả năng xảy ra chiến tranh là thấp. Mặc dù vậy, trong dài hạn, tranh chấp lãnh thổ sẽ còn ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ Nhật - Trung trên mọi phương diện.

Senkaku/Điếu  Ngư - tâm điểm tranh chấp  Nhật-Trung ( Ảnh Guardian)

 Hoa Đông nổi sóng mỗi ngày một lớn

Quần đảo mà Nhật Bản và Trung Quốc đang tranh chấp nằm trên biển Hoa Đông, với 8 đảo nhỏ và bãi đá có tổng diện tích khoảng 7km2. Quần đảo này ở phía Tây Nam của tỉnh cực Nam Okinawa của Nhật Bản, phía Đông của Trung Quốc đại lục và phía Đông Bắc của Đài Loan (Trung Quốc). Đây được coi là một trong những khu vực có trữ lượng dầu khí lớn và có các tuyến giao thông đường biển quan trọng về mặt chiến lược. Vì vậy, quần đảo này là mục tiêu tranh chấp của không chỉ Nhật Bản và Trung Quốc mà còn cả Đài Loan.

Trong một vài thập kỷ gần đây, tranh chấp lãnh thổ liên quan tới quần đảo nhỏ này là một trong những “nhân tố gây bất ổn” đối với quan hệ Nhật -Trung. Vào đầu tháng 9/2012, “nhân tố gây bất ổn” này lại gây sóng gió cho quan hệ Nhật - Trung sau khi Tokyo quyết định mua lại ba đảo nhỏ thuộc quần đảo Senkaku từ một thương nhân của nước này với lý do là quản lý quần đảo này một cách “hòa bình và ổn định”.


Tàu  Hải giám Trung Quốc gần đảo Senkaku/Điếu Ngư ( Ảnh: AFP) 

Sau khi thông tin trên được công bố, Trung Quốc đã phản ứng một cách hết sức quyết liệt, đồng thời tiến hành hàng loạt hành động để đáp trả như liên tiếp cử các tàu hải giám và tàu chiến tới vùng biển gần quần đảo tranh chấp để “thực thi luật pháp”, phái các máy bay chiến đấu xâm nhập vào khu vực mà Nhật Bản coi là không phận của mình, hủy bỏ việc tham dự một số hoạt động giao lưu văn hóa-kinh tế giữa hai nước và thậm chí là hoãn lễ kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Trung-Nhật.

Đáng chú ý, theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, ngày 30/1/2013, một tàu khu trục nhỏ lớp Giang Vệ II của Hải quân Trung Quốc đã khóa radar dò tìm mục tiêu vào tàu hộ vệ số 7 Yuudachi của Lực lượng Phòng vệ trên biển (MSDF) của Nhật Bản ở biển Hoa Đông. Việc khóa radar dò mục tiêu vào tàu của nước khác được coi là hành vi nguy hiểm nhằm dọn đường cho một cuộc tấn công thực sự.

Phản ứng trước các hành động trên của Trung Quốc, Tokyo đã cử các tàu tuần tra của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển (JCG) giám sát chặt chẽ vùng biển gần quần đảo Senkaku và nhiều lần cho máy bay chiến đấu xuất kích để xua đuổi các chiến đấu cơ của Trung Quốc. Hôm 29/1, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định tăng chi tiêu quốc phòng lần đầu tiên trong vòng 11 năm qua, đồng thời bổ sung thêm quân số cho Lực lượng Phòng vệ (SDF) lần đầu tiên trong vòng 8 năm qua. Đây là một động thái được nhiều người coi là nhằm tăng cường khả năng phòng ngự cho quần đảo Senkaku.

Hệ luỵ kép...

Kể từ sau khi các cuộc biểu tình chống Nhật nổ ra ở Trung Quốc vào giữa tháng 9/2012, các hoạt động thương mại giữa hai nước đã suy giảm mạnh. Theo Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO), năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc giảm lần đầu tiên kể từ năm 2009 xuống còn 144,7 tỷ USD, giảm 10% so với năm trước đó, trong khi kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc mặc dù tăng 3% nhưng đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2009.

Do lo ngại về tâm lý chống Nhật ở Trung Quốc, một số doanh nghiệp Nhật Bản có xu hướng rút vốn đầu tư hoặc giảm quy mô hoạt động tại quốc gia láng giềng này. Về lâu dài, xu hướng này chắc chắn sẽ có những tác động tiêu cực tới đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.

Trong bối cảnh đó, nếu tranh chấp lãnh thổ tiếp tục kéo dài, quan hệ kinh tế giữa hai cường quốc châu Á này sẽ ngày càng tồi tệ, tạo ra trở lực to lớn đối với việc giải quyết các vấn đề khu vực, trong đó có cả vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

Vì vậy, sức ép nhằm tìm ra một giải pháp hòa bình cho vấn đề tranh chấp đã liên tục gia tăng ở cả hai nước. Tại thời điểm hiện nay, sức ép này càng lớn hơn vì nhiều người lo ngại những cuộc chạm trán ngày càng tăng theo kiểu "mèo vờn chuột" giữa các máy bay và tàu tuần tra của Nhật Bản và Trung Quốc trên biển Hoa Đông có thể sẽ dẫn tới những va chạm bất ngờ giữa hai bên với những hậu quả khôn lường.

Nhận thức rõ nguy cơ đó, Tokyo đã có nhiều nỗ lực nhằm làm dịu tình trạng căng thẳng với Bắc Kinh.

Giảm nhiệt nhưng không thể giải quyết tranh chấp

Kể từ giữa tháng 1/2013, nhiều chính trị gia của Nhật Bản đã tới thăm Bắc Kinh nhằm hàn gắn quan hệ giữa hai nước, trong đó có cựu Thủ tướng Tomiichi Murayama - vị thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản xin lỗi người dân Trung Quốc và các nước châu Á khác về những tội ác của quân đội Nhật trong thời kỳ chiến tranh, và cựu Thủ tướng Yukio Hatoyama.

Đáng chú ý, trong số các chính trị gia Nhật Bản tới thăm Trung Quốc vừa qua có ông Natsuo Yamaguchi, Chủ tịch Đảng Công Minh - đối tác của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) trong liên minh cầm quyền ở Nhật Bản hiện nay. Trong chuyến thăm này, ông Yamaguchi đã mang theo bức thư của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gửi Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình, trong đó đề nghị nguyên thủ hai bên tiến hành cuộc gặp chính thức nhằm phá vỡ tình trạng bế tắc hiện nay giữa hai nước.

Mặc dù vậy, ngay cả khi cuộc gặp thượng đỉnh Nhật - Trung diễn ra, các nhà lãnh đạo hai nước cũng khó đạt được thỏa hiệp mà theo đó, Bắc Kinh sẽ ngừng cử các tàu hải giám, tàu chiến và chiến đấu cơ tới khu vực tranh chấp, hoặc Tokyo chấp nhận rằng quần đảo Senkaku là khu vực đang tranh chấp với Trung Quốc.

Chính vì vậy, cùng với các uẩn khúc lịch sử, cộng thêm chủ nghĩa dân tộc đang dâng cao ở cả hai nước, vấn đề tranh chấp lãnh thổ sẽ vẫn là “cái gai” khó nhổ  trong quan hệ giữa hai cường quốc  Đông Bắc Á này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhật-Trung tiếp tục căng thẳng vì nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư
Nhật-Trung tiếp tục căng thẳng vì nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư

(VOV) - Những chiến đấu cơ F-15 của Nhật Bản bắt đầu bám sát một máy bay do thám Trung Quốc, gần nhóm đảo tranh chấp.

Nhật-Trung tiếp tục căng thẳng vì nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư

Nhật-Trung tiếp tục căng thẳng vì nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư

(VOV) - Những chiến đấu cơ F-15 của Nhật Bản bắt đầu bám sát một máy bay do thám Trung Quốc, gần nhóm đảo tranh chấp.

Tàu Trung Quốc tiếp tục xâm nhập vùng biển Senkaku/Điếu Ngư
Tàu Trung Quốc tiếp tục xâm nhập vùng biển Senkaku/Điếu Ngư

(VOV) - Ngày 7/1, 4 chiếc tàu khảo sát biển của Trung Quốc đã xâm nhập vào một trong những đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Tàu Trung Quốc tiếp tục xâm nhập vùng biển Senkaku/Điếu Ngư

Tàu Trung Quốc tiếp tục xâm nhập vùng biển Senkaku/Điếu Ngư

(VOV) - Ngày 7/1, 4 chiếc tàu khảo sát biển của Trung Quốc đã xâm nhập vào một trong những đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Trung Quốc xác nhận điều tàu tới gần đảo Senkaku/Điếu Ngư
Trung Quốc xác nhận điều tàu tới gần đảo Senkaku/Điếu Ngư

(VOV) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho đây là hoạt động thông thường để thực thi quyền tài phán tại vùng biển này.

Trung Quốc xác nhận điều tàu tới gần đảo Senkaku/Điếu Ngư

Trung Quốc xác nhận điều tàu tới gần đảo Senkaku/Điếu Ngư

(VOV) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho đây là hoạt động thông thường để thực thi quyền tài phán tại vùng biển này.

Tàu hải giám Trung Quốc tiếp tục xâm nhập Senkaku/Điếu Ngư
Tàu hải giám Trung Quốc tiếp tục xâm nhập Senkaku/Điếu Ngư

(VOV) - Ngoại trưởng Nhật Bản cho rằng đây là hành động đáng tiếc.

Tàu hải giám Trung Quốc tiếp tục xâm nhập Senkaku/Điếu Ngư

Tàu hải giám Trung Quốc tiếp tục xâm nhập Senkaku/Điếu Ngư

(VOV) - Ngoại trưởng Nhật Bản cho rằng đây là hành động đáng tiếc.